TIN TỨC

Đánh tiêu diệt, tại sao không?

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-21 17:40:32
mail facebook google pos stwis
931 lượt xem

CHỢT NHỚ VÀ KHÓ QUÊN

TÔ HOÀNG
(Viết nhân ngày 27/7)


1. TRÊN ĐỈNH CHƯ MOM RAY

Địa điểm: Đỉnh Chư Mom ray, tỉnh KonTum (dốc KonTum, hùm Ban Mê Thuột)
Nhân vật: Những người lính mặt xanh đít nhái, hốc hác, tay chân khẳng khiu vì quanh năm ăn theo chế độ 1 lạng gạo chia làm 3 bữa, còn bao nhiêu độn củ mì, rau rừng; trừ khi chiến dịch sắp mở màn thì được ăn cơm gạo không độn, 3 lạng một ngày. Ấy thế nhưng khi vào trận đều phải chất lên vai 40 ký trở lên. Đều phải khiêng pháo, khiêng đạn vượt qua những đỉnh dốc cao, ngập chìm trong mây trắng. Có đi theo lối mòn vượt núi như vậy “mới gây bất ngờ cho địch”- cấp trên bảo thế mà!
Từ chân dốc lên tới đỉnh Chư Mom ray mất đứt buổi sáng. Dốc cao, nói theo cách nói của lính là “đầu gối chạm mặt”, “chim chóc teo quắt hết cả”… Cách lên dốc tốt nhất khi mang vác nặng là khoanh hai tay trước ngực, mặt cúi gầm xuống, nhẫn nại nhẩn nha từng bước, từng bước… Theo cách leo núi của người Mông. Mới đầu mùa khô này thôi, lính truyền tai nhau kinh nghiệm, để bớt mệt, bớt thở dốc hãy lần lượt nhớ lại từng gương mặt đám bạn gái cùng học những năm cấp ba.
Lên tới đỉnh dốc, hạ vật trên lưng, trên vai xuống, liền vơ vội một túm lá xanh để xua đuổi ruồi vàng, muỗi đói đú loại. Ngồi chưa ráo mồ hôi, cơn lạnh từ trong người toát ra, từ khí núi ngấm vào bỗng thấy rùng mình, nổi gai gà. Canh chừng cơn sốt rét cũ sẽ ập tới!
Một trung đội lính vừa lên tới đỉnh núi.

Đỉnh Chư Mom ray, tỉnh KonTum (ảnh Internet)

Anh B trưởng (trung đội trưởng) phát lệnh cho lính tập hợp một hàng dọc.
Rồi B trưởng dõng dạc:
-Nơi đây xa dân, cho phép nói bậy, nói tục…Tùy thích!

Ngơ ngác vài giây. Rồi lính tráng nhẩy cẫng lên, hò reo. Như chưa bao giờ tưng bừng, hoan hỉ như thế:
-B.., L…, Ghe, Củ..c, Đ nhau, Hi…iếp…
-B..L…Mồng đốc..
- Hạt lạc… Quại nhau ...
-La la lá... là lá la...
-La la lá… Là lá la...
-....

B trưởng:
-Thằng nào còn nghĩ ra con gì, củ gì nữa không? Tiếp tục!
Cứ thế kéo dài, váng động cả núi rừng trong chừng 3,4 phút. Cho tới lúc đã lạc giọng, đã khản tiếng, đã thấm mệt.
B trưởng liền hỏi:
-Thỏa mãn dân cày chưa?
-Rồi! Rồi…
-Muốn “hát ca”  nữa không?
-Thôi, thôi ạ! thôi ạ...
- Vậy thì súng đạn lên vai, xuống dốc.
Lính láp phấn khởi, vui vẻ, tươi tỉnh sau khi đã tìm ra cách chống được muỗi đói, ruồi vàng, chống được cái gây gây ớn lạnh.

Được chứng kiến phút giây sung sướng đó của lính, Chính trị viên đại đội vỗ vai B trưởng: “Cậu làm công tác tư tưởng, động viên thật tuyệt vời, khó ai nghĩ ra. Sau chiến dịch này tớ nhất định đề nghị cấp trên chuyển cậu qua làm Chính trị viên phó, tiếp tay tớ!”
Câu chuyện lần vượt dốc Chư Mom ray hôm đó rất nhanh chóng khúc khích nhỏ to lan truyền khắp các đơn vị bộ, pháo, đặc công, hậu cần, vận tải...
Cục Chính trị, rồi Phòng Bảo Vệ (tức An Ninh trong quân đội) của Mặt trận Bộ cho triệu B trưởng và Chính trị viên C kia lên bắt viết ra giấy, rồi giải trình bằng miệng vài buổi: Vì sao, do đâu, đặc biệt do ai súi bẩy mà dám xem thường, hạ thấp, thậm chí dung tục hóa công tác chính trị, tư tưởng trong quân đội như vậy?
Cả hai đều bị giáng cấp, giáng chức, điều chuyển đi đơn vị khác.
Vào đầu mùa mưa năm sau, lính láp rỉ tai nhau: cả B trưởng lẫn Chính trị viên đã hy sinh trong những trận đánh đầu tiên, khi bộ đội vượt sông Poko, tràn vào thị xã KonTum.

2. CHƯA AI KỂ THÌ TÔI KỂ...

Đêm trước giờ G. xuất kích, thật nặng nề, căng thẳng. Sau khi đã xung phong (hoặc phân công) ai đánh bộc phá 1, bộc phá 2 mở hàng rào; ai trong đội hình "mũi dao nhọn", phân đội nào đánh chiếm mục tiêu nào… là tới lúc chính trị viên phó công bố ký hiệu đơn vị và số lính của từng chiến sỹ.

Một bếp đốt củi giữa lán. Những cái đầu cúi thấp hơn. Những cặp mắt loang loáng vẻ buồn bã, sợ hãi thoáng nhìn nhau...

Mỗi anh được phát (hoặc tự làm lấy) một miếng sắt cắt từ vỏ hộp thịt, hộp cá. Rủ nhau ra bờ suối, soi đèn pin, lấy một cục đá gõ lên chiếc đinh, đột ký hiệu đơn vị, số lính của mình lên miếng sắt. Để luồn giây đeo vào cổ.

Đêm rừng già ắng ngắt. Chỉ nghe tiếng đinh đột vào sắt vang lên, vang lên, cạch cạch, cạch cạch.

Để địch không thể lu loa "quân cộng sản từ Miền Bắc xâm nhập miền Nam" một quy định đã có từ lâu đời: Trước khi vào trận, tất cả quân, tư trang (kể cả thư từ, ảnh, nhật ký, sổ chép thơ, chép bài hát) đều phải gửi ở một hang động nào đó. Anh vào trận, ngoài súng đạn, chỉ được mang theo một tấm võng, phòng khi anh bị thương hoặc hy sinh có cái để khiêng võng anh ra...

Xưa kia ký hiệu và số lính thường được lính thêu (hoặc dùng lá rừng viết) lên nắp túi áo. Nhưng cũng thấy bất tiện. Dùng mảnh sắt đột số là tiện hơn cả.

Ký hiệu đơn vị, số lính của anh đã ghi vào một cuốn sổ cán bộ quân lực đại đội, tiểu đoàn. Sẽ từ miếng sắt hộp thịt, hộp cá kia mà truy ra.

Dòng chữ mang ký hiệu đơn vị, tên tuổi, quê quán của anh được ghi bằng bút mực, bút bi. Cuốn sổ ấy sẽ được truyền qua bao nhiêu bàn tay người, qua bao trạm giao liên trên Trường Sơn, qua mưa rừng gió núi, qua bao nhiêu khúc sông con suối khi lũ về, thuyền mảng bị lật..Nhòe nhoẹt, ẩm mốc, lẫn lộn, thất thoát. Chiến tranh mà!

Anh thành CHIẾN SỸ VÔ DANH, anh yên nghỉ với ngôi mộ KHÔNG TÊN, anh đâu có tội, khi anh phải chấp hành một quy định nghiêm ngặt: KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ LỘ QUÊ CHA, ĐẤT MẸ Ở MIỀN BẮC.

Anh tên gì, hỡi anh yêu quý?

3. ĐÁNH TIÊU DIỆT, TẠI SAO KHÔNG ???

Còn nhớ rõ, từ năm 1970, 1971 trở đi khi địch thực hiện chiến thuật CO CỤM, tức lập các tuyến phòng thủ vòng ngoài với công sự bê tông, cốt thép, với nhiều lớp hàng rào vây quanh, với sự chi viện tối đa của phi pháo để bào vệ tuyến thành phố, đô thị phía trong..bên ta bắt đầu nêu cao khẩu hiệu ĐÁNH TIÊU DIỆT. Tức là đã nổ súng, phải đặt ra chỉ tiêu TIÊU DIỆT GỌN (XÓA SỔ) TỪNG CHIẾN ĐOÀN, TỪNG LỮ ĐÒAN của đối phương. Không để cho chúng giữ lại phiên hiệu, bổ xung thêm quân và biên chế vẫn như cũ.
Dĩ nhiên là thực hiện chỉ tiêu này hao tổn máu xương, "tốn lính" lắm!!!

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta kéo dài đã mươi, mười lăm năm. Tuyệt nhiên không nghe "cấp trên" nêu phương châm (chỉ tiêu) ĐÁNH TIÊU DIỆT?
Mà cũng lạ nữa, tại sao HỘI CỰU CHIẾN BINH VN bỗng quên phắt mà không nhắc nhở các "cấp trên" một trong những truyền thống anh hùng này của QĐNDVN nhỉ?
Căn bệnh nan y THAM NHŨNG ở nước ta hiện nay giống như TRẰN TINH NHIỀU ĐẦU, chém đầu này nó mọc đầu khác ngay liền à!
Vì mục đích nhân đạo theo định hướng XHCN(!?), vì "trị bệnh cứu người", ta không "tru di tam tộc" bọn tham nhũng; không treo cổ hoặc tiêm thuốc độc tương ứng với số tiền bạc, tài sản của nhân dân họ thu vén bỏ vào hầu bao.
Vậy ĐÁNH TIÊU DIỆT căn bệnh tham nhũng ở đây là làm thế nào? Theo ngu ý, bên cạnh biện pháp MỀM là cảnh cáo về mặt Đảng, tước hết các chức vụ trong Đảng (mà chắc hẳn bè lũ tham những sẽ bịt mũi cười ruồi), PHẢI TỊCH THU TOÀN BỘ GIA SẢN CỦA BỌN CHÚNG, LÀM VIỆC TỐT LÀ GIÚP CON CÁI, THÂN NHÂN CỦA BỌN CHÚNG TRỞ VỀ VỚI CUỘC SỐNG CHÂN LẤM TAY BÙN, TAY KHÔNG LÀM HÀM KHÔNG NHAI CỦA CỘNG ĐỒNG.
Chỉ như vậy, vong linh những anh hùng, liệt sỹ đã khuất mới mát lòng, hả dạ. Những con hải âu hay phương hoàng, sếu mỏ xanh, mỏ đỏ gì gì đó (như  Cụ Thủ Phúc thường nói) mới thực sự bay về với non sông, đất nước này!!!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm
Thương một nhà văn cao tuổi
Nghe tin một nhà văn cao tuổi (85 tuổi) là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, cũng là người tôi quý mến bị bệnh ung thư và khó qua khỏi trong thời gian tới. Tôi lật đật chạy đến thăm ông dưới cái nắng hè oi bức.
Xem thêm
Chất lính - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3262 – 3263.
Xem thêm
Beijing lá phong vàng (8) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu
Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.
Xem thêm
Cha tôi: Một ngón đàn tài tử đậm hồn thơ – Tạp bút Tương Như
Trong suốt cuộc đời, đôi khi phải chịu đựng cảnh mưa gió chìm nổi, tôi vẫn thường tự nghĩ mình là có lẽ là nơi hội tụ cơ duyên giữa ba dòng sông nghệ thuật: mỹ thuật, thi ca và âm nhạc.
Xem thêm
Duyên đá - Bút ký của Minh Đan
Mỗi ngày, mặt trời phía xa xa chưa kịp lấp ló, đã thấy ba tôi cần mẫn xách những xô nước mát trong trĩu nặng đôi bờ vai xương xẩu tưới lên những tia sống khỏe, mớm yêu cho từng khóm cây, chậu cảnh vườn nhà.
Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm