TIN TỨC
  • Trách nhiệm nhà văn
  • Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Lý luận, phê bình VHNT

Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Lý luận, phê bình VHNT

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-04-12 18:52:55
mail facebook google pos stwis
763 lượt xem

Thực hiện chương trình công tác năm 2023, chiều 11/4 đồng chí  Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng,  Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Thường trực Hội đồng lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Đây là buổi làm việc thứ hai của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ với Hội đồng Lý luận phê bình VHNT.


Các đại biểu tham dự buổi làm việc. ảnh PV

Theo đó, phát biểu định hướng buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ, Trưởng Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, sau Đại hội XIII của Đảng, Ban Bí thư đã có sự đổi mới trong phân công lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương trong theo dõi các hoạt động của các Liên hiệp, Hội. Với tinh thần đó, Ban Tuyên giáo Trung ương được phân công theo dõi Liên hiệp các hội, các Hội chuyên ngành, trong đó xác định tầm quan trọng của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương. Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam sau Đại hội XIII đã có những sự kế thừa, khởi sắc mới, phong phú, đa dạng, trong đó có hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và hội chuyên ngành, cũng như Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Báo cáo của Hội đồng lý luận phê bình VHNT cho biết, trong năm đầu của nhiệm kỳ thứ 5, kế thừa truyền thống hơn 20 năm hoạt động, ngay sau khi công bố quyết định thành lập, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã rất nỗ lực thực hiện nhiều chuyên đề nghiên cứu, tư vấn. Hội đồng đã tham mưu có hiệu quả cho Đảng trong lĩnh vực văn nghệ, văn hóa, đồng thời có nhiều chuyên đề nghiên cứu làm rõ đường lối quan điểm của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ; tổ chức nhiều hội thảo hướng tới tổng kết nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Thay mặt Thường trực, lãnh đạo Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng cho biết, tính đến tháng 4-2023, Hội đồng đã trải qua 20 năm xây dựng, trưởng thành. Từ tháng 10-2022, sau khi có các quyết định về tổ chức nhân sự, bộ máy, Hội đồng nhiệm kỳ V (2021 - 2026) đã hoạt động ổn định, hiệu quả với 35 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch và 29 Ủy viên. Với số lượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách vừa mỏng vừa phải thực hiện khối lượng công việc lớn, Hội đồng đã tập trung tuyên truyền, làm rõ những vấn đề lớn quan trọng trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật. Hội đồng quán triệt, nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị, năng lực chuyên môn, khả năng, nắm bắt và xử lý các vấn đề căn bản, cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tuyên giáo, văn hóa, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ lý luận, phê bình. Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học phục vụ những yêu cầu đặt ra trong đời sống văn hóa, văn nghệ; tổng kết nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong hoạt động văn học nghệ thuật; tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; tiến hành xét tặng và tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao xuất bản năm 2021... Đồng thời, Hội đồng cũng đã lên kế hoạch cho đề án: 80 năm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm Văn học nghệ thuật sau giải phóng...

Cũng trong buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã trao đổi, đề xuất một số ý kiến, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương như: xem xét vấn đề biên chế trong các Hội đồng, tăng cường sự liên kết trao đổi giữa Hội đồng với các Ban, bộ ngành ; tiến hành tổng kết công tác Hội đồng, từ đó giao nhiệm vụ trong tâm cho các Hội đồng trong công tác nghiên cứu lý luận phê bình... trong đời sống văn học, nghệ thuật hiện nay

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận các ý kiến phát biểu và khẳng định vai trò, vị trí, hoạt động trong thời gian qua của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Trương ban Tuyên giáo khẳng định, Hội đồng hội tụ những thành viên có bề dày kinh nghiệm, tâm huyết với sự phát triển văn học, nghệ thuật đất nước; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được Ban Bí thư giao; thể hiện nổi bật qua những tư vấn để Đảng đề ra những quyết sách mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật.

Trưởng ban Tuyên giáo cũng đồng tình với các nhóm đề xuất, kiến nghị được nêu ra tại buổi làm việc, đồng thời đề nghị Hội đồng chú trọng quan tâm, phát huy cao độ trí tuệ, đóng góp của từng thành viên; tăng cường nghiên cứu làm rõ, hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách hệ thống; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng các báo cáo tư vấn cho Ban Bí thư, nhất là tư vấn chuyên đề, chuyên sâu về những vấn đề quan trọng, nổi bật trong đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà. Đặc biệt, cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật; trên cơ sở đó có các đề tài, chuyên đề nghiên cứu có chất lượng. Hội đồng cần coi đây là tiêu chí chính để đánh giá vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng của Hội đồng trong đời sống văn học, nghệ thuật đất nước. Mặc khác, Hội đồng cũng cần tạo ra sự giao thoa, kết nối giữa những người làm công tác nghiên cứu lý luận, phê bình với những người trực tiếp làm công tác văn học, nghệ thuật; qua đó đoàn kết, định hướng, khích lệ các nhà lý luận, phê bình và văn, nghệ sĩ đi đúng đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ hiện nay.

Nguồn: Báo Văn nghệ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Giá trị bất biến của báo chí cách mạng
Nguồn: Báo Văn nghệ số ra ngày 22/6/24
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng báo Văn nghệ số 22, ngày 01/6/2024
Xem thêm
Một đòi hỏi cấp thiết của đời sống văn học
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 10/2024
Xem thêm
Nghĩ về chuyện “làm gương” và “nêu gương”
Bài viết nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2024)
Xem thêm
Khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ
Lễ kỷ niệm do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 25/7 tại Nhà hát lớn, Hà Nội.
Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư về đội ngũ văn nghệ sỹ
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023)
Xem thêm
Xây dựng lối sống đẹp trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh
Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa Hồ Chí Minh do Ban Tuyện giáo tổ chức vào ngày 6/6/2023
Xem thêm
Nhà văn Trình Quang Phú và những sáng tác về Bác Hồ
Chuyên đề Những câu chuyện đẹp của HTV
Xem thêm
Hậu trường đối ngoại văn chương
Tự can đảm bước ra khỏi cái giếng cạn
Xem thêm
Cuộc gặp chiều cuối năm
Của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch TPHCM với lãnh đạo Văn học Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Khi nhà nước chưa thể ra tay, thì nhân dân làm
Câu chuyện quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay.
Xem thêm
“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới
Trong những năm qua, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đất nước đã tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá văn học - nghệ thuật nước ta ra thế giới. 
Xem thêm
Trở về Trường Sơn || Ký của Võ Thu Hương
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 50, ngày 17/11/22
Xem thêm
Lời chúc hòa bình từ các nhà văn
Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Xem thêm
Khi giáo viên các trường phổ thông kêu cứu…
Các giáo viên lẽ ra “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng thực ra mỗi ngày đến trường là một ngày lo đối phó, thậm chí là sợ hãi, dẫn đến tình trạng họ chọn cách làm việc thúc thủ, giao việc gì làm việc ấy, miễn làm sao được coi là hoàn thành công việc để không bị ai “động” vào, để yên thân… Khi giáo viên mất động lực làm việc, như người mất sinh khí, dẫn đến tình trạng dạy, học và các hoạt động khác của nhà trường như người ngái ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, chán nản…
Xem thêm