TIN TỨC

Sài Gòn ơi! Tôi hứa…

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-07 09:46:12
mail facebook google pos stwis
1782 lượt xem

Gần một tháng rồi Sài Gòn oằn mình chống đỡ với nạn dịch covid. Các tòa nhà đóng kín, phố xá vắng vẻ, đìu hiu, quán hàng cửa đóng im lìm, lác đác còn lại những những của hàng nhu yếu phẩm và các quán xá phục vụ mang về. Tuy nhiên khách cũng thưa thớt vắng vẻ.

Sài Gòn buồn quá! Chưa bao giờ Sài Gòn buồn như khi đang giữa tâm dịch như thế này!

Ban ngày, nhà nào nhà nấy đóng cửa. Đường phố trở nên rộng rãi, khác thường. Chỉ đi ra ngoài khi thật sự cần thiết như mua gạo, thực phẩm hay thuốc men… gì đó mà thôi nên thỉnh thoảng, mới có lác đác vài người trong dáng điệu vội vã, lầm lũi, kín mít trong mũ áo, khẩu trang, vẻ mặt buồn đầy tư lự và hạn chế giao tiếp khi không cần thiết.

Chợ Bến Thành và những khu chợ bình thường buôn bán tấp nập vậy mà nay vắng vẻ như chùa Bà Đanh. Nhìn vào vào các dãy ki-ốt đóng sập cửa, tịnh không một bóng người, buồn hiu hắt đến nao lòng. Ban đêm Sài Gòn càng buồn hơn! Buồn đến xót lòng, khóe mắt cay cay, mỗi ngày trôi qua lắng nghe thời sự điểm tin, người nghe lại buông tiếng thở dài, khi mà số ca nhiễm chưa dừng lại thì sài Gòn vẫn cứ buồn hiu trong nỗi lo âu như thế!

Đâu rồi Sài Gòn một thời được mệnh danh là hòn ngọc của Viễn Đông? Đâu rồi Sài Gòn lúc nào cũng hừng hực sức trẻ như những chàng trai cô gái tuổi đang xuân với những tòa nhà nguy nga tráng lệ, đường phố dập dìu xe cộ, người người tấp nập cả ngày, lẫn đêm với những con phố hầu như không ngủ. Đường phố giờ nào cũng đông nghẹt, giờ cao điểm càng kẹt xe, có những con đường lúc nào cũng chật cứng không kể giờ tan tầm hay không mà vấn nạn kẹt xe hầu như mọi lúc, phải nhích từng tý một, có khi cả cây số trong tiếng xe ô tô, xe máy và khói bụi.

Bình thường chỉ vào dịp Tết thì Sài Gòn mới vắng vẻ mà vắng nhất là 3 ngày Tết. Tết là dịp để phố xá Sài Gòn thảnh thơi thư giãn sau một năm tấp nập và hối hả. Người tứ xứ về quê ăn tết để sum họp cùng gia đình. Học sinh, sinh viên trở về nhà sau một năm học hành. Tết lễ cũng là lúc người Sài Gòn đi du lịch đâu đó để đổi gió… Tất cả những lý do đó làm cho Sài Gòn như thư giãn bỗng thảnh thơi trong dịp Tết, mà vắng vẻ hơn thường ngày.

Nhưng bây giờ không Tết, không lễ mà Sài Gòn vắng vẻ quá! Nạn dịch thế kỷ đã làm cho thế giới điên đảo, và Sài Gòn cũng không thoát khỏi cảnh này. Giữa tâm dịch, chấp hành chỉ thị 15 giãn cách xã hội để bảo vệ an toàn cho mọi người và cho chính mình. Học sinh nghỉ học ở nhà. Người lao động, có những công việc không thể làm ở nhà, lực lượng xe ôm công nghệ, những người lao động kiếm sống hàng ngày, sinh viên trong các dãy nhà trọ với nỗi buồn và lo thiếu đói.

Cùng với những tỉnh thành khác Sài Gòn vẫn đang cố hết sức mình để vượt qua đại dịch, hi vọng khi tiếp cận với vaccine, nạn dịch sẽ được đẩy lùi để trả lại cuộc sống bình yên. Sài Gòn lại phồn thịnh, phố xá tấp nập trở lại như ngày nào.

Sài Gòn ơi! Tôi hứa… sẽ không khó chịu và càm ràm khi kẹt xe giữa ồn ào náo nhiệt hầu như không ngủ của phố xá Sài Gòn nữa. Sài Gòn vẫn đáng yêu hơn bất cứ lúc nào. Bởi Sài Gòn luôn mở rộng vòng tay với người tứ xứ, dĩ nhiên vẫn còn đó những thử thách cần phải vượt qua. Nhưng hơn hết, Sài Gòn bao dung, Sài Gòn nghĩa hiệp, Sài Gòn tạo điều kiện cho người ta thử sức mình, Sài Gòn cho người ta cơ hội để mưu sinh. Yêu Sài Gòn vì Sài Gòn không kỳ thị vùng miền. Bao giờ Sài Gòn cũng vô tư, mặc ai muốn làm gì, ăn gì, mặc gì, đời tư thế nào… đồng nghiệp, hàng xóm không quan tâm, không lấy chuyện làm quà để phán xét ai. Sài Gòn dễ thương vậy đó! Tôi đến với Sài Gòn lúc đã quá Ngọ rồi nhưng cũng đủ để thấy vẻ đẹp và Sài Gòn đáng yêu như thế nào? Phần đời còn lại tôi phó thác cho Sài Gòn đó! Sài Gòn thương!

Sài Gòn, ngày 23/6/2021

Hoàng Thị Bích Hà

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm
Người lính làm nên huyền thoại
Phải nói, Trần Ngọc Trác là một cây viết tâm huyết với đề tài truyền thống cách mạng. Gặp  ông cách nay đã vài chục năm, tôi vẫn nhớ dáng đi nhanh nhẹn, giọng nói trầm ấm và ánh nhìn thân thiện của nhà văn. Lúc ấy Trần Ngọc Trác là cán bộ của Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Đã đọc Trần Ngọc Trác nhưng thực sự khi ông đảm nhiệm làm phim Người lính làm nên huyền thoại   về Đại tá Lê Kích (cậu ruột thứ Tám của vợ tôi), chúng tôi mới gắn bó  như anh em thân thiết. 
Xem thêm
Trúc Phương, người mà tôi muốn nói nhiều hơn những người khác
Bài phát biểu xúc động của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Anh hùng Võ Thị Sáu trong tâm thức người đang sống
Ký của nhà văn Trầm Hương trên báo Phụ Nữ Việt Nam
Xem thêm
Dân lo | Bút ký của Lê Thanh Huệ
Bài đăng báo Văn Nghệ số 30 (3309) ngày 29-7-2023
Xem thêm
Kỷ niệm về nhà văn Minh Khoa với Trần Thế Tuyển
Sau giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước(30-4-1975), từ Trung đoàn 174, tôi được điều về học tập và làm việc ở báo Quân khu 7. Vừa đặt ba lô trong tòa nhà kiến trúc kiểu Pháp tại căn cứ Trần Hưng Đạo, nơi đặt tổng hành dinh của Bộ Tổng Tham mưu quân đội chế độ cũ, anh Mai Bá Thiện lúc đó phụ trách báo Quân khu 7 dẫn tôi ra mắt Phó phòng Tuyên huấn Quân khu - nhà văn Minh Khoa, lúc đó trực tiếp làm Tổng biên tập báo Quân khu 7. Từ lâu đã nghe danh nhà văn Minh Khoa với những truyện ký viết về Anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ, đặc biệt vở kịch Người ven đô với nhân vật Ông Tám Khỏe đậm đặc chất nông dân Nam Bộ, nay được gặp trực tiếp tác giả, tôi không khỏi bồi hồi, xúc động.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất bất biến
Bài đăng Tạp chí Linh khí Quốc gia kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ
Xem thêm
Mây trắng trong vườn chè ông nội | Tản văn của Trang Thanh
tôi hay nhớ những gương mặt người thân đã khuất bóng...
Xem thêm
Hoa biên cương: Nấm độc trên đất Tây Nguyên (Kỳ cuối)
Chúng tôi cũng dự nhiều cuộc họp ở các buôn làng Tây Nguyên, chứng kiến những người lầm lỡ vượt biên hay đi biểu tình gây rối được kiểm điểm trước các già làng và bà con trong buôn. Ai cũng cúi đầu xấu hổ, xin được tha thứ, hứa sẽ không tái phạm.
Xem thêm
Hoa biên cương: Lương y của buôn làng (kỳ 4)
Bút ký nhiều kỳ của nhà văn Lại Văn Long
Xem thêm
Hoa biên cương: Từ biên giới đến hải đảo (Kỳ 2)
Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị
Xem thêm
Vọng âm buồn | Hoàng Phủ Ngọc Phan
Một loài chim có tiếng kêu nghe như Ơi đò Ca Cút
Xem thêm
Đêm Tháng Giêng - Tản văn Trần Bảo Trân
Ngày anh cưới chị, tôi còn nhỏ. Gần bảy thập kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in, ngôi nhà lợp rạ, vách đất của chúng tôi có khách là một người lính. Anh bận bộ quân phục màu cỏ úa với chiếc mũ mềm có ngôi sao lấp lánh. Ngày chị đi lấy chồng, tôi tiễn chị ra cánh đồng, cuối bờ tre gai thường ngày ríu rít tiếng chim. Cầm tay tôi, chị khóc. Em ở nhà nhé. Nếu rảnh chị sẽ về chơi với em. Mắt nhoà, tôi cố giữ không để lệ rơi.
Xem thêm