TIN TỨC
  • Truyện
  • Đoạn cuối chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển

Đoạn cuối chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-10-30 16:13:42
mail facebook google pos stwis
190 lượt xem

 

MỘT

 

Vậy là gần hai mươi năm Trình mới trở lại đây, nơi đóng quân của Trung đoàn thời chống Mỹ. Thực ra, có vài lần anh qua “cửa khẩu “ khi đất nước còn chia cắt này. Nhưng đi theo đoàn nên anh không có dịp dừng lại thăm ông Tư và những người dân đã lưu lại trong anh bao kỷ niệm không thể phai mờ.

Nhà văn Trần Thế Tuyển

Xuống xe, Trình ghé quán nước mía nằm dưới gốc cây có vòm lá như chiếc ô khổng lồ. Cuối mùa khô, trời cao xanh không một vệt mây, đôi lúc có vài ngọn gió lướt qua, nhưng vẫn oi bức lắm. Chủ xe nước mía là một cô gái có mái tóc dày, xoã ngang vai ôm khuôn mặt bầu bĩnh:

–  Cháu cho hỏi, có biết nhà ông Tư ở đâu không ?

–   Dạ, ông Tư nào ạ. Ở ấp này có nhiều ông Tư lắm ? - Cô gái chừng trên dưới hai mươi từ tốn hỏi lại.

–   Ông Tư có cô con gái, vợ mất sớm. Trước giải phóng trồng mỳ trong rẫy cạnh cửa khẩu Trại Bí đó - Trình đáp.

Suy nghĩ một lúc, cô gái hỏi lại:

–    Có phải ông Tư Hội không?

Chưa chắc lắm, Trình nói tiếp:

–  Có thể. Cháu cứ chỉ giúp nhà ông Tư Hội đi.

Gặp ông Tư chú sẽ hỏi tiếp.

Đoạn cô gái ghé tai nói với người bạn ngồi bên cạnh điều gì rồi quay sang bảo Trình:

–   Chú đi theo con.

Trình theo cô gái bán nước mía vào hẻm nhỏ sau gốc cây. Nhìn gương mặt cô gái Trình có cảm giác như đã gặp cô ở đâu. Quen quen, là lạ.

Đi một đoạn đường, cô gái dừng trước ngôi nhà có cổng làm bằng thân cây nhỏ:

–   Ngoại ơi, có người tìm nè.

Từ trong nhà, một ông già phong cách rặt Cao Đài Tây Ninh bước ra. Trang phục trắng, chiếc khăn vấn đầu trắng và cả đôi dép nhựa cũng màu trắng:

–   Ông hỏi ai? Giọng ông già trầm đục.

–   Dạ, bác làm ơn chỉ giúp nhà ông Tư ở đâu. Cháu nhớ trước 30 tháng 4, ông Tư làm khoai mỳ, có cô con gái chừng hai mươi tuổi. À thêm nữa, ông Tư lúc đó mới goá vợ.

Ông già bối rối, giọng líu ríu:

–  Woa đây. Tư Hội đây. Vậy ông là ai?

Đến lượt Trình ngạc nhiên. Giọng anh líu ríu:

–  Trời. Mới có mấy chục năm mà chú Tư khác quá. Cháu là Trình - Trình dân vận Quân giải phóng đây.

Ông Tư mừng rỡ gặp lại người quen cũ:

–   Vào nhà, vào nhà đi. Từ từ rồi nói…

Trình bước vào nhà. Căn nhà nhỏ, sắp xếp khá gọn gàng.  Bàn thờ của người theo đạo Cao Đài đặc trưng với hình con mắt đầy huyền bí. Nhìn khắp lượt gian nhà, Trình tự giới thiệu:

–   Hồi trước giải phóng, đơn vị cháu về bảo vệ cửa khẩu này. Cháu có gặp chú Tư và em…

Trình đang cố nhớ lại tên con gái ông Tư thì ông già tiếp lời:  –  Con Hướng. Con Hướng phải không ? Đoạn ông Tư chỉ tay vào cô gái bán nước mía: –  Đây, con gái của nó đây.

Nhìn kỹ cô gái Trình mới chột dạ, không lẽ cô gái này là kết quả của mối tình bất đắc dĩ đó sao?!

Trong lúc ông Tư cùng cô cháu ngoại xuống bếp, chắc là lấy nước mời khách, Trình nhớ lại câu chuyện đau lòng đã xảy ra nơi đây mấy chục năm khi đất nước còn chia cắt.

Dạo ấy, đánh chiếm chi khu Long Khốt không thành, đơn vị của Trình được điều về đứng chân bên cửa khẩu Trại Bí này vừa huấn luyện, củng cố đơn vị vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cửa khẩu. Từ đại đội 17, Trình được điều lên Ban Chính trị Trung đoàn làm trợ lý dân vận. Một ngày nọ, anh được Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn gọi lên giao nhiệm vụ xuống đại đội 16 kiểm tra xem người nào đã vi phạm kỷ luật dân vận mà dân trong vùng địch tạm chiếm đã ngầm báo với cơ sở nằm vùng của ta. Phải điều tra, xác minh kỹ lưỡng. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Trước khi chia tay, Chủ nhiệm Chính trị còn dặn Trình như thế. Trình lập kế hoặch, móc nối với cơ sở nằm vùng, mời người tố cáo gặp anh em trong đơn vị để nhận dạng.

