TIN TỨC

Cảm ơn Đồng Tháp

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-09-30 09:27:27
mail facebook google pos stwis
605 lượt xem

BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

PHẠM THỊ TOÁN

“Cám ơn lãnh đạo, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp đã cho mọi người hiểu thêm tấm chân tình của người dân đất Sen hồng của các bạn. Nó như một sự trải nghiệm quý báu cho chúng tôi trên chặng đường đời. Chúng tôi yêu các bạn”. Đó là lời phát biểu xúc động, chân tình của cô gái trẻ mang số hiệu bệnh nhân 104 trong mùa dịch.

Được tin 15 giờ ngày 7-4-2020, Bệnh viện Sa Đéc đã làm thủ tục xuất viện cho 4 bệnh nhân bị nhiễm COVID- 19, các phóng viên Báo Nhân Dân, Báo – Đài tỉnh tập trung tại Văn phòng UBND tỉnh thẳng tiến về Sa Đéc.

Được mệnh danh là “thành phố hoa” của miền Tây Nam Bộ nhưng những ngày này cảm giác nơi đây dường như lặng lẽ hơn. Có lẽ đã qua một mùa hoa Tết, chỉ còn những cây kiểng công trình xanh ngát, như nép mình, bớt rực rỡ hơn những tháng trước. Có lẽ còn nguyên nhân chính là đang trong giai đoạn “giãn cách xã hội” theo chủ trương chống dịch COVID-19 của Chính phủ. Có chăng chỉ một ít người đi chợ mua những đồ thiết yếu cần thiết cho gia đình rồi vội vã trở về nhà.

Chuẩn bị sẵn sàng đón bệnh nhân

Bước chân vào cổng phụ Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, kế bên khu vực cách ly của khoa Truyền nhiễm, điều trị bệnh nhân dương tính với virus Corona, đã thấy Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch - bác sĩ Đoàn Tấn Bửu cùng Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp - bác sĩ Nguyễn Lâm Thái Thuận cùng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc… tới tiễn các bệnh nhân sắp ra viện, lòng tôi chợt dâng lên niềm xúc động khôn tả. Tôi chợt nghĩ: Đồng Tháp thật may mắn khi có một bác sĩ chuyên khoa cấp II là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Nghe anh trao đổi với giám đốc bệnh viện những chỉ số liên quan tới dịch bệnh virus Corona, tôi thấy điều mình suy nghĩ hoàn toàn có cơ sở!


Các buồng cách ly tại khu điều trị


Trang bị trong buồng bệnh cách ly


Robot vận chuyển trong khu cách ly.
Ảnh: THIÊN HƯƠNG

Người dân Đồng Tháp vốn hiền hòa và thân thiện. Chưa khi nào lòng dân quê tôi lại dâng cao không khác gì trong chiến tranh, nghe theo Đảng, theo Chính phủ như hôm nay. Hàng ngày mọi người đều theo dõi tin tức dịch bệnh qua tivi, qua điện thoại trên tay, qua báo đài và xe thông tin tuyên truyền. Họ đi ra đường rất ít, người nào cũng đeo khẩu trang che kín mặt. Nửa tháng mùa dịch nhưng Đồng Tháp chưa có ai mang trên mình cái con virus bé nhỏ, vô hình nhưng nguy hiểm không lường ấy. Thế nên ngày 19-3-2020, khi nghe cấp trên giao phải tiếp nhận hơn một trăm hành khách trên chuyến máy bay từ vùng dịch (Vương quốc Anh) trở về, trên chuyến bay Vietnam Airlines mang số hiệu VN0050 không có người quê ở Đồng Tháp thì mọi người đều lo lắng, băn khoăn: có ai bị dính vi rus không!? Nhưng trách nhiệm vì cộng đồng nên Đồng Tháp sẵn sàng đón nhận bà con, cô bác từ nước ngoài trở về đất nước, dù nơi đó thuộc vùng dịch!

