TIN TỨC

Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
307 lượt xem

Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024), Đại tá Nhà thơ Phạm Đình Phú, Bác sĩ Chuyên khoa I, Thầy thuốc Ưu tú, có bài viết đầy tâm huyết và trách nhiệm, góp một tiếng nói tích cực vào cuộc đấu tranh chống “nội xâm”. Văn chương TPHCM xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
 

Đại tá, nhà thơ PHẠM ĐÌNH PHÚ

Bàn về vai trò của đội ngũ đảng viên, V.I Lênin khẳng định: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên”! Tổ chức những người cách mạng, theo quan điểm của V.I Lênin là những cán bộ ưu tú nhất của giai cấp, có tâm có tầm, được tôi luyện, thử thách bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bề bỉ, luôn đặt lợi ích của giai cấp và quần chúng lên trên hết, tuyệt đối trung thành, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích cao cả ấy.

Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc đánh giá đúng vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ đảng viên. Người nhấn mạnh bí quyết: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay chưa tốt”. Cán bộ, đảng viên là cái gốc của mọi công việc, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy, Bác Hồ luôn đặt công tác giáo dục, rèn luyện lên hàng đầu. Cán bộ, đảng viên tốt trước hết là chính trị, đạo đức lành mạnh, trong đó vai trò “nêu gương” rất quan trọng. Bởi theo Người: “Một tấm gương sống có giá trị hơn nhiều lần bài diễn văn tuyên truyền!”.

Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, đề cập vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành với cán bộ, đảng viên chúng ta…”. Để được nhân dân tin yêu, quý trọng, xứng đáng là người lãnh đạo, như Bác Hồ đã dạy, đội ngũ cán bộ đảng viên phải thật sự tiên phong, gương mẫu cả về phẩm chất, nhân cách, đạo đức, tri thức, lời nói và việc làm. Họ phải luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết, phải thực chất là người đầy tớ trung thành của nhân dân, làm tròn bổn phận khi Đảng và nhân dân giao phó! Một trong những mục tiêu chủ yếu, cốt lõi của công tác bảo vệ “Nền tảng tư tưởng của Đảng”, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là củng cố, tăng cường niềm tin yêu của dân với Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, bảo đảm cho Đảng ta thực sự là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Niềm tin yêu của nhân dân với Đảng không chỉ là nhân tố tạo ra nguồn lực, tầm vóc của cách mạng, sức mạnh nội sinh to lớn của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn quyết định sự tồn vong hay phát triển của Đảng và chế độ! Niềm tin đó không chỉ xuất phát từ sự đúng đắn của đường lối, chủ trương, quyết sách của Đảng trên các lĩnh vực (bản lĩnh, trách nhiệm của Đảng trong nhận thức và sự nghiêm túc sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm) mà còn xuất phát từ tư cách đạo đức, tính tiền phong gương mẫu của hàng triệu đảng viên, cán bộ. Thực tiễn cách mạng nước ta qua các thời kỳ đã chứng minh, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, trước tình thế gian nan nhất, hiểm nguy nhất, nhưng đội ngũ cán bộ đảng viên vẫn kiên định, phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, không sợ gian khổ, hy sinh, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thì sức mạnh lãnh đạo của Đảng được bảo đảm, niềm tin của nhân dân với Đảng được giữ vững, nâng lên, đưa cách mạng nước ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Từ khi Đảng ra đời (3-2-1930), cách mạng nước ta trải qua nhiều thời kỳ: đấu tranh giành chính quyền, xây dựng nhà nước nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà, đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh những đảng viên mẫu mực, cán bộ kiên trung, tận tụy đã góp phần tô điểm truyền thống vẻ vang của Đảng, làm nên những thắng lợi vĩ đại, thì “vẫn còn một bộ phận cán bộ đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa…” như Đảng ta thẳng thắn chỉ ra. Thực trạng đó không chỉ gây bức xúc trong xã hội, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước mà còn làm suy yếu năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ ta, nếu không được khắc chế, ngăn chặn, đẩy lùi, khôi phục lại, thì sẽ vỗ cùng nguy hại!

Những năm qua, từ khi Đảng ta đẩy mạnh “Cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng”, nhiều vụ “đại án” được công khai xét xử. Số đảng viên bị kỷ luật ngày càng tăng, ở nhiều cấp, nhiều tỉnh - thành, năm sau nhiều hơn năm trước. Thực trạng đó cho thấy sự suy thoái của một bộ phận cán bộ đảng viên, trong đó có những người giữ cương vị cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước, đã làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Đảng, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, phản động, kẻ lưu vong, bất mãn xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

 Một trong những nguyên nhân của sự suy thoái, vướng vào vòng lao lý của cán bộ, đảng viên là do họ không thường xuyên nêu gương, rèn luyện đạo đức cách mạng theo chuẩn mực của người đảng viên. Giữa đời thường, trong niềm vui, tự hào của các gia đình, họ tộc, bạn bè, đồng đội, chúng tôi hy vọng được vui thú an nhàn cùng con cháu trong quãng đời còn lại. Thế nhưng bao nỗi niềm lại đến, trăn trở với sự đời ngang trái. Không buồn lòng sao được khi nhớ về những năm tháng dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, bao đồng bào đổ máu, bao đồng đội đã anh dũng hy sinh cho đất nước tự do, độc lập. Hôm nay phải nhói lòng trước nạn quan tham lộng hành gian trá, hại dân… “Một bộ phận không nhỏ cán bộ thoái hóa biến chất” (Lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng). “Không còn là con sâu làm rầu nồi canh, mà là một bầy sâu!” (Lời nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang). Điều đáng quan ngại hơn, dân phản ứng, báo chí phanh phui, những kẻ biến chất vẫn ngang nhiên thách thức, kéo dài. Nhiều cán bộ cách mạng lão thành, cựu chiến binh không thể ngồi yên, quyết tâm cùng các nhà báo ra tay quyết liệt hơn. Noi gương cựu chiến binh Tăng Thắng (Hàm Thuận, Bình Thuận) chống “lâm tặc”, và đại tá cựu chiến binh Đinh Đình Phú chống “địa tặc” (Đồ Sơn, Hải Phòng), họ phát huy truyền thống “Đâu có giặc ta cứ đi!”, kiên trì, liên tục đấu tranh, không ngại liên lụy, mất lòng, không sợ gian nan, nguy hiểm ! Gần đây, nhìn họ tra tay vào còng, nhiều người tặc lưỡi: “Giá như các ông bà ấy biết “NÊU GƯƠNG”, dừng lại đúng lúc”? “Giá như việc giám sát của tổ chức cán bộ cơ sở tốt hơn!”, “Giá như cấp ủy, người lãnh đạo trực tiếp có trách nhiệm, trung thực thì đâu đến nỗi!”. “Giá như lãnh đạo cơ sở không quan liêu, buông lỏng, né tránh…!”. Những điều “giá như” thể hiện sự tiếc nuối. Tuy nhiên, xét ở góc độ nào đó, cũng là lời cảnh tỉnh, dù có muộn mằn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cho hệ thống chính trị mỗi cơ quan, từng đơn vị. Thật đau lòng! Suốt thời gian tự tung tự tác, không chịu tu dưỡng rèn luyện, không chịu “ LÀM GƯƠNG”, đã tự diễn biến, chuyển hóa, coi thường dư luận, nhiễm thói tiêu cực, lao vào con đường tham ô, móc ngoặc, hống hách, lừa bịp; mặc cho nhiều lần được nhân dân và cựu chiến binh gửi thư góp ý, gặp gỡ phản ánh, cử tri chất vấn, đơn thư tố cáo, thanh phui bị chìm, họ vẫn phớt lờ… và kết cục tất yếu sẽ phải đến. Đó là bị loại ra khỏi hàng ngũ và sa vào vòng lao lý.

Dù vẫn còn lắm bức xúc, trăn trở, nhưng công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, được nhân dân cả nước đồng lòng và ủng hộ mạnh mẽ. Một khi niềm tin của người dân được hâm nóng, được trải lòng chia sẻ thấu đáo, nghĩa là Đảng ta có được sự hẫu thuẫn lớn trong công cuộc đầy khó khăn và phức tạp này. Vấn đề cốt lõi, mỗi cán bộ đảng viên dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, cũng cần thường xuyên lấy “Nền tảng tư tưởng của Đảng” làm bản lề, phương hướng hoạt động trên mọi cương vị, trách nhiệm công tác của mình. “NÊU GƯƠNG” để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải là những hành động thiết thực, việc làm cụ thể, phải thường xuyên liên tục, tự giác, và phải được các tổ chức chính trị - xã hội cùng nhân dân giám sát, đánh giá chính xác, khách quan. Quần chúng nhân dân là tai mắt. Mọi ưu điểm, hạn chế hay vi phạm của cán bộ, đảng viên, nhất là đạo đức, lối sống đều được bộc lộ hàng ngày trong công việc, sinh hoạt. Nhân dân sẽ phản ánh trực tiếp, chính đáng, giúp tổ chức Đảng cơ sở kịp thời và hiệu quả. Nếu tổ chức Đảng tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt những quý định của trung ương về dân chủ cơ sở, giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cơ sở, bằng tất cả trách nhiệm, niềm tin yêu, cách làm sáng tạo, hình thức phong phú, phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát cán bộ đảng viên tham gia, chắc chắn sẽ bảo vệ tốt nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh do Ban Tuyện giáo tổ chức vào ngày 6/6/2023
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Cuộc gặp chiều cuối năm
Của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch TPHCM với lãnh đạo Văn học Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm
Nghĩ về “Tiếng nói nhà văn”
Bài đăng Văn nghệ số 33/2022
Xem thêm
Văn chương phòng chống tham nhũng?
Bài đăng Văn nghệ số 30/2022
Xem thêm