TIN TỨC

Hình như bộ nhớ có một trái tim

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-22 17:01:04
mail facebook google pos stwis
925 lượt xem

BÍCH NGÂN

Dậy trước tiếng gà. Ly cà-phê có đường đặc sánh. Thiếu ngủ, chất kích thích thần kinh và glucose từ chất ngọt - những thứ rúc rỉa sức khỏe nhưng không cưỡng được, dù biết tác hại của nó.

Mà đâu chỉ có tác hại. Được khẽ khàng mở cửa lúc trời đất lặng lẽ giao hòa trong bóng tối. Được nhón nhén bước chân. Được hít hà mùi oi oi của hơi sương vương trên cành lá.

Trong bóng tối, mùi thơm từ giàn sử quân tử thanh khiết đến lạ. Thứ mùi hương sang cả mà tôi thường nghĩ chỉ có ở đóa quỳnh lặng lẽ cho hương. Bình hoa thạch thảo dân dã được cắm từ hai hôm trước cũng âm thầm đơm hoa từ những chiếc nụ lúp xúp chỉ bé như đầu chiếc đũa. Và chỉ cần ngước nhìn. Nụ cười, ánh mắt của ba tôi từ di ảnh, từ cách xa chưa xa cách bao giờ, luôn cho tôi cái cảm giác dường như ranh giới âm dương cũng chỉ là màn sương mờ, thứ sương mỏng như khói và quẩn quanh như khói. Cả dáng ngồi an nhiên của Đức Phật nơi bức tượng nhỏ đặt trước mặt, cũng mang vẻ thư thái trần tục trong giấc ngủ của chúng sinh.

Và trong thinh lặng, có thể nghe được nhịp đập nơi lồng ngực và cảm nhận rõ hơn uy quyền của “một siêu linh” có hình hài bằng một nắm tay. Thứ quyền uy mang sứ mệnh chữa lành. Nỗ lực vượt qua rào chắn tường cao để có thể bắt được những nhịp cầu qua hố sâu cách biệt. Và nỗ lực để có thể trả lại cho nhịp tim những nhịp đập không còn phải ghìm giữ bởi những vướng mắc giữa xúc cảm và trách nhiệm, giữa yêu thương và sợ hãi, giữa được và mất, giữa đêm và ngày, giữa bóng tối và ánh sáng.

Siêu linh bằng một nắm tay nhiều lúc lôi ta trở về đâu đó nơi bến sông, mảnh vườn, góc sân, chái bếp, mùi thơm rơm rạ… dù tất cả chỉ còn là những vệt mờ của ký ức. Nhiều lúc “hắn” xoa đầu, xoa cổ, xoa vai ta, có lúc hắn bực bõ thô bạo giựt tóc ta, tát cho ta một bạt tai với mong muốn những ngày lùi xa, kỷ niệm lùi xa có thể quay về. Và cũng không ít lần, hắn lồng lên, tuyệt vọng. Những chuyến tàu mang tên lãng quên đang nối tiếp nhau hối hả chạy ngược về quá khứ và mất hút đâu đó mà cả đôi mắt thời gian cũng không tìm thấy. Rồi sẽ đến lúc, mỗi chúng ta, dù sớm dù muộn cũng đặt chân lên con tàu có hành trình giật lùi đó. Siêu linh nơi ngực ta nhói đau. Lòng ta cũng quặn thắt. Nhưng niềm đau tưởng chừng đã cũ mà luôn mới, như ban mai mỗi ngày. Những niềm đau làm cho trái tim không vô cảm, dửng dưng.

Trong thinh lặng, tôi kết nối bộ nhớ rời với latop. Đèn tín hiệu đỏ, nhấp nháy, nhấp nháy và một âm thanh bất thường phát ra. Âm thanh nhừa nhựa giống như tiếng rên của một người bị bỏ quên quá lâu trong bóng tối. Nhịp đập trong lồng ngực tôi chợt cồn lên. Bao nhiêu tài sản tinh thần tích cóp và gởi gắm. Bao nhiêu thăng trầm của những phận người. Bao nhiêu thổn thức canh khuya. Bao nhiêu nhọc nhằn khát vọng… Ánh đèn tiếp tục chớp tắt. Tiếng rên kéo dài xen lẫn âm thanh khèn khẹt, khèn khẹt.

Và tôi cũng chợt nhận ra, sự mất ngủ cùng với thói quen nạp cà-phê đen vào cơ thể cùng với những ưu tư trước trang sách, trang viết, trang đời và trước sự trống rỗng mà chỉ có sự cô đơn mới có thể lấp đầy, không đơn thuần là thói quen có hại mà còn có thể là dưỡng chất cần cho siêu linh mạnh mẽ yếu mềm nơi lồng ngực.

Nguồn: https://nhandan.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm