TIN TỨC

Đọc thơ Tháng mười một về thăm trường cũ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-11-28 16:09:12
mail facebook google pos stwis
1391 lượt xem

  (Đọc tập thơ “An Nhiên Dưới Mái Trường “ của Lê Minh Vũ)

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Và lần trở về với “thiên đường tuổi mộng” này hay theo cách nói thấu tình của nhà thơ, nhà báo Hà Đình Nguyên là về lại khung trời “hồn nhiên hoa mộng” gặp lại  “những xuyến xao, hoài niệm”. Theo tôi còn hơn thế nữa, tấm lòng tri ân thầy cô lấp lánh qua những dòng thơ của nhà thơ – nhà giáo Lê Minh Vũ xao động lòng người đọc mãi không thôi.

 

                 Tháng 11 lại về.

                 Tháng của thầy trò về lại mái trường xưa. Vùng trời thân thương đó nhà thơ - nhà giáo của đất Bình Dương Lê Minh Vũ gọi là “thiên đường tuổi mộng”. Và tác giả gởi tròn xúc cảm của mình vào thi phẩm có tên “An nhiên dưới mái trường” gồm 76 bài thơ do Nhà xuất bản Đà Nẳng phát hành quý I năm 2022.                   

                   Điều thú vị, tập thơ thể hiện bốn chủ đề ( Mộng mơ, Xuân; Một thời xa, áo trắng biết đâu tìm…; Thu vàng ước mơ; Chạm tay vào tháng Tám) thì chủ đề “ Một thời xa, áo trắng biết tìm đâu…” có đến 30 bài.

                  Trong những ngày thắm tình hội ngộ tri ân 20.11 này, bạn hãy cùng tôi thăm lại trường xưa, bạn cũ qua những vần thơ áo trắng biết tìm đâu của Lê Minh Vũ.

                   Ở bài thơ “Kỉ niệm thời áo trắng” nhà thơ viết:

                                 Những cánh chim tung bay khắp nẻo

                                 Ước mơ hồng vẫn cháy bỏng trong tim

                                 Và kỉ niệm một thời áo trắng

                                 Cứ hiện về trong nỗi nhớ trinh nguyên.

               Những câu thơ chân thực và đầy ắp mộng mơ. Những cô cậu học trò áo trắng từ biệt mái trường từng gắn bó học tập ba năm dài giờ như “ những cánh chim” mang “ước mơ hồng” về một tương lai, một chân trời mới rạng tươi “tung bay khắp nẻo”. Vậy nên bao kỉ niệm thân thương cùng gian khổ của thời học sinh dẫu có rời xa cũng như tác giả vì nguyên do nào đó phải chuyển nơi công tác mới thì “những ngày xưa thân ái” (Phạm Thế Mỹ) vẫn mãi tươi xanh trong hoài niệm.

          Đặc sắc ở đây là cách dùng từ của nhà thơ giản dị lại giàu biểu cảm : “ Cứ hiện về trong nỗi nhớ trinh nguyên”. “Nỗi nhớ trinh nguyên” - nỗi nhớ về chốn cũ, trường xưa, bạn học -  thời áo trắng mãi tinh khôi như tình đầu dẫu mỗi người đều trãi qua thăng trầm lấm bụi trần gian nan.  

                  Và tuổi học trò ai trong chúng ta không từng thẩn thờ trước hoa phượng, trang lưu bút, tiếng ve, tà áo trắng…Lê Minh Vũ, nhà thơ và còn là một nhà giáo nên trong thơ anh ngân rung sôi nổi.  Nhưng điều thiết yếu là nhà thơ gởi vào đó những  xuyến xao, nỗi niềm…Và Lê Minh Vũ làm hơn cả điều đó::

                      Với phượng hồng:

                               Ừ thì nắng, em đừng che nón

                              Màu phượng thoa thắm má hc trò

                              Anh thầm ước hóa thân thành chú bướm

                             Bay trên đầu điểm xuyết suối tóc thơ.

                                           (Cổng trường mùa hạ)

          Những dòng thơ như dành để tán tỉnh nhỏ nào đó. Phượng hồng hay má em hồng để anh thành chú bướm bay lòng vòng bên em?                                             

                             Mưa mùa chở nặng bao niềm nhớ

                            Gốc phượng già mòn mỏi ngóng trông    

                                           (Nhỏ ơi, mùa hạ)

                             Vẫn màu phượng của ngày xưa

                            Tôi và em thuở còn chưa biết buồn…

                                          (Phượng của ngày xưa)

          Phượng còn trở thành chứng nhân gốc phượng già mòn mõi, màu phượng xưa cho những rung động đầu đời dễ thương cũng dễ chia xa…Chẳng những thế, tác giả còn dành trọn tâm tình vào bài thơ Phượng với 5cặp câu lục bát. Màu hoa đỏ thắm hạ buồn/ Lối về ký ức chợt xôn xao nhiều. Kết đôi cánh phượng diễm kiều/ Ép vào lưu bút tình yêu ban đầu. Thì vâng có nói gì đâu/ Chỉ là ánh mắt gởi trao thôi mà!...Những bông phượng hồng, những cánh bướm phượng…Thế thôi nhưng đi theo suốt cuộc đời cậu học trò (nhà thơ LMV nữa chăng?) đã sớm biết tương tư!

                                    Tên em, tên của loài hoa

                                    Đỏ hoe mắt hạ, ngày xa sân trường

 

                                    Thắp màu phượng giữa yêu thương

                                   Mà nghe nỗi nhớ vô thường ngày xanh.

                                                (Phượng)

          Những điệu vần lục bát ngọt ngào cứ như hương bưởi -  hương tình nhẹ bay, nhẹ lan trong bài thơ nức tiếng Hương thầm  của Phan Thị Thanh Nhàn..

                Với trang lưu bút:

                  Đừng khép lại cánh cổng trường ký ức/ Ngày chia xa không hẹn vẫn ghi lòng/ Bao nhung nhớ chứa đầy trang lưu bút/ Hạ lại về, nhỏ có nhớ bạn bè không?(Câu hỏi mùa hạ) Bâng khuâng lưu bút chuyền tay/ Bài thơ ai viết tặng ai thuở nào?(Hạ về bổng nhớ)

                “ Lưu  bút”, không chỉ là những con chữ vật lý, mà  đong đầy “bao nhung nhớ”, “bâng khuâng”. Bài thơ “gởi ai” vụng về nhưng “hơn” thi sĩ Đỗ Trung Quân từng viết trong Phượng hồng bài thơ còn hoài trong vở / giữa giờ chơi mang đến lại mang về. Vậy nên:

                                   Mưa hạ loang những sắc phượng bềnh bồng

                                  Trang lưu bút chở đầy bao mơ ước

                                                      (Mưa hạ)

                                   Đám học trò chuyền tay nhau lưu bút

                                  Hái phượng hồng ép bướm giữ làm tin.

                                                  (Một thời xa, áo trắng biết đâu tìm…)

                    “ Lưu bút” còn ôm giữ những ước mơ, hoài bão cho ngày mai cất cánh, thành đạt. Và không ai khác chính “phượng hồng ép bướm” làm tín vật – phượng hồng ép bướm giữ làm tin cho tình bạn lưu niên bền chặt với thời gian. Để đâu đây chợt ngân lên ca khúc Lưu bút ngày xanh của nhạc sĩ Thanh Sơn với nhiều ý tình đồng điệu.

                  Với tiếng ve và nhỏ:

                   Em đạp xe qua con đường kỷ niệm/ Phượng trên cành đã nở tự bao giờ/ Ve lại cất tiếng vang chia biệt/ Nhớ nao lòng những ngày  tháng mộng mơ.(Kỷ niệm thời áo trắng) Chạm tay vào miền ký ức/ Giật choàng vỡ tiếng ve ngân (Hạ nhớ) Vẫn râm ran khúc ve sầu/ Vô tình ánh mắt chạm nhau thẹn thùng/  Nắng hay sắc phượng đỏ bừng/ Má em lúng liếng quá chừng dễ thương! (Hạ về bổng nhớ)

              Cùng với hoa phượng, tiếng ve mùa hạ là âm thanh của nỗi niềm. của “tiếng vang chia biệt’, ký ức hoài niệm có cố đóng băng, lấp che thì với Lê Minh Vũ  khi tiếng ve cất lên tất cả đều vỡ òa, tan chảy. Nhớ nao lòng ngày tháng mộng mơ.  Thời  hồn nhiên mộng mơ hiện lên lung linh. Và em, và nhỏ cũng quay về ánh mắt chạm nhau thẹn thùng/ Má em lúng liếng quá chừng dễ thương.

                              

                               Cánh bướm phượng bay vào trong giấc ngủ

                               Chao đảo đời anh một áng mi cong…

                               Ve vẫn hát bài tình ca ngày cũ

                              Dấu chân hồng vương mãi đến ngàn sau

                                                              (Dấu chân ký ức)

               Nhỏ đó. Em đó. Tà áo trắng. Gót chân hồng  đó của thời tuổi ngọc mà nhà thơ và mỗi chúng ta nữa chăng đều mê theo mấy chặng dài. Chao đảo đời anh một áng mi cong. Dấu chân hồng vương mãi đến ngàn sau. Âm vang bản tình ca chú ve rộn hát “bản tình ca ngày cũ”  của Lê Minh Vũ làm ta liên tưởng dến tiếng “kêu vang” của những chú ve con mùa hạ trong thơ của Nhà thơ tình yêu Trần Dạ Từ  Lần đầu ta ghé môi hôn/ Nhữngcon ve nhỏ hết hồn kêu vang. Sao nó mềm ngọt, điếng lòng đến vậy! ( mặc dù ngoài đời thực ve kêu đinh tai chói óc)

                            Và về thăm trường cũ:

               Ở mảng chủ đề trờ về trường cũ, Lê Minh Vũ  đã gởi gắm tâm tình, niềm yêu nhớ mái trường, áo trắng, phượng hồng đến 5 bài thơ trọn vẹn  dẫu là “ Thời gian vẫn mãi hững hờ/ Thiên đường tuổi mộng bầy giờ đã xa” (Hoài khúc áo trắng).

                Ta hãy men theo dòng xúc cảm của tác giả:

                              Có về trường cũ không em

                             Lật trang ký ức gọi tên bạn bè…

                          …Về tìm kỷ niệm một thời

                             Có người bạn gái vẫn ngồi cạnh bên

                             Về tìm sống lại ngày thơ

                            Tìm tôi trong các em giờ, tìm tôi…

                                             (Nhắn về trường cũ)

                            …Ngôi tường ngày cũ nhạt nhòa

                               Dòng sông vẫn chảy bến đò còn đây

                          …  Về thăm trường cũ, ngỡ ngàng

                               Tìm ta, áo trắng, trong đàn em thơ.

                                             (Hoài khúc áo trắng)

           “Ngôi trường cũ” gắn bó bao tháng ngày giờ “nhạt nhòa”,  “Trang ký ức” giở lại, “kỉ niệm” thời áo trắng hồn nhiên, bè bạn cả cô bạn gái lí lắc “ngồi cạnh bên” tiếng cười trong như pha lê cứ như vừa hôm qua. Với giọng thơ đầy luyến nhớ, tất cả là tấm gương soi” bụi thời gian không  lấp mờ được. Nhà thơ tìm thấy mình : “Tìm tôi trong các em, tìm tôi/ Tìm ta, áo trắng, trong đàn em thơ”

                  Chính vậy, Ngôi trường ngày cũ nhạt nhòa/ Dòng sông vẫn chảy bến đò còn đây”. “Dòng sông”, “con đò”  tôi cho là cần hiểu nghĩa biểu tượng “Dòng sông vẫn chảy” - dòng thời gian lặng lẽ trôi nhưng Người thầy –“ con đò còn đây” vẫn cần mẫn đón đưa bao lớp học trò qua sông tri thức hơn là hiểu nghĩa của tình yêu đôi lứa cây đa bến nước, con đò năm xưa. Một tấm lòng tri ân hết mực kính yêu với thầy cô một đời vì lớp trẻ.

                    Bằng tâm tình ấy, thăm lại chốn xưa, tác giả có chủ ý chọn buổi trở về: “Tháng chín thật tinh khôi/ Rạng ngời từng khuôn mặt/ Tôi đứng đây bồi hồi/ Nhớ ngày xưa quay quắt…(Về lại trường xưa) “Tháng năm về trường cũ/ Hoa phượng thắm cuối đường...Nhiều khi nhìn áo trắng/ Nhớ quay quắt một thời”.(Tháng năm về trường cũ)

          Bởi “Tháng chín tinh khôi” “Tháng năm phượng thắm” đều là những thời khắc khai trường lung linh,nao lòng chia biệt xa trường lưu dấu ấn khó nhòa phai thời áo trắng! Những câu thơ năm chữ nhịp 2/3 rồi đảo nhịp thể hiện đằm sâu niềm yêu nhớ “trường xưa, trường cũ, áo trắng”. Nhưng chỉ có ngôn từ “quay quắt” tác giả dùng đến 2 lần mới diễn tả trọn nỗi niềm ấy bằng cấp độ tình yêu nam nữ mãnh liệt. Nhớ ngày xưa quay quắt; Nhớ quay quắt một thời.

                Đọng mênh mang xúc cảm là ở bài thơ “Trở lại” .

                Với 5 khổ thơ mà cụm từ “Tôi trở lại” tác giả dùng đến bốn lần:  Tôi trở lại thăm ngôi trường cũ/ Áo trắng bay nhuộm trắng sân trường/ Tôi trở lại sau tháng ngày xa cách / Tôi trở lại tìm tôi ngày xưa ấy/ Tôi trở lại như người mang nặng nợ

                 Ta hình dung, tác giả ngẩn người như choáng ngợp “Áo trắng bay trắng sân trường” bao “kỷ niệm học trò” như hồi quang sống động.

                Như đã nói, Lê Minh Vũ còn là một nhà giáo thể hiện lòng tri ân đến thầy cô giáo đã dìu dắt mình tận tâm thành người hữu ích chân thành không hoa mỹ:

                               Thầy cô tôi tóc đã bạc thêm nhiều

                               Công ơn ấy suốt đời tôi ghi khắc

           Câu thơ – tiếng lòng của tác giả như ngân nga ca khúcKhi thầy viết bảng/ bụi phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào / vương trên tóc thầy (Bụi phấn của Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc). Ngày xưa ấy khó tìm lại được, như  bạn bè” mỗi đứa một phương  “bao giờ gặp lại?. Nhưng có một điều chắc chắn: tri thức, nghị lực thầy cô truyền dạy cho lớp học trò áo trắng mãi luôn là Bước vào đời lòng sáng mãi tin yêu.

               Bài thơ này cũng là bài thơ cuối (bài 29)  của dòng tâm tình “Một thời xa, áo trắng biêt tìm đâu...”. Nhưng những lần về thăm trường cũ của nhà thơ, của lớp học trò đâu chỉ có tháng 11 này.

                              Tôi trở lại như người mang nặng nợ

                             Miền nhớ thương giục giã bước quay về...

          Nó là tiếng gọi của trái tim mặc dòng thời gian miên man chảy trôi. Ai cũng có một thời nhớ mãi/ Mà thời gian không dừng lại bao giờ.

                  Và lần trở về với “thiên đường tuổi mộng” này hay theo cách nói thấu tình của nhà thơ, nhà báo Hà Đình Nguyên là về lại khung trời “hồn nhiên hoa mộng” gặp lại  “những xuyến xao, hoài niệm”. Theo tôi còn hơn thế nữa, tấm lòng tri ân thầy cô lấp lánh qua những dòng thơ của nhà thơ – nhà giáo Lê Minh Vũ xao động lòng người đọc mãi không thôi.

                                 Vài năm xa, nơi này tôi trở lại

                                 Chạm vần thơ nghe sóng dội bến bờ

                                                          (Trở lại)

                                Cuối sân trường thầy trầm ngâm lặng lẽ

                                Một thời xa, áo trắng biết đâu tìm...

                                               (Một thời xa, áo trắng biết đâu tìm...)

                                                       Núi Chứa Chan, 19/10/2022

                                                     NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG

                  

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm
Minh Anh, người đánh thức thế giới
từng chữ từng chữ/ rơi vào từng dòng từng dòng/ chúng chụp lấy những khoảnh khắc/ đẹp não nùng/ không thể rời khỏi con tim/ cách duy nhất để tự nó đừng nở rộ quá mức/ vượt khỏi ký ức của ta/ là hãy viết xuống (Sự kỳ lạ của nghệ thuật viết).
Xem thêm
Ta sẽ không như cốc trà nguội cuối ngày
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ Vọng thiên hà của Hoa Mai.
Xem thêm