TIN TỨC

“Không đề” với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-09-16 16:09:24
mail facebook google pos stwis
1339 lượt xem

NGUYỄN HỒNG LAM

Đầu năm 1994, tôi về làm  biên tập viên NXB Công an nhân dân. Lương thấp, tôi được cơ quan ưu ái cho ngủ luôn tại phòng làm việc, sáng giúp ông bảo vệ quét cái sân, đỡ tốn khoản tiền thuê nhà trọ. Suốt ba năm rưỡi như thế. Thành thử khách đến cơ quan, bất kể khách của ai, tôi đều biết tuốt. Thật ra thì chỉ có hai dạng “hạt cơ bản”: Bạn rượu - văn chương của nhà văn Phùng Thiên Tân và mấy cô bạn của nhà thơ Trương Nam Hương. Người đến liên hệ công tác không tính, bởi chẳng ai đến buổi tối cả.

Cuối năm, anh Trương Nam Hương dắt về một ông gầy gầy, tóc xoăn xoăn, bảo tôi: “Sáng mai em chịu khó đưa anh Tạo đi mấy nơi nhé. Anh…bận quá”. Tôi “ừ”. Rồi cứ thế, suốt nửa tuần, tôi cứ xách cái xe đạp cà tàng chở “ông tóc xoăn” đi suốt. Nhiều nơi, nhưng tất cả đều là các tờ báo, tạp chí có trụ sở tòa soạn tại TP Hồ Chí Minh.

Một vài tạp chí không có tòa soạn, chủ bút tiếp ông tóc xoăn hiền lành dễ thương tại quán cà phê cóc nào đó. Thêm vài ba cuộc ngồi trà đá ngay tại trụ sở Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh ở 81 Trần Quốc Thảo. Tôi là "tài xế riêng", chỉ ngồi chầu rìa, nghe hóng chuyện các đàn anh chứ tuổi gì mà tham gia cao đàm khoát luận?!

Nhưng, người cuối cùng mà anh Tạo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “cần gặp” lại chính là… tôi. Mục đích chuyến du Nam cuối năm của anh ấy là đi “rải” thơ Tết đến tất cả các toà soạn báo lớn nhỏ có in thơ. Thật không may, tôi lúc đó lại đang là người đặt bài, biên tập, đặt họa sĩ kiêm mo-rat, kiêm coi in, kiêm luôn cả việc đóng gói gửi tàu lửa của tờ “Tác phẩm tuổi xanh”, đứng tên Tổng biên tập là nhà thơ Định Hải; chủ nhiệm trên danh nghĩa là nhà văn xứ Cầu Bố Phùng Thiên Tân. Anh Nguyễn Trọng Tạo đưa 3 bài, viết tay, bảo: “Không in hết cũng cố gắng in 2 bài nhé. Bài còn lại để in số đầu năm cũng được”. Rất dễ tính, tôi chỉ “Dạ!”.


Giờ đây chắc hẳn nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo và nhạc sỹ Văn Cao đã gặp nhau ở một thế giới khác.

Cận Tết, khi báo Xuân đã phát hành hết, anh Tạo lại vào. Tôi lại xe đạp lóc cóc chở anh đến các tòa soạn “thu hoạch” - nhận nhuận bút các bài thơ. Thật may mắn, tôi được anh giới thiệu hoành tráng là “nhà thơ, nhà văn trẻ, viết hay lắm đấy” nên các báo đều ưu ái tặng riêng cho một tờ báo Xuân.  Về đến tòa soạn, nhà thơ Trương Nam Hương hỏi: “In được bao nhiêu bài cả thảy?”. Tôi lôi mớ báo Xuân ra đếm và đáp dấm dẳn: “34 tờ”.

Trương Nam Hương cười, trêu anh Tạo: “Ừ đấy! Đi với chú Lam hiệu quả thật. Nhưng vẫn thua Hương nhé: 35 bài”. Tối đó, anh Tạo lôi tôi đi uống bia với mấy anh đàn anh văn chương Sài Gòn. Và tôi hiểu: chiến dịch "rải thảm" thơ của anh đã kết thúc. Ba mùa Tết, tôi đã góp phần giúp anh Tạo rải khoảng 100 bài!

Khi tôi đã sắm được xe máy thì anh Tạo cũng thôi không vào Nam rải thơ nữa. Hình như lúc đó các nhà thơ đã có thể tiệm cận công nghệ 2 chấm rưỡi (2.5), có thể gửi bản thảo thơ qua đường fax và nhận nhuận bút qua đường bưu điện. Trương Nam Hương và tôi cũng cùng chuyển sang báo An ninh Thế giới. Cơ quan mới không có chỗ nên cũng chẳng thấy anh Trương Nam Hương hẹn em nào tại trụ sở vào buổi tối. Gã nhà thơ ấy có tiệm cận được công nghệ yêu đương qua đường bưu điện hay không thì tôi không biết.

Mùa hè năm 1998, tôi tham gia Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc. Tối, đang lơ vơ ở sảnh khách sạn La Thành, nghe “Trạng Nguyên không mũ áo” Nguyễn Quyến ba hoa chích chòe về chuyện em này em nọ… thì anh Tạo kéo một lô nhà văn trẻ đến. Anh Tạo bảo: “Biết Lam ra, tôi tìm ông mãi”. Rồi quay sang đám lóc nhóc, anh giới thiệu: “Khách VIP, bạn anh đấy. Giờ đi nhậu thôi”. Đột nhiên tôi nổi cáu. Tính tôi không ưa đãi bôi. Giọng của tôi khi đó chắc là rất cà chớn. Tôi dấm dẳn: “Thôi đi ba, gặp thì con sẽ chào, ba tìm con làm quái gì”. Anh Tạo sầm mặt, quát: "Ơ, cái thằng bố láo. Tao không tìm mày thì tìm ai. Mày coi coi, có bao nhiêu cuộc điện thoại mà mày không thèm bốc máy, hả”.

Trời ạ, lỗi tại tôi mọi đàng. Từ chiều đến tối, tôi không nghe bất kỳ cuộc điện số lạ nào. Trong số đó, anh Tạo gọi tôi gần chục cuộc. Tôi chữa ngượng: “Sư huynh sắm di động thì phải báo chứ. Chỉ có số, không lưu tên, tôi biết vua quan nào mà nghe!”. Rồi thì anh em cười xòa, kéo nhau về nhà nhà văn Nguyễn Thành Phong uống rượu. Hối lỗi, bữa đó tôi uống như hũ chìm, không chối ly nào nên say bí tỉ. Sáng mai, Hội nghị khai mạc, tôi kệ, nằm phòng khách sạn ngủ luôn đến quá trưa!

Là nhớ chuyện cũ, kể nghe vậy thôi. Thật ra tôi là một trong những người rất thích và thuộc không ít thơ, nhạc của Nguyễn Trọng Tạo. Từ "Làng quan họ quê tôi" (thơ Nguyễn Phan Hách), “Khúc hát sông quê” cho đến "Không đề"… Bài này tôi thích nhất, đọc trong cuốn “Mưa đền cây” từ hồi còn học phổ thông. Thích, nhưng không thuộc.

Cách đây chừng chục hôm, tôi còn nhắn tin qua Facebook hỏi, nhờ anh chép lại hoặc chỉ đường dẫn giúp để tìm lại bài thơ, vì không muốn nó trôi khỏi ký ức mình.  Không thấy anh trả lời, tôi lo lo, bởi biết anh đang ốm nặng. Thơ anh, tôi thích, bởi nó nhẹ nhàng, chịu đựng, khoan hòa và tha thiết như đời anh, cách cư xử của anh. Bởi, nó buồn và thẫn thờ không khác gì tâm trạng của tôi ngay bây giờ (chiều tối ngày 7.1.2019), lại áp Tết rồi, khi nghe tin anh lại vừa phải vào bệnh viện... 

Và cũng bởi, nó gợi lên cảm giác mất mát nhưng chấp nhận, chân thành - thứ tình yêu thuần khiết chỉ có ở những người nhân hậu, vị tha với cuộc  đời, chỉ có nơi lãng tử. Rồi, dù anh không chép lại giùm, bài đã thích, tôi cũng tìm lại được, thuộc từng dấu phẩy:

KHÔNG ĐỀ

Anh trót để tình yêu tuột mất
Xin em đừng tha thứ hay giận hờn
Hoa li vàng cọ chân anh như nhắc
Một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn


Anh trót để em ra đi vô cớ
Đến một ngày, không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh, vai khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu


Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời
Điều Có Thể đã hoá thành Không Thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi...

(Nguyễn Trọng Tạo)

Suốt chiều, tôi đã ngồi đọc lại. Và mong là lần này có một phép màu, anh Tạo lại qua khỏi và khỏe lại. Để mùa sau, mùa sau nữa, tôi lại tiếp tục ra ngoài Bắc dấm dẳn cự nự rồi uống rượu cùng anh, lại được đọc thơ anh mỗi độ mai vàng. Cứ nhủ thầm, khỏe lên nhé, anh Tạo. Nếu anh thích, cứ vô Nam, tôi lại lấy xe đạp lóc cóc chở anh đi thêm nhiều mùa Tết nữa!

Từ chiều đến tối, trong 3 giờ, tôi đã phải 3 lần sửa bài viết về anh ở trong đầu. Sửa và kỳ vọng một phép nhiệm màu. Nhưng ngọn đèn lụy bấc, sau 72 mùa xuân, anh đã thôi nấn ná nơi cõi tạm.

Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã về cõi vĩnh hằng lúc 19h50 ngày 7.1.2019.

Xin thắp một nén hương tiễn anh về "úp mặt vào sông quê"!

7.1.2019

NHL

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa – sống nghĩa tình, viết nghĩa nhân
… Nhưng, khi tin nhà văn Lê Văn Nghĩa vĩnh viễn ra đi, tôi và bạn bè anh, không chỉ bàng hoàng, tiếc thương, mà còn thấy rõ cái khoảng trống mà một nhà văn sống một cuộc đời nhân nghĩa và viết về nghĩa nhân, để lại.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa giữa biết cười và dám cười
Bây giờ, nhà văn Lê Văn Nghĩa không còn nữa.
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Khải
Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất. Trước nay anh nói câu gì mình cũng khả nghi. Anh sống khéo nổi tiếng, chưa chê văn ai nửa câu. Hoặc khen hoặc không chứ chưa bao giờ chê.
Xem thêm
Nhớ Trần Thanh Phương - người giữ kỷ lục về sưu tập chân dung và bút tích nhà văn
Nhà báo Trần Thanh Phương và vợ (chị Phan Thu Hương, nhà giáo) sống thanh bạch bằng đồng lương và tiền nhuận bút.
Xem thêm
Góc hài hước: Chị MYZ
Chị đã hơn 40 tuổi vẫn xinh đẹp, đi đến chỗ nào rực rỡ chỗ đó, đám trai già như mình, ông nào ông nấy gãy lưỡi vì chi...
Xem thêm
Nhà văn Vũ Hạnh qua đời, thọ 96 tuổi
Trong suốt cuộc đời cầm bút, Vũ Hạnh nổi danh với nhiều tác phẩm, trong nhiều thể loại, chứng tỏ tầm vóc​ một cây bút đa tài.
Xem thêm
Người thầy truyền lửa và văn đức
Cám ơn sự có mặt của một “Người Việt cao quý” trên cuộc đời này, để thế hệ cầm bút chúng tôi có được người thầy trong văn nghiệp.
Xem thêm
Á Nam Trần Tuấn Khải - Tấm gương về nhân cách người cầm bút
Xuyên suốt hành trình hoạt động của mình, cụ Á Nam đã giữ tròn vẹn khí tiết của một nhân sĩ, một trí thức, nghĩa là Sống Đúng Với Những Gì Tạo Nên Mình. Là hậu duệ đời thứ 28 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cụ lớn lên cùng Nho học,
Xem thêm
Nhớ nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn lớn.
Xem thêm
Lưu Quang Vũ - dòng mưa ánh sáng
Vì sao nhan đề bài viết là “Lưu Quang Vũ, dòng mưa ánh sáng” mà không là “Văn chương Lưu Quang Vũ, dòng mưa ánh sáng?”
Xem thêm
Nhà văn ra đi để lại gì cho nhân thế?
Cách đây hơn hai tuần, nhà văn Vũ Hạnh mãi ra đi, dù không phải nhiễm Covid 19,
Xem thêm
Khi nhà văn nằm xuống, đồi núi của anh ta mới trồi lên
Ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ 9 giữa lúc nhiều thành phố trong cả nước phải giãn cách,
Xem thêm
Nhà văn Bích Ngân: Hiện diện cùng nỗi đau và chia sẻ nỗi đau đó, còn là phẩm hạnh của người cầm bút
Nhiều tháng qua, tôi không dám rời chiếc điện thoại. Phập phồng, hồi hộp, đợi chờ.
Xem thêm
Đọc CANH NĂM của Lê Thành Chơn
Trong 2 tập tiểu thuyết đồ sộ, nhà văn Lê Thành Chơn đã tỏ ra sắc sảo trong phát hiện
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung - người anh cao thượng của tôi
Chiều 10-9, nhà văn Nguyễn Quốc Trung đã trút hơi thở cuối cùng tại Quân y viện 175 sau 2 tuần chống chọi với Covid-19
Xem thêm
Nén hương cho một người cô độc
Đại tá, nhà văn Nguyễn Quốc Trung không vô danh.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quốc Trung: Người về “Bên rừng thốt nốt”
Thân hình gầy gò mỏng mảnh, dong dỏng cao, nước da tái xạm, môi đen như kẻ chì, dáng đi hơi chúi về phía trước, ấy là nhà văn Nguyễn Quốc Trung.
Xem thêm
Đại tướng Phùng Quang Thanh và người thủ trưởng cũ
Khi được tuyên dương anh hùng, Phùng Quang Thanh là Thượng sĩ Trung đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Năm 1968, Phùng Quang Thanh tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị
Xem thêm
Lê Khánh Mai – hồn thơ mây trắng
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Đọc “Mật ngôn của tình yêu” của Lê Khánh Mai (NXB Hội Nhà văn, 2019), ta gặp những vần thơ giàu chất suy tưởng, đó là những trăn trở suy tư về sự sống, những chiêm nghiệm về cuộc đời hữu hạn và khát vọng vô biên, nỗi day dứt về tình yêu và chiến tranh, hạnh phúc và mất mát, khổ đau. Nổi bật là những bài thơ về tình yêu nhưng không phải là cảm xúc nồng nàn, say đắm của đôi lứa đang tình tự mà là “Mật ngôn của tình yêu”, là ẩn ức về một tình yêu đã trở thành kỷ niệm buồn thương từ hơn mười năm trước, một hồn thơ luôn hướng về nơi ấy, nơi “anh hoá thành mây trắng”. Tứ thơ đó trở đi, trở lại trong nhiều bài thơ với sự kết hợp những sắc thái cảm xúc yêu thương, mộng tưởng ái ân, buồn đau và cảm giác mất mát, hụt hẫng, cô đơn. Tứ thơ độc đáo và sự kết hợp những cảm xúc, suy tưởng sâu lắng đã tạo nên một giọng điệu khá đặc biệt và đầy ám ảnh trong tập thơ: giọng trữ tình buồn thương không dứt, không nguôi.
Xem thêm