TIN TỨC
  • Bút ký - Tạp văn
  • Cồn Hô - Nơi ấy có một trời thương nhớ - Tản văn của Bùi Thanh Hà

Cồn Hô - Nơi ấy có một trời thương nhớ - Tản văn của Bùi Thanh Hà

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
469 lượt xem

Có một cù lao nhỏ xinh hình chú cá hô bơi giữa dòng Cổ Chiên mênh mang, trĩu nặng phù sa mà ai đã đặt chân lên đây một lần là nhớ, gặp mặt người dân nơi đấy một lần là thương...

Thương nhớ từ những nụ cười bắt gặp đầu tiên nơi bến nước, từ cánh áo bà ba sắc màu cứ bừng sáng lên bên triền sông lấp loá nắng chiều, ngát xanh hoa lá. Nhớ những bàn tay vẫy chào rồi kéo ta lên bờ đất  phù sa... Giọng nói Nam bộ chân tình mà ngọt ngào... Men theo giọng nói, tiếng cười và miệt vườn xanh mướt, niềm thương ấy như kéo ta về với người thân dưới mái tranh lợp dừa lá mát lành. Gian nhà trống nhưng tình người đầy ắp. Dường như bóng mẹ, bóng chị, bóng em đâu đây đang tất bật chuẩn bị món ngon cây nhà lá vườn mừng đón người thân. Chén trà đậu biếc tím thơm như tình yêu của mẹ, múi bưởi hồng thanh tao mang màu má của em, những hạt đậu phộng ngọt bùi có tình cha ở đó.

Ta tráng miệng đỡ mệt sau chặng đường dài, hỏi han dăm câu chuyện quê nhà rồi bâng khuâng chân bước ra vườn. Ngọn khói lam chiều vấn vương mái bếp. Có tiếng gà cục tác nơi khóm bưởi, vườn dừa. Anh ta mỉm cười và hỏi em có muốn ăn trứng nướng không? Ta vội chạy qua cây cầu dừa lững lờ mặt nước, moi nắm đất bùn tinh nghịch như trẻ thơ cùng anh nặn bọc trứng gà. Lửa rơm bừng cháy. Khói bếp ngả nghiêng vui đùa… Lại nhớ ngày xưa hay nghêu ngao câu hát đồng dao: "Khói về đằng kia ăn cơm với cá. Khói về đằng này lấy đá đập đầu"... Trứng chín ngọt bùi. Ta vừa chấm muối ăn vừa hít hà hương vị phù sa. Anh chị nhìn ta mỉm cười âu yếm...

Ta len lỏi vườn sau rồi lang thang theo những lối mòn râm mát bóng dừa. Sợ đôi chân ta mỏi nên chị ta đã đun sẵn chậu lá thơm bảo em ngồi ngâm chân, ngắm vườn đợi chị cơm nước. Tiếng chim vườn chiu chít. Hương bưởi, hương sả nồng nàn, mùi ngò gai... thoang thoảng đâu đây...

 Nhưng làm sao có thể ngồi lâu! Ta chỉ muốn chạy ra vườn hái rau, xuống ao bơi thuyền, bắt cá, câu tôm, lội ruộng bắt những chú cua và ốc nhồi béo ngậy, hái những trái dừa, trái bưởi ngọt lành...

 Hoàng hôn vừa buông, những món ngon như mẹ nấu ngào ngạt bưng lên, kéo ta vào thú vui ẩm thực. Nào cá lóc nướng trui, tôm hấp dừa, ốc luộc lá chanh thơm nức...Rau quả thơm mát trong vườn...No tưởng không ăn được nữa, nhưng khi em ta mang chén chè bưởi tráng miệng ngọt ngào nấu với cả tình yêu vào, làm sao từ chối nổi vị ngon khó cưỡng này! 

Trời sập tối từ lúc nào, ngọn đèn dầu tỏa ánh sáng ấm áp gợi nhớ một thời gian khó. Vầng trăng mùa thu trải ánh sáng bạc thanh bình đầu ngõ. Ta đi qua vườn dừa ghé thăm bác Tư. Nghe tin ta về, bác đã làm mâm bánh chuối ngon, đẹp, hấp dẫn, thơm lừng đón đợi... Con ăn đi nè, lâu rồi con không về! Và cái miệng ta lại ra sức hoạt động cùng cái mũi không ngừng hít hà... 

Cồn nhỏ, ấm tình nên về  không thể bỏ sót chuyện đi thăm nhà nào. Mà ta về cả cồn đều náo nức đón đợi người con xa rồi. Nên hương bánh chuối chưa tan, cô Ba đã cầm đèn gọi ta sang nếm món mứt trái cây vườn nhà mà cô làm kỳ công như để dâng lên vua chúa vậy. Nào mứt cùi bưởi, mứt dừa dẻo, mứt chuối sấy xếp hình rồng, phượng. Ta vừa ngắm nhìn thưởng thức vừa nhấm nháp vị ngọt thanh của mứt trong ánh đèn dầu và trò chuyện về quê hương, mừng cho quê nhà đổi mới. Để rồi thêm tự hào về bà con cô bác quê mình với tấm lòng đôn hậu và sự cần mẫn chịu khó, óc sáng tạo và đôi tay vàng, đã học hỏi, tự tin làm "du lịch tự thân", phát huy những gì vốn có, biến cù lao heo hút chưa có điện thành một miền xanh sinh thái, thu hút du khách sống chậm, trải nghiệm "du lịch hoài nhớ", sống dậy những ký ức về thời ông cha vợt đất, khẩn hoang…

Hương đêm nồng nàn, mát rượi! Ánh trăng thanh bình tỏa khắp miệt vườn khiến ta quên hết thảy những phiền muộn lo toan... Những ngọn đèn dầu như mắt đêm thao thức. Công việc nơi đô thành đang bắt buộc ta phải rời xa quê nhà. Ta quý từng khoảnh khắc bình yên, ấm áp này. Bác Ba đã nhắn gọi ta sang. Vườn đêm yên ả. Trong nếp nhà đơn sơ có ánh lửa hồng. Bác Ba đã bày ra mâm thịt gà vườn thơm vàng ruộm, món gỏi gà chua ngọt và nồi cháo gà ngạt ngào, hấp dẫn. Quên hết cái dạ dày căng phồng, ta ăn như để bù đắp những ngày thiếu thốn xa quê. Từng muổng cháo ngọt ngào thấm vào lòng trong ánh mắt, nụ cười hồn hậu của bác. Vui thấy ta ngon miệng, bác vừa làm vừa cất giọng ca tha thiết: "...Thương quá là thương...mái tranh nghèo tỏa khói lam chiều" khiến lòng ta cứ nhói lên, thêm yêu tha thiết cù lao nhỏ, yêu quê hương Trà Vinh.

Nỗi nhớ, niềm thương như kéo dài bất tận, thấm trong từng khoảnh khắc, từng món ngon quê nhà thấm đẫm yêu thương, từng ánh mắt, giọng nói, lời ca...Rồi cũng đến lúc, dù chưa muốn, chúng ta phải tạm biệt quê hương và những người thân yêu...

Cả cồn nhỏ tiễn ta ra bến nước. Trăng thu vằng vặc sáng, gió sông lồng lộng và cây lá xôn xao... Những vòng tay xiết chặt. Có giọng ca mong manh mơ hồ  lan trên sóng nước Cổ Chiên. Những bàn tay ấm áp lại đỡ ta xuống tàu... Tàu xa bờ, những ngọn đèn vẫn đỏ mắt tiễn đưa, những bàn tay trắng mờ níu gọi... Và nỗi nhớ thương cứ dâng lên trong trái tim ta, trên bờ mi mọng nước...

 

Cồn Hô ơi! Cù lao nhỏ miền Tây Nam bộ! Một lần tôi đến để nỗi nhớ thương neo lại mãi nơi này!

 

 Bùi Thanh Hà

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm