TIN TỨC
  • Truyện
  • Chuyện lạ trên sông - Truyện ngắn của Hồng Chiến

Chuyện lạ trên sông - Truyện ngắn của Hồng Chiến

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
433 lượt xem

Ngày ấy có đôi vợ chồng mới lấy nhau, vào rừng đi săn. Họ đi từ sáng tới chiều không bắn được con nào. Có lẽ vì họ đang yêu say đắm nên chỉ lo chuyện trò, không chú ý mấy đến muông thú.

 

Ăn trưa xong, Vân hỏi hai bạn:

-Giờ mình đi đâu?

-Ta đi gần đến rừng cấm rồi đấy.

Y Nhớ trả lời, Vân ngạc nhiên hỏi lại:

-Sao ở nơi hoang vắng này lại có rừng cấm, mình không được đến à, vì sao thế?

-Nghe người già bảo đó là rừng của Yang(1) không được vào, ai vào sẽ bị trừng phạt; vì thế bao đời nay người vùng này không ai dám đến đó săn bắn hay hái quả cây cả - Y Nhớ giải thích.

-Đã có ai bị phạt khi vào rừng đó chưa?

-Ngày xưa có rồi đấy, người nào vào thì không quay ra được; còn về đến nhà cũng bị điên loạn, giống con thú không còn biết làm người nữa.

-Ôi, hãi quá.

Nghe Y Nhớ nói xong, Vân thốt lên tỏ vẻ hoảng sợ. Thấy thế H’Uyên bảo:

-Đàn ông sao nhát thế, ta có thể lên đó xem thử. Dám đi không?

-Sợ lắm – Vân trả lời.

-Đi thì đi chứ sợ gì – Y Nhớ đáp.

H’Uyên bước xuống thuyền trước, đến Vân ngồi giữa thuyền, Y Nhớ cỡi dây buộc thuyền, đẩy mạnh rồi nhảy tót lên. Con thuyền ngược sông tiến vào khu rừng của Yang. Hai bên bờ sông cây cối tươi tốt, nhiều cây cổ thụ mọc như xếp hàng sát bờ sông, nghiêng bóng che mát cho cả một vùng mặt nước rộng lớn, khoe những bộ rễ như những con trăn khổng lồ đang bò xuống uống nước.

Bỗng phía trước mặt có tiếng kêu gào thảm thiết, tiếng hò hét như có chuyện gì khủng khiếp đang xảy ra. Y Nhớ bảo:

-Hình như phía trước có người hay sao ấy?

-Rừng cấm mà cũng có người ở à?

Vân ngạc nhiên hỏi, H’Uyên trả lời:

-Hình như không phải tiếng người.

-Không phải người thì chúng mình quay lại thôi, đừng đi nữa, nguy hiểm đấy.

Vân tỏ vẻ sợ sệt, mắt nhìn quanh, tay bám chặt vào vành thuyền. Vân sợ là phải, học hết lớp tám rồi mà có mấy khi được vào rừng đâu, công việc chính chỉ học và học, con một mà; còn các bạn cùng lứa như: Y Nhớ, H’Uyên… buổi lên lớp, buổi phải theo ama, amí(2) lên rẫy hay vào rừng kiếm sống. Các bạn người dân tộc tại chỗ khi đi làm, đôi vai luôn luôn có chiếc dây gùi đè lên. Trên đường về, trong gùi đủ các thứ có thể mang theo khi thu hái được trên rẫy hay trong rừng. Việc vào rừng cũng như lên rẫy thôi không có gì đặc biệt, khác lạ cả, công việc hàng ngày thôi mà.

Nhà văn Nguyễn Hồng Chiến

*

**

Con thuyền độc mộc vẫn từ từ ngược sông tiến dần về phía có tiếng ồn ào. Qua một khúc cua rộng của dòng sông, bất ngờ ba người chứng kiến cảnh kỳ lạ: Một dây khỉ, con này nắm tay con kia đang cố kéo một con khỉ sát mặt nước. Hình như con khỉ ở sát mặt nước đang nắm một cái gì đó không chịu thả ra. Khi đến gần, trông rõ những con khỉ mặt đỏ như sơn son, lông màu xám; dưới cằm, râu mọc cong vút, màu trắng bạc; đuôi chúng ngắn tý tẹo, nhưng tay chân khá dài, trọng lượng chắc phải đến ba mươi ký một con. Ngoài dây khỉ nối từ cành cây đa xuống sông cao đến chục mét, còn lại một số nửa đang nhảy nháo nhác trên các cành cây, vừa rung vừa kêu ầm ĩ. Thấy thuyền đến gần chúng thôi không chạy nhảy, gào thét nữa, nhưng cũng không buông nhau ra, tay nắm chặt tay. Y Nhớ kêu lên:

-Cá sấu ăn con khỉ dưới nước kìa.

-Cá sấu à, bơi tránh đi không nó cắn chúng mình đấy.

Vân tái xanh mặt, hai tay bám chắc vào thuyền kêu lên, H’Uyên bảo:

-Phải cứu bầy khỉ, Y Nhớ đập cá sấu đi, nhớ đập đúng mắt nó nhé.

Thuyền đi sát lại dây khỉ, thấy rõ đầu con cá sấu nhô lên khỏi mặt nước đang cắn chặt một cánh tay con khỉ. Con khỉ một tay bị cá sấu giữ, một tay được các con khỉ nối thành dây đang cố kéo lên cành cây. Hình như con cá sấu trêu chọc bầy khỉ hay định làm gì đó chứ không, với thân dài đồ sộ thế kia, nó giật một cái cánh tay khỉ chắc đi đứt. Hay nó đang cố chờ bầy khỉ mỏi tay để bắt cả dây luôn? Thuyền đến sát bên đầu con cá sấu đang nhô lên, Y Nhớ vung mái chèo nhè mắt cá vụt xuống. Cá sấu há miệng thả con khỉ, ngụp xuống mặt sông và con thuyền bị đuôi cá đập mạnh làm chao nghiêng, hắt nước vào thuyền. Y Nhớ loạng choạng, xuýt ngã xuống sông. H’Uyên kêu lên:

-Ngồi xuống, bám chặt vào thuyền.

-Rầm!

Lại một cái quẫy đuôi rất mạnh của con cá sấu đập vào mạn thuyền, H’Uyên thọc mạnh mái chèo xuống mặt nước, ghì thuyền cho đỡ chòng chành rồi chèo mạnh, đưa thuyền lao vào bãi cát gần gốc cây đa. Y Nhớ nhảy lên cát, khéo thuyền lên để Vân và H’Uyên bước xuống. Dưới sông, con cá sấu vẫn lồng lộn, đập đuôi ầm ầm làm nước bắn lên cao tận cành cây đa. Con cá sấu vùng vẫy một lúc rồi im, dòng sông trở lại thanh bình. Bầy khỉ ngồi thu lu trên các cành đa chắc phải gần trăm con. Chúng hình như đang quan sát ba ân nhân cứu mạng.

Vân ngồi bệt xuống mặt cát, mặt tái xanh như tàu lá, nói như hụt hơi:

-Bây giờ phải làm sao đây?

-Chắc con sấu bị đau mắt rồi đấy, đầu nó to quá, mình gõ một cái đúng mắt phải luôn. Mà sao mắt nó to thế, hơn cả cái ly uống nước ấy.

Y Nhớ góp chuyện, Vân vẫn còn run run nói:

-Còn nước không, cho xin một ngụm.

Vân quay lại hỏi, H’Uyên đưa quả bầu khô đựng nước cho Vân; Vân ngữa cổ làm một hơi dài, uống xong mới lấy lại bình tỉnh, hỏi:

-Làm sao lại phải đánh vào mắt mà không đánh vào đầu cá sấu?

-À, chuyện của người già kể lại mà, kinh nghiệm sống khi đi trên sông nước đấy - H’Uyên trả lời, chuyện là như vầy...

*

**

Ngày ấy có đôi vợ chồng mới lấy nhau, vào rừng đi săn. Họ đi từ sáng tới chiều không bắn được con nào. Có lẽ vì họ đang yêu say đắm nên chỉ lo chuyện trò, không chú ý mấy đến muông thú. Chiều xuống, họ quyết định ra sông lấy thuyền trở về, xem như một ngày vợ chồng vào rừng dạo chơi. Khi ra gần đến chỗ cột thuyền, bất ngờ một con mang vô tình đi qua trước mặt, cơ hội Yang cho không thể để lỡ, người chồng đang cầm cây lao trên tay phóng ngay ra, trúng cổ con mang. Mang gục ngay tại chỗ, người vợ mừng quá chạy lại tranh phần vác con mang xuống thuyền. Người chồng cười độ lượng, chiều theo ý vợ, họ lên thuyền trở về nhà.

Sông Sêrêpôk quảng từ buôn qua rừng già, nơi người dân thường chèo thuyền qua lại, vào mùa khô chỉ rộng khoảng một trăm sải tay người lớn. Chiều lại, người trong buôn kéo ra bến sông tắm giặt, nô đùa đông vui lắm. Người chồng ngồi sau chèo thuyền, người vợ ngồi giữa thuyền, quay mặt nhìn chồng, nở nụ cười hạnh phúc vì ngày đầu tiên vào rừng được Yang ban quà. Khi thuyền ra gần đến giữa dòng, người vợ thò tay xuống sông để rửa. Hai bàn tay dính đầy máu mang hòa vào trong nước. Không ngờ dưới lòng sông có con cá sấu ở đâu mới đến ngửi thấy mùi máu, liền nổi lên đuổi theo thuyền. Khi thuyền ra giữa dòng, con cá sấu thúc đầu vào thuyền đội lên làm nghiêng thuyền, người vợ văng xuống nước. Cá sấu đớp luôn vào đùi người vợ từ từ dìm xuống sông. Người chồng thấy vậy vội bỏ thuyền lao xuống sông nắm lấy tay vợ. Con cá sấu lặn sâu xuống lòng sông. Người chồng lần theo tay vợ, xuống đến đầu cá, cố dùng hai tay kéo hàm cá để vợ rút chân ra, nhưng không được. Trong lúc đường cùng, anh ta chợt nghĩ, đằng nào cũng chết, phải giết cá trừ họa cho dân. Trong tay không tấc sắt, da cá lại dày, chỉ có con mắt cá là dễ gây tổn thương nhất. Nghĩ vậy, anh ta thôi không kéo hàm cá nửa mà dùng hết sức bình sinh thọc hai tay, móc hai mắt cá sấu lôi ra. Con cá đau quá phải há miệng nhả chân người vợ, chạy trốn. Nhờ thế người chồng cứu được vợ, nổi lên mặt nước. Đàn ông trên bờ thấy thế vội bơi thuyền ào ra vớt hai người lên. Trong khi ấy con cá sấu mất mắt, quẫy đạp ầm ầm, làm vẫn đục cả một khúc sông’

Chiều tối, già làng cho chôn cột, buộc chiêng và rượu cần ngay bến sông rồi nổi chiêng tạ ơn Yang và hỏi chuyện người chồng, làm cách nào cứu được vợ khỏi hàm cá sấu. Bên đống lửa đỏ rực trên bãi cát ven sông, người chồng cứ thật tình kể lại suy nghĩ và hành động của mình lúc ấy. Già làng khen: Giỏi! Rồi nói thêm: Lũ chúng mày nghe chưa, từ nay nếu không may bị cá sấu cắn, phải bình tỉnh dùng tay móc vào mắt cá, nó sẽ phải há miệng để người thoát ra.

Người trong buôn vui lắm, mở tiệc linh đình đúng ba ngày ba đêm. Đến chiều ngày thứ ba người ta thấy xác con sấu nổi lên, trôi dạt vào bến. Người già trong buôn cho cánh thanh niên kéo lên bờ, đo chiều dài hơn ba sải tay người lớn.

-Người xưa kể thế, nhưng ở buôn ta đã có ai bị cá sấu cắn chưa?

-Chuyện ngày xưa thôi, chứ lâu lắm khúc sông gần buôn ta không có cá sấu nữa, chắc chúng sợ người nên đi xa cả rồi.

Y Nhớ trả lời Vân, H’Uyên góp chuyện:

-Voi và trâu, bò vẫn bơi qua lại trên sông hàng ngày, nhưng không bị cá sấu tấn công, chắc chúng không dám ở gần con người.

-Cá sấu dưới nước làm sao biết con người trên cạn mà sợ?

Vân không tin, vặn lại. Y Nhớ trả lời:

-Vân không biết thôi, có con vật nào lại không sợ người. Con cá dưới nước, con chim bay trên trời, con thú trong rừng sâu đều sợ người hết, nếu không chúng đã bị người ăn thịt hết cả rồi.

-Con sấu lúc nãy to lắm, nó có lật được thuyền của ta không?

Vân lo lắng hỏi lại. H’Uyên gạt đi:

-Đàn ông gì mà yếu bóng vía thế, nếu nó tấn công thuyền, mình sẽ nhảy xuống nước móc mắt nó luôn. Yên tâm chưa.

-Cậu dám?

-Dám chứ sao không. Chẳng lẽ lại yếu như con trai Kinh, mới thấy nó quẫy đuôi một cái hồn vía đã theo Yang hết cả.  

-Thôi hai bạn đừng cải nhau nữa, giờ ta đi đâu?

Y Nhớ hỏi, H’Uyên trả lời:

-Ta để thuyền đây rồi vào rừng chơi cho biết.

-Đồng ý.

-Này các cậu có khùng không mà rủ nhau vào rừng cấm?

Vân không chịu, hỏi lại. Y Nhớ nói:

-Rừng cấm là chuyện của người xưa rồi, nay ta thử vào xem ra sao. Mình tò mò lắm, muốn biết cái gì trong đó mà người ta lại gọi rừng của Yang.

-Y Nhớ nói phải đấy Vân ạ, không biết phải đi cho biết, biết đâu ta lại phát hiện ra những điều thú vị cũng nên.

-Thôi không nói nữa, ta đi thôi không chiều mất.

Y Nhớ dứt lời, bước lại lôi Vân đứng dậy bảo:

  • Giúp mình kéo thuyền lên bãi cát nào.

Ba người đẩy thuyền lên bãi cát, lấy đồ mang theo leo lên bờ. Y Nhớ cầm cây xà gạc đi trước, Vân vác cây đinh ba đánh cá đi giữa, H’Uyên đeo gùi bước đi sau cùng. Bầy khỉ thấy vậy đột nhiên cất tiếng hú ầm ĩ, rồi đu cành lao vun vút vào rừng sâu. Mặt trời nghiêng về phía tây, thỉnh thoảng một đám mây trắng bồng bềnh trôi qua như dõi theo ba cô cậu học sinh vừa mới học xong lớp tám rủ nhau vào rừng của Yang. Rừng Yang là rừng của thần linh luôn luôn mang theo những huyền bí mà  con người vẫn chưa thể khám phá hết được.

Nguyễn Hồng Chiến

 

N

Chú thích tiếng Êđê:

  • Yang: thần linh.
  • Ama, ami: ba, má.

 

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bụi cộm mắt người || Truyện ngắn Ngọc Miên
Truyện đăng Tc Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 76, ngày 01/6/2023.
Xem thêm
Hoàng hôn du dương || Truyện ngắn Lệ Hồng
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM, số 70, ngày 20/4/ 2023.
Xem thêm
Buôn Rung xa xăm || Truyện ngắn Lại Văn Long
Truyện ngắn dự thi báo Văn nghệ
Xem thêm
Hương của hoa || Truyện ngắn Trần Hương Giang
Ngày ba tôi ra nước ngoài bỏ lại mẹ và ba chị em tôi trong căn nhà nhỏ, mẹ tôi đã khóc lóc suốt mấy hôm đến lả người. Ngày trước ba tôi đi làm nuôi cả nhà.
Xem thêm
Xe đêm || Truyện ngắn của Đặng Chương Ngạn
Nguồn: Truyện dự thi đăng Báo Văn nghệ số 39 (24/9/2022)
Xem thêm
Nghe đọc truyện đêm khuya: Không hết chuyện kể
Tác phẩm đăng báo Nghệ An Cuối Tuần
Xem thêm
Ba một một ba | Truyện ngắn dự thi của Bùi Khánh Nguyên
Chị đã khác. Vì chị đã chọn làm công dân hạng ba của một nước thứ nhất, như lời chị nói.
Xem thêm
Hoàng hôn qua, bình minh tới | Truyện ngắn dự thi của Du An
Tôi không đáp, vì tôi biết, bác hiểu. “Rằng từ hôm nay, con đã học được cách kiên trì với giấc mơ mình”.Hoàng hôn qua, bình minh tới.
Xem thêm
Giá có một con ma! – Truyện ngắn dự thi của Đặng Chương Ngạn
Người bà trong ảnh nhìn tôi đôi mắt hấp háy cười… chính là bà cụ nhặt hoa sứ trên núi ngày nào: khuôn mặt ấy, từng nếp nhăn, tôi luôn nhớ rõ, đôi mắt ấy, vầng trán ấy, hai cái tai to với dái tai tròn, chỉ khác: cái miệng hai hàm răng trắng đều chưa có răng cửa nào bị rụng…
Xem thêm
Ngôi nhà rường bản Trăng | Truyện ngắn dự thi của Cao Chiến
Một thời, tôi và vợ chồng Sâm - Cầm học với nhau ở Nga. Sâm học đạo diễn còn Cầm học sư phạm. Sâm cao lớn, mặt mũi sáng trưng, tóc bồng bềnh lãng tử lắm
Xem thêm
Lời khấn | Truyện ngắn dự thi của Lâm Hiền
Ông Bảy vẫn đứng đó, dáng cô độc mà uy nghi. Ánh nắng đậu trên mái tóc bạc, chảy trên người, bao bọc quanh ông như thể ông được nắng dát vàng.
Xem thêm
Đáy sông lấp lánh - Truyện ngắn của Hoàng Anh Linh 
Tôi cục cựa, mở hé mắt len lén nhìn ông già đang xì xụp húp miếng cháo đựng trong cái gáo dừa màu đen xỉn. Yên ắng. Chỉ có tiếng rì rầm của nước sông đang chảy, tiếng vạc sành xào xạc ăn đêm. Bình tĩnh lại, tôi thấy mình đang nằm trên chiếc ghe mục nát của ông già. Đầu xây xẩm, cả người như tê liệt, tôi không nhớ vì sao mình lại nằm ở đây. Đêm, trăng tròn sáng, khi tôi đang chơi trốn tìm thì có gì đó đập vào gáy mình. Rồi tối om, không nhớ gì nữa. Tôi khẽ cựa mình, đau nhức âm ỉ kéo dài từ gáy tới toàn thân. Ông già đã húp xong gáo cháo, đang cúi đầu xuống nước vục uống. Một chiếc thuyền chở khóm bành bành chạy qua, chiếc ghe khẽ tròng trành.
Xem thêm
Một lần trốn chạy | Truyện ngắn dự thi của Tịnh Vũ
“Lần này mày phải giữ cho được cái thai, phải sinh ra và nuôi con cho thật tốt, đừng có như tao nghe chưa Hoa?”
Xem thêm
Che mưa | Truyện ngắn dự thi của Cao Dung
Thì ra, che mưa còn là một sự hi sinh của người làm cha cho một đứa trẻ dù có lớn cũng chỉ là đứa con bé nhỏ của đấng sinh thành.
Xem thêm
Gió những mùa sau | Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Vĩnh Long
Cô bé ơi, xin hãy đi trọn kiếp người với một tấm lòng trong sáng cưu mang, như những cơn gió mùa thơm ngát của hôm qua…
Xem thêm
Ngày ý nghĩ phôi phai | Truyện ngắn dự thi của Hiền Nguyễn
- Em muốn li dị!Đó là câu nói đập vào tai nhà văn Gắng sau 3 ngày vợ đi công tác trở về không báo trước và bất ngờ lao vào phòng chồng. Một cái thắt nút quá đường đột mà có lẽ nhà văn chưa bao giờ nghĩ đến cả trong sự hư cấu lẫn trí tưởng tượng của cuộc đời mình.
Xem thêm
“Bách niên thịnh thế” | Truyện ngắn cự thi của Lý Chiêu Văn
Cũng chính trong hành trình hoằng dương Phật pháp ấy, ngài đã có dịp tìm hiểu, trăn trở, rồi cùng với các trí thức, nghệ nhân sưu tầm và phục hưng lại nghề đúc đồng - một tinh hoa của người Việt cổ.
Xem thêm
Giang sầu | Truyện ngắn dự thi của Trịnh Thị Hiên
Ở thế giới bên kia, Hiếu vẫn luôn mỉm cười. Phương sẽ không cô đơn khi bước tiếp những ngày không còn có Hiếu.
Xem thêm