TIN TỨC

Con người phải làm gì khi đất cứ lún, nước cứ dâng?

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-23 15:03:04
mail facebook google pos stwis
1889 lượt xem

NGUYÊN HÙNG

(Bài viết nhân Thành phố Thủ Đức tròn 1 tuổi)

Một phần tư thế kỷ trước, Thành phố Thủ Đức bây giờ vốn là… huyện Thủ Đức và phường Thảo Điền ngày nay vốn là một phần của xã An Phú ngày ấy. Năm 1994, tôi trở thành cư dân Thủ Đức khi chuyển đến sống tại Làng báo chí, một khu dân cư do Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam xây dựng từ trước 1975. Đó là một một quần thể cư xá cũ khoảng 300 căn nhà liền kề, mỗi căn có diện tích khuôn viên 110m2 (10m×11m), được lợp bằng tôn fibro xi măng hoặc tôn thiếc, tường gạch, được xây dựng đấu lưng nhau dọc theo 5 con đường với bề ngang chỉ đủ lọt một chiếc xe ô-tô.

Vào thời điểm những năm 199x, ngoài khu biệt thự An Phú dành cho các đoàn khách ngoại giao, An Phú đúng nghĩa là một xã vùng ven với nhà cửa lúp xúp, đường sá nhỏ hẹp và lổn nhổn sỏi đá. Ấy thế mà nhà cửa đường sá không hề bị ngập mỗi khi mưa lớn hoặc triều cường như 5-10 năm sau đó. Còn nhớ, vào năm 2000, khi xây nhà mới trên vị trí căn nhà cũ tại Làng báo chí, tôi đã nâng nền lên khoảng 40cm. Rồi 10 năm sau, tức vào khoảng 2010 lại tiếp tục nâng lên 60cm nữa. Dẫu vậy, từ những năm 2013-2014, vào những ngày triều cường, nước sông Sài Gòn đã dâng mấp mé bậc thềm trên cùng. Nước tuy chưa vào nhà nhưng đã làm ngập con đường trước nhà hơn nửa mét, dù nó cũng đã được nâng cao thêm nửa mét 10 năm trước đó, khiến việc đi lại cực kỳ trở ngại. Tất nhiên, với những căn nhà chưa kịp nâng sửa nền thì đơn giản là không thể sử dụng tầng trệt vì hễ những lúc mưa lớn hay những ngày thủy triều cao, chúng đều trở thành bể chứa một thứ nước chẳng lấy gì thơm tho.

Điều đó có nghĩa, chưa cần đến số liệu của các nhà khoa học, mỗi cư dân nơi đây cũng có thể tự nhận thấy rằng khu vực Làng báo chí ở phường Thảo Điền đã bị lún chìm trên dưới 100cm trong vòng 20 năm. Theo số liệu từ các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ sụt lún trung bình 4cm/năm trong khi mực nước biển dâng trung bình 0,5cm/năm, tức tổng cộng độ lún chìm trung bình của nền đất thành phố là 4,5cm/năm. Theo đó, sau 20 năm, cả thành phố bị chìm khoảng 90cm. Đây là số liệu trung bình, thực tế một số khu vực đất yếu ở các Quận 2 (trước đây), Quận 7 và huyện Nhà Bè có thể đã bị lún hơn 100cm. Điều này đã thể hiện rất rõ tại các tuyến đường Thảo Điền, Quốc Hương, Lương Định Của, Kha Vạn Cân, Đỗ Xuân Hợp… của thành phố Thủ Đức.

Và không cần tới lời giải thích của các nhà khoa học, nhiều người dân thành phố cũng có thể hiểu nguyên nhân chính gây nên sự lún chìm đáng sợ của thành phố chính là quá trình xây dựng và đô thị hóa trên nền đất vốn rất yếu, là việc khai thác nước ngầm được gia tăng một cách thiếu kiểm soát… trong nhiều thập kỷ qua.

Trước thực trạng ngập lụt ngày càng nặng trong phạm vi ngày càng rộng, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp và thực tế đã và đang đầu tư nhiều tiền bạc để xây dựng hệ thống cống đập ngăn triều chống ngập cho những khu vực rộng hoặc các bờ bao, các tường kè chống ngập cục bộ cho các diện tích nhỏ. Và thật may mắn, Làng báo chí của tôi đã được cứu khỏi tình trạng ế ẩm với nhiều nhà bị bỏ hoang bằng một bờ kè cục bộ như thế. Từ ngày có công trình kè bê tông cốt thép bao quanh (gồm một phần ven sông Sài Gòn, phía đông Khu biệt thự cao cấp An Phú và một phần chạy ven con rạch chạy song song với đường số 5 Làng báo chí), cư dân nơi đây không còn phải chịu cảnh bì bõm trong nước mỗi dịp triều cường và chất lượng cuộc sống được thăng hoa lên nhiều lắm! Riêng người viết bài này, mỗi khi có dịp trở lại Thảo Điền, thậm chí chỉ cần nghe ai đó nhắc đến nơi này, đều lấy làm tiếc vì đã phải chuyển đi nơi khác sống do không chịu được cảnh phải lội nước đến bụng để đi về mỗi dịp nước triều lớn. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khu vực Thủ Đức nói chung và Quận 2 nói riêng, diện mạo đô thị đã thay đổi sâu sắc với sự xuất hiện của nhiều khu dân cư cao cấp, nhiều trung tâm thương mại – dịch vụ hiện đại và sang trọng; ngoài ra, tuyến đường sắt trên cao với một trạm dừng tàu rất đẹp, càng làm cho nhà đất ở vùng đất này thêm hấp dẫn và ngày càng có giá.

Nhưng như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá mới của tổ chức Climate Central (Mỹ), hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ đến sớm hơn dự báo và một phần phía đông Thành phố Hồ Chí Minh có thể bị nhấn chìm trước năm 2030. Thông tin trên gây lo lắng cho nhiều người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bởi đây không phải lần đầu tiên họ được cảnh báo sẽ chìm trong nước biển trong vòng vài chục năm tới. Trước đó, vào năm 2015, kết quả tính toán của Liên doanh tư vấn quốc tế Deltares - Royal Haskoning đã chỉ ra rằng, với mức độ khai thác nước ngầm như hiện nay thì đến năm 2050 có nhiều nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh mặt đất sẽ bị lún thêm từ 50cm đến hơn 100cm. Điều này khiến tình trạng ngập lụt thời gian tới sẽ ngày càng nghiêm trọng, nếu thành phố không có các giải pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả.

Về vấn đề này, các nhà khoa học thường nói nhiều về các nguyên nhân gây ngập lụt ở thành phố như ta đã nêu ở trên mà chưa hoặc rất ít nói tới một nguyên nhân rất đáng kể vốn được phát sinh do ý thức và hành vi của con người. Đó là thực trạng dòng chảy của sông, rạch ngày càng bị thu hẹp và bồi lắng do sự lấn chiếm của các công trình xây dựng tự phát ven sông và do sự xả thải bừa bãi các loại rác sinh hoạt, vật liệu xây dựng. Đó còn là tình trạng các hệ thống cống thoát nước đô thị thường bị nghẹt tắc bởi rác thải của một bộ phận cư dân và người đi đường thiếu ý thức. Khi lòng sông rạch bị thu hẹp và bồi lắng thì năng lực tiêu thoát nước sẽ giảm đi rất nhiều nhưng lại gây ngập úng nhanh khi nước triều lên. Nhiều đường phố hễ mưa xuống, dù là mưa nhỏ hay lớn cũng đều bị ngập chỉ vì cống tắc không kịp thoát nước. Hàng ngày, phải chứng kiến cảnh các loại rác được xả thải trên khắp các kênh rạch, mỗi người dân bình thường của thành phố đều khó tránh khỏi sự bức xúc vì sự mất mỹ quan và mất vệ sinh, nhiều người thực sự rất lo ngại cho sông Sài Gòn và các kênh rạch chân rết của con sông vốn là món quà vô giá của Mẹ Thiên nhiên ban tặng vùng đất này. Lòng sông Sài Gòn và mạng lưới các kênh rạch sẽ nhanh bị bồi lắng bởi bùn cát và rác thải và nếu không được nạo vét thường xuyên, khả năng thoát nước sẽ giảm rất nhanh trong khi năng lực giao thông thủy cũng bị giảm theo tương ứng.

Để hạn chế độ lún của nền thành phố, đặc biệt tại các vùng đất yếu, các nhà khoa học và  các cơ quan chức năng có thể ít nhiều làm được bằng phương án quy hoạch hợp lý, bằng giải pháp xây dựng tối ưu cho các công trình và các khu đô thị mới. Còn để góp phần bảo vệ và cải tạo các sông rạch theo hướng tích cực, chúng ta rất cần đến sự chung tay của mỗi một người dân thành phố, nhất là bộ phận cư dân có cuộc sống liên quan đến sông và kênh rạch. Điều đó yêu cầu chính quyền thành phố phải tăng cường công tác phổ biến, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành để mọi người đều có thái độ ứng xử đúng mực, văn minh với các dòng sông và kênh rạch mà tạo hóa đã ban tặng con người.

Mong lắm thay, người dân Thành phố Thủ Đức sẽ biết trân trọng những thành quả đã gầy dựng được trong  thời gian qua, một lòng cùng chính quyền tìm ra những giải pháp thông minh nhằm chống lại một cách hiệu quả sự lún chìm nền móng của thành phố trẻ xinh đẹp bên sông Sài Gòn, nhanh chóng biến nơi đây thành một đô thị kiểu mẫu hiện đại, xứng đáng là niềm tự hào của Thành phố Hồ Chí Minh, niềm tự hào Việt Nam.

http://baovannghe.com.vn/con-nguoi-phai-lam-gi-khi-dat-cu-lun-nuoc-cu-dang-24257.html

Nguồn: Văn nghệ số 51 (18/12/2021).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Giá trị bất biến của báo chí cách mạng
Nguồn: Báo Văn nghệ số ra ngày 22/6/24
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng báo Văn nghệ số 22, ngày 01/6/2024
Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”
Bài viết nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024)
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh do Ban Tuyện giáo tổ chức vào ngày 6/6/2023
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Cuộc gặp chiều cuối năm
Của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch TPHCM với lãnh đạo Văn học Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm