Bài Viết
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân không chỉ là tấm gương sáng cho thế hệ nhà báo trẻ mà những câu chuyện đầy nhân văn, nghĩa tình của ông qua những ấn phẩm đã là hành trang quý cho bạn đọc đã yêu quý sức lao động bền bỉ của một "người cầm bút" tròn 70 tuổi.
Nhà văn, nhà Hán học, GSTS, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học MAI QUỐC LIÊN không còn nữa. Đây là một tổn thất không gì bù đắp được. Cũng không ai thay thế được.
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc.
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Gần đây chúng tôi có một nhóm chơi khá thân với nhau, gồm Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Phạm Thu Yến và tôi. Tất cả đều là nhà thơ, chị Nhàn có viết văn xuôi, tập “Bỏ trốn” được giải thưởng, được chuyển thể thành phim, được in trong sách giáo khoa.
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ Elizabeth Gilbert.
Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) là yêu cầu, là đòi hỏi tất yếu, phù hợp với định hướng của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Lê Minh Quốc sinh năm 1959, kết thúc năm Đinh Dậu này anh chưa tới ngưỡng sáu mươi, thời gian sáng tạo còn nhiều. Tương lai, có thể anh vẫn sẽ viết như đã viết, không ham những tác phẩm sử thi, hoành tráng. Nhưng trong chưa đầy ba chục năm, vẽ hàng chục bức tranh, viết 42 cuốn sách trên nhiều thể loại, trong đó nhiều cuốn được bạn đọc đón nhận, phải tái bản nhiều lần đã là một sự hoành tráng đáng nể.