TIN TỨC

Đa mang anh: Những trăn trở về tình yêu và hạnh phúc qua thơ phái nữ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-15 08:32:13
mail facebook google pos stwis
1425 lượt xem

NGUYỄN THỊ THU THỦY

“Đa mang anh” là tập thơ khá xinh xắn của năm tác giả nữ đến từ những vùng đất khác nhau: Thủy Hướng Dương, Minh Đan, Trần Mai Hường, Võ Thi Nhung và Thy Nguyên.

Tập thơ đã mạnh dạn khẳng định chất nữ tính, những khao khát bạo liệt rất đàn bà. Những khát khao ấy vốn bị kiềm tỏa bởi cái nhìn đầy định kiến, nếp nghĩ đầy thiển cận còn rơi rớt lại của một bộ phận người trong xã hội “trọng nam khinh nữ” ngày xưa. Đối diện với những quan niệm lạc hậu đó, người phụ nữ nói chung và người phụ nữ làm thơ nói riêng đã phải tranh đấu rất nhiều để vươn lên.

Hành trình kiếm tìm hạnh phúc của họ thật nhọc nhằn. Bằng lối đi riêng, năm nữ sĩ đã chân thành bộc bạch tâm sự về tình yêu, về thân phận phái nữ giữa cuộc đời. Mỗi chị đã dẫn người đọc đến với quan niệm hạnh phúc bằng nét tinh túy riêng của thơ mình.

Minh Đan - cô “Lọ lem đất Võ” đã suy ngẫm rất nhiều về hạnh phúc. Hạnh phúc với chị là sự thật, là những phút thật lòng với tình yêu, với người yêu: Hạnh phúc là nụ cười bình yên xẻ nửa - Có cho nhau một phút thật lòng (Đêm vỡ). Cách định nghĩa về hạnh phúc của chị giản dị đầy mùi vị Bình Định, giòn như bánh tráng dừa thơm mùi quê Nẫu. Võ Thi Nhung - người con gái miền Trung, bốn mùa nắng gió, hạnh phúc là sự đồng điệu, sẻ chia, cùng nhau nắm chặt tay đi hết chuyến tàu tình yêu: Anh hứa sẽ cùng em đi hết - Cuối con đường dẫu nắng phai phôi - Sao chẳng nắm bàn tay cho chặt - Để âm thầm em hứng mưa rơi (Không đề). Còn ở Thy Nguyên - người phụ nữ đất cảng Hải Phòng: Hạnh phúc là gì sao nổi giữa mong manh? (Đêm đợi sáng). Đọc những dòng thơ Thy Nguyên, ta lại gặp những trăn trở của Xuân Quỳnh thuở nào: Lời yêu mỏng mảnh như màu khói- Ai biết tình anh có đổi thay? (Hoa cỏ may). Hai người phụ nữ, hai thời đại, hai thế hệ nhưng cùng chung một niềm trở trăn về hạnh phúc. Thủy Hướng Dương suốt quãng đường làm bạn với thơ, chị mãi truy tìm câu trả lời về hạnh phúc đến mệt nhoài: Ta miệt mài tìm kiếm giữa bể dâu - Một chút nắng vương - Một làn gió nhẹ - Một ánh mắt hiền chia sẻ lúc ta đau (Trò chuyện với con đường)

Khác với những niềm riêng không dám tỏ bày của người phụ nữ xưa, thơ hiện đại của phái nữ đã bộc bạch những bứt phá ngoạn mục, sẵn sàng dấn thân, nhập cuộc cả với nỗi đau của người phụ nữ hôm nay. Với Trần Mai Hường - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đêm là khoảng thời gian chị suy tư nhiều nhất về tình yêu. Không phải ngẫu nhiên, Hường đã đặt nhan đề gắn với đêm: Người đàn bà đội đêm, Giấc mơ em, Đối diện đêm, Nỗi nhớ mang tên đêm…Bởi đây là khoảng lặng để chị soi rọi mình sau những giờ phút tất bật với công việc và gia đình: Em sợ một mai- Thơ không đủ từ để đền cảm xúc - Mình không đủ nhau đành giả quên ký ức - Sóng không đủ hờn mắc cạn giữa trăm năm…(Đối diện đêm). Người phụ nữ trong thơ Thủy Hướng Dương vô tư khám phá và trò chuyện với những con đường. Cuộc trò chuyện của chị đầy những men đau rập rình nhưng với đôi chân rướm máu, chị vẫn cứ đi: Ta vẫn vô tư khám phá những con đường - ở đó có người đàn ông chạy theo những bóng hồng - Có men rượu, men tình - Có cả men đau rập rình nơi xa lắm. Một Minh Đan luôn quyết liệt và tự tin trước những dèm pha của người đời: kiêu hãnh mặc đời ghẹo trêu xấu hổ - hôm nay em ngước lên cao (Thị Nở vùng lên). Võ Thi Nhung đã hành trình về hội Lim để cùng say câu hát mời trầu, và chị đã khẳng định bằng thơ: Đã say câu hát mời trầu - Dẫu cho gãy nhịp sông Cầu vẫn sang (Về Lim). Hơi thơ chị phảng phất chút ngang tàng thách thức của nữ sĩ họ Hồ năm xưa. Thy Nguyên cũng vậy, trên con đường kiếm tìm hạnh phúc cho mình và cho thơ, không ít lần chị trở trăn: Cánh đồng chữ cuộc đời run rẩy vấp đêm - Cho con tập yêu thêm một niềm hạnh phúc - Thèm chắt chiu thêm mùa giáp hạt - Thèm được gột mình bằng trăm mảnh phận mưa (Người đàn bà và cánh đồng chữ).

Đến với Đa mang anh, ta như đắm chìm vào những cháy bỏng đam mê, khát khao được giải phóng bản ngã để sống thực với chính mình, không giả dối, che đậy. Các chị đã khẳng định được sức mạnh vô cùng vô tận của tình yêu phái nữ.

Đọc những câu thơ bộc bạch nỗi khát thèm tình yêu của Thủy Hướng Dương, bất giác ta đỏ mặt: Giấu cơn thèm tình trong túi - chẳng dám tiêu tốn đồng nào…Tình đàn bà giãy quá- túm chặt rồi mà cảm xúc cứ nhào ra (Giấu) Hay: Tôi mở cúc áo - Giấu nỗi mong anh vào ngực - Thở dài (Sonate đợi anh). Chất võ hòa trong chất thơ đã tạo nên một Minh Đan mãnh liệt và bạo dạn. Nếu ở tập thơ Phút 89 cô đã từng có những khát khao không thể đặt vòng với: Giữa mùa trăng, em muốn cúc áo này nới lỏng - ngọn gió lùa vào thơm mát thịt da (Em muốn) thì ở Đa mang anh, Minh Đan đã nhắc gió đừng ghen với những thao thiết ngông cuồng: Ngang dọc - thậm thụt váy - hớ hênh - gió vô tình – lùa - đỏ mặt (Ghen). Yêu không chỉ là ghen mà còn day dứt nhớ và còn có cả những phút xao lòng. Với Trần Mai Hường, biết có gì trỗi dậy từ những lúc gặp gỡ tình cờ, chị đã phải gồng mình để kìm nén nỗi nhớ nhức căng em, thậm chí phải trầm mình hóa giải những đam mê. Khác với nét dữ dằn, bạo liệt của các chị kia, Võ Thi Nhung ít nhiều còn chút nhút nhát, ít dám thể hiện mình của người miền Trung. Nhưng Nhung vẫn tự nhận mình là kiếp đa mang, vì đa mang nên phải nợ nần, những nợ nần không thể trả bằng vật chất: Thu riêng mấy độ lá vàng- Em từ muôn kiếp đeo mang nợ nần (Bến chiều). Ở Thy Nguyên, thơ chị có vẻ khó hiểu như Tạ Trăn (đời Minh) có nói: Thi khả giải, bất khả giải, bất tất giải. Đọc những thi phẩm có nhan đề: Ước lệ, Giả thiết, Người đàn bà và cánh đồng chữ…phần nào, ta được tiếp xúc với những nét lạ, bất thường đó. Những trở trăn về tình yêu của chị không ngông cuồng như Minh Đan, không dạn dĩ như Hướng Dương, Mai Hường, cũng không “nai” như Thi Nhung mà rất riêng: Em biển động mà thị phi kín mít- Khép lại mọi nhắm mắt mà mảnh ghép thừa ra (Ước lệ).

Để có thể bộc lộ những suy ngẫm của mình về tình yêu, về hạnh phúc, các nhà thơ phải nhọc nhằn cày xới trên cánh đồng chữ, để cho đời những đứa con tinh thần hoàn hảo bởi mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung. Có thể nói, mỗi nhà thơ nữ có một phong cách riêng, một dụng công riêng trong khám phá nghệ thuật để hòa vào dòng chảy chung của thơ ca dân tộc thời đổi mới.

Một cây bút đầy sáng tạo của Đa mang anh là Minh Đan. Thơ chị độc đáo trong nhịp điệu, tinh tế trong dùng từ, mới lạ trong cấu tứ: Uống sao cho hết-những chiều- tròn tròn khuyết khuyết- liêu xiêu trăng gầy (Phơi). Thơ chị vừa thấp thoáng những đường quyền của võ Bình Định vừa mang hơi hướng của điệu hát chầu văn xứ Bắc. Thơ lục bát qua tay chị được biến ảo thành những đường gươm ngọt lịm đắm say lòng người. Bên cạnh cách ngắt nhịp linh hoạt, thơ Minh Đan quyến rũ bởi cách dùng từ khi mạnh bạo lúc nhẹ nhàng, khi quyết liệt, lúc mềm mại và đầy nữ tính. Đọc những câu thơ sau của chị, ta sẽ cảm nhận rõ những cảm xúc trái chiều đó: Đã quên-quên tụt huyết say/ đã say- say tụt những cay đắng vờ (Phơi)… Ơ kìa! Tháng ngày lật đật/ neo vào hi vọng rồi tan/ hai đầu nắng mưa được mất/ tình nhân cơn bão vừa ngang (Xin).

Còn ở Thủy Hướng Dương, Trần Mai Hường, Võ Thi Nhung lục bát cũng là một thể thơ rất quen nhưng mà lạ. Quen bởi đây là thể thơ truyền thống của dân tộc nhưng lạ bởi các chị đã khoác áo mới cho nó bằng nhịp gãy: Từ người- ân ái sang trang/ Em - bao kiêu hãnh bỗng bàng hoàng. Rơi (Từ phút ấy - Trần Mai Hường); Ráng chiều buông sẫm mé ngày - Rưng rưng-khỏa-một vốc đầy - hoàng hôn (Lối cỏ may - Thi Nhung). Thơ các chị thật giàu hình ảnh bắt nguồn từ những liên tưởng, tưởng tượng nhưng chân thực đến không ngờ. Ca dao ngày xưa đã viết về những thao thức vì nhớ: Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt - Mắt thương nhớ ai, mắt ngủ không yên thì Thủy Hướng Dương từ sự liên tưởng về sự rụng rơi của bông cúc héo mà nghĩ suy về giọt lệ nhớ thương: Em thương những bông cúc héo - Rơi rơi từng cánh tình cờ - Mắt thu ứa từng giọt lệ - Nhớ anh đọng giữa ngu ngơ (Những bông cúc héo).

Còn ở Thy Nguyên, trong tập thơ này chị ít dùng lục bát biến thể mà đến với thơ tự do. Thơ chị còn tự do trong cảm xúc, với sự xuất hiện đậm đặc của thủ pháp so sánh, nhân hóa: Kiếp nhân gian như lời biển - Một chiều thả rớt lời câm (Lời ru). Thu buông mành cỏ dại - thanh âm guitare bắc thang nối vai gầy - Chiều như là dọc ngang - Thu như người khách trọ (Mùa thu và thiếu phụ); Sự im lặng như găm vào phố - Như thả vào mưa - Như đánh rơi vào tiếng nện giày típ tắp - Như bát đũa, như chốt cửa, như chúng mình giận nhau (Ước lệ)…

Đọc bốn mươi lăm bài thơ của Đa mang anh, chúng ta hòa cùng những thổn thức, suy ngẫm, những khát khao không có điểm dừng của năm trái tim phái nữ. Ta luôn tôn trọng và cảm thông với những khao khát của họ bởi đó là tiếng nói đấu tranh vì bình đẳng giới. Thơ các chị mãi mãi là tiếng lòng của hàng triệu phụ nữ mong muốn được sống trọn vẹn và hết mình cho tình yêu và hạnh phúc.

Đà Nẵng, 8/2015

(Theo Tạp chí Non Nước)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dấu chân thơ – những thiên du ký bằng thơ sâu lắng ngọt ngào
Bài viết của nhà thơ Phố Giang, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
“NHỮNG DẤU CHÂN THƠ” Là tập thơ thứ Ba của tác giả Trần Kim Dung do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào đầu tháng Sáu năm 2023.
Xem thêm
‘Mười năm một quãng đường người xót xa’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập Thơ mười năm của Hoàng Đình Quang, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Dòng ban mai trong thơ Trần Hùng
Tập thơ Mắt mắt khuya từng đàn (NXB Hội Nhà văn, 2023) của Trần Hùng dẫn tôi vào một sớm đang tan sương, có thể ứng với bất kỳ mùa nào trong năm. Khi ấy hừng đông đã rạng, sưởi ấm cho khắp miền không gian nơi con người cùng vạn vật vừa thức dậy. Một ban mai không ngưng đọng mà dịch chuyển, cuộn chảy trong bầu không khí thanh sạch, tinh khôi. Dòng chảy ấy khai mở một ngày mới trong tâm tưởng bạn đọc, bảng lảng, đột sáng và trong suốt.
Xem thêm
Đại thi hào Nga Pushkin – Một thời để yêu, một thời để chết
Cái chết bi thảm của đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin cách đây gần 200 năm sau cuộc quyết đấu bên bờ sông Đen (thuộc ngoại ô Peterburg) đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng, đồng thời đổ ập lên đầu Natalya – vợ ông – biết bao điều tiếng…
Xem thêm
Hành trình văn học Nga ở Việt Nam: Dòng chảy không đứt đoạn
Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô (nay là Liên bang Nga) và Việt Nam được chính thức xác lập từ ngày 30/1/1950 song mối quan hệ văn chương Nga – Việt đã hình thành từ trước đó rất lâu, dưới hai hình thức: sự giao lưu văn hóa và sự tiếp nhận của những người cộng sản Việt Nam từ nền văn hóa, văn học Nga. Đi suốt thế kỷ XX và ở những năm đầu thế kỷ XIX, tuy có những lúc thăng trầm, song mối quan hệ văn chương ấy chưa bao giờ đứt đoạn!
Xem thêm
Triết lý nhân sinh trong cảm thức thơ của Hoàng Vũ Thuật
Đối với thi sĩ, cái tôi trữ tình phần nào đại diện cho những kiếp nhân sinh mà họ quan sát, gặp gỡ và cảm tưởng. Con người thi ca tìm thấy và chịu đựng được khổ đau của mình, nhưng không chịu đựng được khổ đau của nhân loại. Họ cất tiếng thay cho nhân loại, bằng trái tim đã thấm thía những nỗi đời riêng.
Xem thêm
Vàng của tâm hồn, vàng của văn chương
Bài viết của nhà văn Ngô Xuân Hội về nhà văn Nguyễn Trí
Xem thêm
Bùi Giáng - Người chưa bao giờ già
Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.Bùi Giáng (1926 – 1998) là người hay được nhắc đến với biệt danh “trung niên thi sĩ” do ông tự nhận. Quãng đời sáng tác của ông không chỉ gắn với những bài thơ hay, đầy chất ngẫu hứng, mà còn gắn với những câu chuyện kể nửa hư nửa thực. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày ông qua đời, nhìn lại hành trình thơ của ông, thấy được người “trung niên thi sĩ” này chưa bao giờ già trong con mắt của độc giả.
Xem thêm
Từ khải ca họa mi đến thực mơ giữa đôi bờ chùa – chợ!...
Bài bình 2 bài thơ của doanh nhân - nhà thơ Trương Vạn Thành.
Xem thêm
“Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao
Sau ca khúc “Tiến về Hà Nội” đúng 26 năm, vào mùa xuân 1976, nhạc sĩ thiên tài Văn Cao khi có dịp vào TP.HCM, ông lại sáng tác ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, viết về những cảm xúc tràn ngập tâm hồn ông trong “mùa xuân đầu tiên” sau khi nước nhà hòa bình thống nhất.
Xem thêm
Người nữ và con đường tình yêu trong Đối thoại đêm
Đọc Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan, NXB Hội Nhà văn, 2023
Xem thêm
Đào Phong Lan - hồn thơ vẫn mềm như cỏ
Tham luận của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đọc tại buổi ra mắt tập thơ “Em không thể nói lời từ biệt”
Xem thêm
Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và “Giấc cỏ dụ”
Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Thúy Mầu” (NXB Hội Nhà văn 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy khuấy động làng văn chương không ít.
Xem thêm
Đào Phong Lan “không thể nói lời từ biệt” với thơ!
Bài viết của Bảo Gia đăng trên tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 98, ngày 02/11/2023.
Xem thêm
Đò đầy vơi, bến cũ chẳng quên người!
Bài viết của PGS.TS Ngô Minh Oanh về tập thơ Đối thoại đêm của Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Nỗi niềm suy tư, trăn trở về con người và thế sự trong Sóng đời
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Sóng đời của Trần Ngọc Phượng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2023.
Xem thêm
Khi văn chương tấn công văn hóa bản địa…
Người viết sử - Truyện ngắn của Nguyễn Trường, lần đầu tiên đề cập đến hậu quả của tác phẩm văn học.
Xem thêm