Xuống máy bay ngày 19-3-2020, theo sự phân công, 164 hành khách từ sân bay Cần Thơ được đưa thẳng về Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp nhằm hạn chế thấp nhất sự lây lan ra cộng đồng, nếu bị dương tính. Nơi đây tỉnh đã bố trí thành Bệnh viện dã chiến, thực hiện cách ly tập trung và công việc tiếp theo là tiến hành xét nghiệm từng hành khách.

Hai ngày sau có kết quả dương tính 4 người thì chuyển ngay các bệnh nhân vào Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc trong đêm, vào lúc 21h30 ngày 22-3-2020. Các bệnh nhân này quê ở thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nội.

Mới bước chân xuống máy bay, được đưa đi cách ly và xét nghiệm, mọi người trên chuyến bay đều có một tâm trạng háo hức, mừng lắm, nghĩ: Mình sống rồi. Dù biết về phải tiếp tục cách ly 14 ngày nữa, chưa được trở về gặp người thân, cũng không sao. Nhưng trước khi về nước, tất cả bốn bệnh nhân từ 101, 102, 103 và 104 trong 164 hành khách hoàn toàn không ngờ mình lại bị nhiễm bệnh và thật tình không biết bị lây bệnh ở đâu nữa. Từ nước Anh xa xôi hay từ nước thứ ba hành khách đã quá cảnh, bị lây trên máy bay hay từ đâu? Biết tin cơ thể dương tính với Sars CoV-2, còn gọi COVID- 19 hay nhiễm virus Corona, nói thật như tiếng sét mang tai, tất cả bốn hành khách bị nhiễm rất hoang mang và sốc nặng.

Công việc của những “thiên thần áo trắng”

Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc được phân công đã chuẩn bị sẵn 20 giường trong khu cách ly. Có robot vận chuyển thức ăn do bác sĩ chuyên khoa I  Lê Ngọc Lâm, khoa Ngoại tổng hợp sáng chế, đứng từ xa điều khiển để hạn chế thấp nhất việc điều dưỡng phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Khi thực hiện thuốc và đo huyết áp, lấy máu xét nghiệm thì các điều dưỡng mặc đồ bảo hộ theo quy định, đưa thức ăn vô phòng thì nhờ robot. Robot tới cửa phòng được bấm kèn, bệnh nhân mới mở của phòng ra lấy. Ai cũng có laptop riêng nên có thể xem tin tức, không bị lạc hậu với bên ngoài.

Vô phòng cách ly, ngoài điều trị bằng thuốc, lo cho bệnh nhân ngày ba bữa cơm khá ngon (100.000 đồng/người/ngày), với thời gian cách ly là 14 ngày. Ngoài ra, bác sĩ và điều dưỡng còn làm quen, nói chuyện, động viên tinh thần để họ vui vẻ trong thời gian cách ly. Bác sĩ điều trị nói thấy bệnh nhân bị cách ly riêng biệt, không cho tiếp xúc bên ngoài thì bụng đều thương, nhưng phải vậy mới điều trị lành được. Bệnh nhân số 101 nói với bác sĩ: “Con đi du học có sáu tháng mới về nước, bị cách ly hết một tháng nhưng dù sao cũng được trở về Tổ quốc là vững dạ rồi”.

Hai bác sĩ, ba điều dưỡng trực tiếp chăm sóc và điều trị bệnh nhân cùng một điều dưỡng hành chánh đi lãnh thuốc và liên lạc với bên ngoài. Điều dưỡng này không qua buồng bệnh, không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Bệnh nhân vào viện không do ý muốn mà do tính chất của căn bệnh nên bị cách ly. Nhiệm vụ y bác sĩ, điều dưỡng ngoài điều trị, còn phải chăm sóc về thể chất, tinh thần cho bệnh tật. Một điều dưỡng trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân cho biết: “Công việc hàng ngày của chúng tôi là lấy dấu sinh tồn, theo dõi tình trạng bệnh nhân, hỗ trợ tốt cho bác sĩ trong chăm sóc và điều trị, thực hiện những yêu cầu cần thiết mà bệnh nhân đề nghị, chuyển những nhu yếu phẩm và vật dụng do người nhà gửi vào, liên hệ khoa dinh dưỡng cung cấp cơm sáng, trưa và chiều cho bệnh nhân, thay đổi món ăn hàng ngày liên tục, nói chuyện và động viên an ủi bệnh nhân an tâm điều trị”.

Bốn bệnh nhân và một người nhà (bởi có bệnh nhân nữ mới 9 tuổi, mẹ cháu xin theo để chăm sóc bé), 5 người được bố trí ở 3 phòng cách ly đặc biệt. Trong mỗi phòng trang bị gần giống như một gia đình nhỏ, mỗi người một giường, có chuông, khi cần gọi cho nhân viên phục vụ; bệnh viện có nối mạng Wifi, máy quạt và máy điều hòa nhưng chỉ bật vừa mát trên 24 độ vì nhiệt độ thấp virus có thể tồn tại; bình nước suối, bàn ghế và phòng vệ sinh riêng ở mỗi phòng... Mỗi phòng đều ghi số điện thoại nhân viên y tế trên vách để bệnh nhân khi cần sẽ liên hệ.

Cảm ơn đất Sen hồng

Khi mới vào thì cả 4 người dù dương tính nhưng chưa hề thấy hiện tượng bệnh, dù nhỏ. Ở vài ngày thì có người ho, có bệnh nhân đau họng hoặc sốt nhẹ nhưng bác sĩ cho dùng thuốc vài ngày thì hết hoàn toàn các triệu chứng trên. Phòng kiểm soát bệnh của tỉnh xuống lấy mẫu hàng ngày để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh nhân cùng với bệnh viện. Theo đánh giá, bệnh nhân còn ở tình trạng bệnh nhẹ, virus trong cơ thể chưa phát tán nhiều.

Trong ngày, điều dưỡng đo huyết áp cho bệnh nhân lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều. Thường thì 7h30 sáng bác sĩ khám bệnh. Sau khi bác sĩ khám xong, điều dưỡng phát thức ăn sáng cho bệnh nhân. 8h30 thực hiện thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. 11h điều dưỡng phát cơm trưa. Chiều khoảng 14 giờ, bác sĩ đi khám lại cho bệnh nhân. 15 giờ, điều dưỡng thực hiện thuốc và nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc. 17 giờ phát cơm chiều. Ngoài ra, bệnh nhân có nhu cầu gì cần thiết, bệnh viện đáp ứng đủ: khăn lau mặt, nước rửa chén, giấy vệ sinh, nước rửa tay khô nhanh… Dụng cụ ăn chủ yếu sử dụng chén hoặt tô giấy, chỉ sử dụng một lần là bỏ để tránh lây chéo lẫn nhau. Ngoài ra người nhà bệnh nhân cung cấp thêm đồ ăn, điều dưỡng sẽ chuyển vào cho bệnh nhân. Tất cả đều miễn phí từ thuốc men, ăn uống, thậm chí xe chở bệnh nhân về nơi cư trú.

Tiễn bốn bệnh nhân đã hết dương tính, ba lần xét nghiệm liên tục âm tính, xe chuyên dụng y tế của tỉnh Đồng Tháp đưa bệnh nhân về tận nơi cư trú của họ để tiếp tục theo dõi bệnh trong 14 ngày kế tiếp. Sau ngày đó, bệnh nhân mới được hòa nhập để bảo đảm an toàn cho cộng đồng. Ai nấy đều xúc động, nghẹn ngào, lưu luyến. Mẹ con bé 9 tuổi xin được ở lại cách ly ngay tại Đồng Tháp theo quy định cho hết thời gian rồi mới về nhà và ai nấy đều hiểu, sau khi họ ra đi, các y bác sĩ tham gia điều trị bệnh nhân lại tiếp tục phải cách ly thêm 14 ngày nữa….

“Cám ơn lãnh đạo, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp đã cho mọi người hiểu thêm tấm chân tình của người dân đất Sen hồng của các bạn. Nó như một sự trải nghiệm quý báu cho chúng tôi trên chặng đường đời. Chúng tôi yêu các bạn”. Đó là lời phát biểu xúc động, chân tình của cô gái trẻ mang số hiệu bệnh nhân 104 trong mùa dịch.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm