TIN TỨC
  • Thơ
  • Hà Nội một chiều đông | Chùm thơ Phạm Hào Quang

Hà Nội một chiều đông | Chùm thơ Phạm Hào Quang

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-12-25 23:05:55
mail facebook google pos stwis
1094 lượt xem

PHẠM HÀO QUANG (*)

Là người duy nhất sống sót khi chiếc trực thăng chở 14 quân nhân Việt Nam bị rơi năm 1980 tại Campuchia, anh Phạm Hào Quang trở thành thương binh loại 1 là loại nặng nhất. Sau hơn 2 năm qua 4 lần lên bàn mổ với bệnh án khủng: vỡ hộp sọ, vỡ gan, gãy xương cổ, gãy xương sườn, liệt tứ chi... anh trở lại cuộc sống bằng công việc rửa bát cho quán phở và đủ nghề bình dân và lương thiện khác. Đến tuổi 47, bằng đôi chân khập khễnh anh bước vào giảng đường trường Đại học Xây dựng và tốt nghiệp kỹ sư xây dựng. Và ngay sau đó anh vào học Đại học Luật TPHCM rồi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu.



Hoa gạo thành Vinh

 

Ta xa nhau ngày ấy ngoại thành Vinh

Hoa gạo rụng và tuổi hồng ta rụng

Anh lên tàu đi về nơi tiếng súng

Em co mình trong vỏ ốc đơn côi.

 

Đời chiến binh lầm lụi lặng lẽ trôi

Máu đồng đội đỏ bầm màu hoa gạo

Tiếng gọi mẹ lịm dần trong tiếng pháo

Em quê nghèo leo lắt ánh đèn khuya.

 

Ta trở về nhặt mảnh vỡ chia ly

Hoa gạo rụng trên mái đầu điểm bạc

Thành Vinh ơi! “Qua nửa đời phiêu bạt

Bên dòng Lam ta ngơ ngác tìm về.
 

Nghệ An, 3-2020.

 

 

Má đã đi xa

 

(Nhiễm covid-19, mẹ vợ tôi mất ngày 13-9-2021)

 

Xe cứu thương lập lòe con phố vắng

Người ra đi và hũ cốt trở về

Phút lâm chung không người thân, kèn trống…

Bó hình hài trong chiếc túi tử thi.

 

Chưa bao giờ người sợ người đến vậy

Tay chưa trao liền vội vã khử trùng

Mắt chưa nhìn đã lùi xa - giọt bắn!

Ngoài hàng rào con ngó má rưng rưng.

 

Tôi ôm chặt bờ vai rung của vợ

Má ra đi chưa kịp dặn dò gì

Qua za-lô xám đen hàng mi khép

Nỗi đau nào hơn mẫu tử phân ly.

 

Con ao ước được chạy vào với má

Ngắm hoàng hôn mây bay trắng đỉnh đầu

Nếu ngày đó má lắc đầu không gả

Thì bây giờ con phiêu bạt về đâu?

 

Trời phai nắng, nắng cuối thu nhợt nhạt

Mây vẫn trôi vô cảm lẫn vô tình

Gió hững hờ mang oan hồn người chết

Khốn tận cùng của một kiếp nhân sinh.

 

Tay quờ quạng vào đáy thùng gạo trống

Còn loe ngoe ba hay bốn gói mì

Thèm rau xanh bó trăm nghìn cả "síp"

Ba tháng rồi, vét túi chẳng còn chi.

 

Hãy siêu thoát về Niết Bàn, má nhé

Phù hộ cháu con êm ấm, an lành

Chúng con nguyện cắn chặt răng mà sống

Kiếp tạm này không thẹn với trời xanh.
 

TPHCM, ngày 13-9-2021.

 

Về quê

(Cùng con trai út về quê nghỉ hè)

 

Quê là gì hả ba

Sao về quê lại gọi là về

Mà không gọi là thăm là đến?

Quê là gì hả ba

Khi gọi tiếng quê thấy thân thương trìu mến

Về được quê rồi chẳng muốn xa quê.

 

Quê là hiên nhà có chiếc chõng tre

Là câu đồng dao tuổi thơ nghêu ngao hát

Là bóng mẹ già cánh cò cánh vạc

Lặn lội một đời tần tảo nuôi con.

 

Quê là hương đồng mặn cá thơm cơm

Là chiếc cầu tre thương anh em cởi áo

Dối mẹ gió bay em hoá thành chim sáo

Sang sông rồi vẫn khắc khoải nhớ mong.

 

Quê là muôn đời máu thịt của cha ông

Là ruộng lúa nương khoai con đò bến nước

Là đất mẹ quê cha trong bóng hình Tổ Quốc

Là bước chân ba khập khiễng tìm về.

 

Hưng Lộc, TP. Vinh, Hè 2019.

 

Người ở… đừng về!

(Những ngày thành Vinh có dịch covid-19)

 

“Mi đừng về, về lây bệnh cho choa

Mi ép-không, tụi choa thành ép-một”

Ơi sông Lam quá nửa đời phiêu bạt

Ta muốn về úp mặt một lần thôi.

 

Ta muốn về nghe câu ví à ơi

Mảnh đất thiêng mẹ chôn rau cắt rốn

Thưở đến trường không dép giày, mũ nón

Đêm Sài Gòn nhớ lũ bạn trẻ trâu

 

Tìm áo cơm ta lưu lạc đã lâu

Nay nghe quê oằn mình trong cơn dịch

Quanh hồ Goong u sầu và tĩnh mịch

Nơi quảng trường vắng tiếng trẻ đùa vui

 

Ơi quê hương máu thịt của đời tôi

Bão sẽ tan rồi thành Vinh sẽ khỏe

Bạn thân ơi hãy đợi mình, bạn nhé.

Hết dịch rồi, ta xì xụp cháo lươn.
 

TPHCM, 15-7-2021

- Hồ Goong: Nơi bán bia hơi Vinh, buổi chiều rất đông người uống; - Quảng trường: Nơi đặt tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Hà Nội một chiều đông

(Tưởng nhớ bạn gái Thu Vân, chết trong đợt bom B52 tháng 12-1972 ngay tại Ngã Tư Sở - Hà Nội)

 

Xế bóng chiều anh quay lại tìm em

Con ngõ nhỏ nay đã thành cầu vượt

Chiếc hôn xưa trong chiều đông giá buốt

Đã hóa vàng! Em siêu thoát nơi đâu?

 

Bom đạn thù làm ta lạc mất nhau

Anh lầm lụi lao mình vào cuộc chiến

Em đớn đau trong buổi chiều đưa tiễn

Hà Nội hoang tàn... tiếng rú tàu đêm.

 

Đất nước mình cứ chinh chiến triền miên

Đánh xong giặc lại quay về đánh "bạn"(1)

Kẻ đốt đền lên diễn đàn rao giảng (2)

Qua cơn mê... tóc đã trắng trên đầu.

 

Tình ta xưa có trăng sáng bên cầu

Mê mắt cá con "Lý ngư vọng nguyệt"(3)

Rơi xuống hồ... trăng vẫy vùng... trăng chết!

Và tình ta cũng vùi xác theo trăng.

 

Nơi em nằm mây vẫn phủ, mưa giăng

Anh vén gió tìm hương xưa kỷ niệm

Hà Nội ơi, chiều nay tôi tẩm liệm

Hình bóng em, đi suốt cuộc đời này.
 

Viết tại chân cầu vượt Ngã Tư Sở - Hà Nội 27-12-2019

(1) Đánh nhau với ông “bạn” Trung Quốc năm 1979.
(2) Herostratos (tiếng Hy Lạp: ‘Ηρόστρατος) một kẻ ngông cuồng muốn mình mau nổi tiếng, đã phóng hỏa Đền thờ thần Artemis ở Ephesus (nay nằm ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 21 tháng 7 năm 356 trước Công nguyên. Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
(3) Tranh "Lý ngư vọng nguyệt" (cá chép chơi trăng) thường treo trong dịp Tết của những thập niên 1960-1980. Đôi mắt cá chép có màu hồng.  Khi chia tôi vào
chiến trường, hai đứa ngồi bên dòng sông Tô Lịch, Thu Vân đã tặng tôi bức tranh treo Tết "Lý ngư vọng nguyệt". Tôi đã mang trong ba lô suốt chiều dài cuộc chiến.

Rút từ tập Lam Hồng 7 của Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM (Nxb Hội Nhà văn, 2022).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Phạm Phương Lan bật cười biên câu thơ
“Nứt ra từ đá/ Cây mọc xanh đời/ Nứt ra từ tôi/ Gót hài bé mọn...
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Đại tá - nhà thơ Dương Xuân Linh bình yên trong khát vọng đỏ chiều
Dẫu lấm lem bụi gió phong trần/ Quanh mắt bão càng thấy mình dũng mãnh
Xem thêm
Chùm thơ Thanh Tâm
Ta giờ chỉ nhớ dáng xưaQua bao mưa nắng như vừa hôm qua
Xem thêm
Chùm thơ Dương Lữ Yên
Dương Lữ Yên là giáo viên dạy Toán, hiện là Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục tỉnh Phú Yên.
Xem thêm
Chùm thơ hưu của Trần Ngọc Phượng
Chùm thơ 3 bài của nhà thơ cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Chùm thơ Trần Thế Vinh
Về với Thất SơnGặp núi huyền tích phương Nam biên thổGặp cây trường thọ soi mình diễm lệLá vờn nắng ươm mầm xanh đọtChùa chiền nghiệm ứng lời thiêngThạch đại đao hùng vĩĐây phía chủ quyền…
Xem thêm
Chùm thơ Dương Xuân Linh
Nếu vườn người thiếu emHoa lấy gì đối trọngHờn ghen hay mơ mộngNuôi tình yêu lên ngôi
Xem thêm
Nguyễn Khắc Thắng – Chùm thơ dự thi
Thơ dự thi Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Chùm thơ chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Chùm thơ của Nguyễn Văn Thanh, Dương Xuân Linh, Nguyễn Trường Thanh
Xem thêm
Chùm ca khúc về mẹ và em
Chùm ca khúc về mẹ và em nhân ngày Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm
Nguyễn Trần Khải Duy - Chùm thơ dự thi
Chùm thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm
Còn ai ru đời - Chùm thơ Nguyễn Hồng Linh
Chùm 3 bài thơ của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Chùm thơ La Mai Thi Gia
La Mai Thi Gia sinh ngày 15-10-1980 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, là tiến sĩ ngữ văn, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Hoàng Thị Hiền - Chùm thơ dự thi
Chùm thơ dự thi “Nhân nghĩa đất phương Nam”
Xem thêm