Cả trung đội làm nhiệm vụ bảo vệ cửa khẩu lúc ấy chỉ còn chưa đầy 10 người,  tập họp hàng ngang giữa sân bóng chuyền dưới lùm cây. Trình chưa nói hết câu chuyện, một chiến sỹ có dáng người cao to, giọng nói của người dân tộc thiểu số vùng cao lơ lớ cất lên:

–   Tôi, tôi . Chính tôi đã làm việc ấy…

Một thoáng bất ngờ, Trình hỏi cô gái đi theo cha:

–   Có phải anh này ?

Cô gái nhìn thật sâu vào mắt người chiến sỹ tự nhận mình đã làm việc ấy, ngập ngừng nói:

–   Dà, dạ. Đúng là ông này.

Mọi người ra về. Trình mời anh chiến sỹ tự nhận vi phạm khuyết điểm vào lán dã chiến hỏi chuyện. Đợi anh chiến sỹ ngồi ngay ngắn trước mặt, Trình mở máy ghi âm, nói:

–   Nào, đồng chí báo cáo đi. Phải trung thực và chịu trách nhiệm với báo cáo của mình.Và, đây là câu chuyện của người trong cuộc:

– Tôi tên là Mão, 25 tuổi, dân tộc Mường ở Hoà Bình.…

 

HAI

 

Hôm ấy Mão được phân công làm nhiệm vụ cảnh giới cửa khẩu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Mão trèo lên cây cầy chót vót trên cao cho dễ quan sát. Gần trưa, Mão phát hiện có hai người,  một đàn ông đứng tuổi, một cô gái trẻ tiến về phía hố bom có nước trong veo dưới ngay chân cây cầy.

 Mão hồi hộp theo dõi câu chuyện của họ:

–  Nè con gái. Trưa rồi con ớ lại đây, ba về lấy nước và cơm nghen?

 Cô gái nói với ba điều gì nữa mà Mão không nghe rõ. Anh chỉ thấy người cha gật đầu rồi biến vào đám khoai mỳ xanh tốt. Chỉ còn lại cô gái trẻ giữa cánh rừng hoang, cô quạnh, tim Mão đập thình thịch. Vào chiến trường đã gần 5 năm nay, đơn vị chiến đấu liên miên, ít khi anh được gặp dân, đặc biệt là đàn bà, con gái. Mão không thể kiềm chế được sự trỗi dậy, đòi hỏi của người đàn ông trong anh. Đang lúc mơ màng, thèm khát ấy thì Mão thấy cô gái lần lượt lột hết y phục trên người. Mắt Mão nhoà đi. Hai mươi mấy tuổi đầu chưa bao giờ anh được tận mắt chứng kiến hình ảnh này. Cô gái trẻ như một nàng  tiên giáng trần. Thân thể cô nõn nà như bông bưởi. Mão thấy đâu đó  mảng rừng bí ẩn, đôi vầng bồng đảo với đỉnh chót hồng hào như núm hoa sen. Không kiềm chế được, Mão tụt xuống. Anh gác  súng cạnh gốc cây rồi nhảy ùm xuống hố bom ôm chặt cô gái như hổ đói vồ mồi:

–   Em đừng sợ, em đừng la. Tôi thích em. Tôi muốn em…

Giọng Mão đứt quãng, hụt hơi. Bị bất ngờ, cô gái trẻ không kịp tự vệ. Thân hình nóng bỏng của cô muốn tan chảy trong vòng tay cuồn cuộn như thác lũ của Mão.

Giọng cô gái chấp chới:

–   Con lậy ông. Con có dây chuyền, nhẫn tay, tiền…Con biếu ông hết. Ông đừng, ông đừng…

–   Mão này không cần những thứ đó. Chỉ cần em thôi- Mão trả lời .

Đoạn Mão đè nghiến cô gái xuống bãi cỏ. Và, dù có chống đỡ quyết liệt đến đâu, cô gái trẻ chưa đầy hai mươi tuổi cũng không thoát khỏi cơn khát cháy bỏng của người con trai như nắng hạn khát mưa rào…

Xong chuyện, Mão mới biết sợ. Anh chỉ kịp ném vội quần áo cho cô gái rồi ôm súng biến vào rừng…

Nghe Mão kể xong, hỏi thêm vài điều, Trình chốt lại:

–   Đồng chí về viết kiểm điểm, tường trình đúng như tôi đã ghi âm hôm nay.

Trình với tay gọi người cán bộ phụ trách đang ngồi chờ ngoài gốc cây và nói cho 2 người cùng nghe:

–   Kể từ giờ phút này, đồng chí Mão tạm thời không được phân công công tác, không được rời khỏi doanh trại. Chờ ý kiến chỉ đạo của trên.

Chuyện gì đến đã đến với tội  tầy trời của Mão. Vài ngày sau quân pháp sư đoàn xuống dẫn theo một tổ vệ binh. Người ta đọc lệnh bắt Mão, lập án chờ ngày xét xử theo đúng kỷ luật chiến trường. Tháng sau, toà án binh lưu động được tổ chức ngay tại đơn vị. Cha con ông Tư được mời làm nhân chứng. Ông Tư cứ nghĩ chuyện bất đắc dĩ ấy, nhất là trong chiến tranh khi sự sống cái chết chỉ cách nhau gang tấc,  người ta chỉ cảnh cáo, phạt giam vài bữa rồi cho qua. Nhưng khi nghe toà tuyên án sẽ tử hình người gây ra tội ác phá đời con gái của con ông thì ông Tư phát hoảng.

Nhìn sang, ông thấy Hướng, con gái ông cũng không giữ được bình tĩnh. Cô khóc như chưa bao giờ được khóc. Chủ tọa phiên toà tuyên bố: đây là tuyên của toà sơ thẩm. Bị cáo sẽ có thời gian 15 ngày kháng án…

Trở về nhà, đáng lẽ ông Tư nhẹ lòng vì người gây án với con gái ông đã bị xử đúng người đúng tội với hình phạt cao nhất. Trái lại ông thấy lòng nặng trĩu. Ánh mắt chân thành và giọng nói chưa thuần thục  tiếng phổ thông của Mão cứ như ngọn lửa âm ỉ thiêu cháy lòng ông.

Anh ta có tội thật. Nhưng mọi điều trong chiến tranh đều có thể xảy ra. Tự nhiên ông Tư thầm trách con gái mình. Cũng tại cả mầy nữa. Ai bảo con gái hơ hớ thế mà phơi ra trước mặt nó. Mỡ treo mèo đói làm sao không có chuyện?!

Đêm ấy ông Tư gần như thức trắng. Gần sáng ông pha bình trà đợi con gái thức dậy, bảo:

–   Hướng này. Ba tính viết đơn xin giảm tội cho thằng ấy. Còn trẻ mà không chết ngoài trận với giặc mà chết do bị kỷ luật thì tội quá. Hướng thấy cha nói có tình, có lý.  Cô hình dung ra ánh mắt thật ấm áp của Mão khi áp vào ngực cô. Cả hơi thở người con trai vừa lạ vừa huyền bí nữa, thật khó phai mờ.  Giọng Hướng ngập trong nước mắt:

–   Con cũng thấy thế. Trách thật đáng trách. Nhưng mà… Vậy ba làm giấy xin tha chết cho ảnh nhé ?

Được con gái ủng hộ, ông Tư làm giấy xin tha tội chết cho Mão. Hai cha con cùng ký tên.

Nhận được giấy xin giảm tội cho Mão của cha con ông Tư, đơn vị chưa kịp xem xét thì chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy nổ ra. Cả đơn vị hành quân vượt Đồng Tháp Mười tiến về thị xã. Nhiệm vụ của đơn vị là cắt đứt lộ 4, chặn đường tiến và lui của địch. Khi có thời cơ thì giải phóng thị xã.

Trong lúc chờ thi hành án, Mão được điều về quản thúc tại đơn vị tăng gia sản xuất. Biết tin cả sư đoàn hành quân, anh đã viết đơn tình nguyện ra mặt trận. Giọng thật thà của người xứ Mường, Mão viết:

–   Cứ để tôi ra trận. Nếu có phải chết để tôi chết ngoài mặt trận chứ đừng chết bởi phát đạn của quân mình…

 

BA

 

Dòng hồi tưởng như cuốn phim đang chiếu

chậm thì ông cháu chủ nhà xuất hiện. Một bình trà và rổ khoai mỳ nóng hổi:

–   Tôi nhớ ra rồi. Chú là người đã xử cái vụ thằng Mão năm ấy. Bây giờ thằng Mão ở đâu? – Ông Tư hỏi.

Trình đã tính không nói ra sự thật, nhưng anh không kìm lòng được:

–   Mão hy sinh hồi cuối tháng 4 năm 1975 rồi, chú Tư.  Chỉ còn một ngày nữa thì Sài Gòn giải phóng. Mão là người lính cuối cùng ngã xuống trước khi chiến tranh kết thúc…

Trình thấy ông Tư loạng choạng, rổ khoai mỳ trên tay ông rớt xuống đất. Những miếng mỳ trắng vàng tơi tả khắp gian phòng.

Bỗng nhiên ông Tư chạy đến ôm lấy cô cháu gái. Một chút ngỡ ngàng. Hai ông cháu ôm nhau cùng khóc.

Trình cũng không cầm lòng được. Anh nhìn kỹ cô cháu ngoại của ông Tư mà ngỡ như Mão đang hiển hiện đâu đây, trong buổi đoàn viên hy hữu giữa chiến trường xưa đầy kỷ niệm vui buồn./.

 

Tây Ninh, 2012

T.T.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm