TIN TỨC
  • Thơ
  • “Không viết để có mà viết để còn”

“Không viết để có mà viết để còn”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-07-26 16:38:55
mail facebook google pos stwis
362 lượt xem

Hai hôm trước, gia đình nhà thơ Hải Như (Vũ Như Hải, sinh 1923 tại Nam Định, mất 2017 tại TP.HCM) tổ chức ngày giỗ thứ 6 của ông tại tư gia một người con trai, nơi thờ phụng cha mẹ, ông bà.


Từ trái: Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà báo Đinh Thu Hiền, nhà văn Bích Ngân, KTS Vũ Kỳ Hạnh và KTS Vũ Dương Quân, nhà thơ Phạm Trung Tín, ô. Trần Thế Giới (CT Hội đồng hương Hải Phòng tại TPHCM), đạo diễn NSƯT Phạm Huy Thục.

Các con trai của ông, KTS Vũ Dương Quân và KTS Vũ Kỳ Hạnh cùng con cháu, bè bạn của các anh đã nhắc nhớ nhiều kỷ niệm, nhiều bài thơ để đời của thi sĩ Hải Như cũng như tâm niệm về sáng tác của ông, là “Không viết để cho có mà viết để cho còn”. Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin được đăng bài thơ “Nghĩ về Tổ quốc” mà nhà thơ Hải Như đã viết tặng con trai Kỳ Hạnh từ hơn 40 năm trước.     

 

HẢI NHƯ


NGHĨ VỀ TỔ QUỐC

                     Tặng Kỳ Hạnh

1.

Đứng ở mũi Cà-Mau chiều nay ta giật mình nhận ra mùa thu Nguyễn Khuyến

Không chỉ ở châu thổ sông Hồng mà vui chứ!

Lạ sao?

Nơi mũi cuối ta đến thăm cũng: “nước biếc trông như làn khói phủ”

Và “song thưa” căn nhà ba gian hai chái ta ngồi đây giống như đã miêu tả nhà thơ: “để mặc bóng trăng vào”.
 

2.

Trên đường phố Paris hình ảnh sông Hương chợt hiện ra khi ta bàng hoàng gặp đôi mắt Huế.

Mắt Huế gợn sóng hơn mắ Sài Gòn - rất gần mắt Hà Nội sâu thẳm nhung đen

Những bài thơ tình Apollinaire ta dễ dàng cảm nhận cái hay bởi ta từ một đất quê xứ sở

Mỗi dòng sông mỗi cánh đồng đều đầy ắp điệu hò và khúc hát giao duyên 
                         

3.

Bà Huyện Thanh Quan tặng mỗi chúng ta một đèo Ngang có thể ta chưa tới

Nhưng đã rung động đáy lòng ta. Hỏi đúng thế không em?

Giao thừa ở chân trời xa không có hoa đào vắng cả hoa mai - ta tắt điện đi và thắp nến

Thắp một nén hương vòng: Tổ quốc bỗng hiện lên.
 

4.

Trước những pho tượng chùa Tây phương các bạn nước ngoài đứng chôn chân chiêm ngưỡng

Ta lại rạo rực bồi hồi không ngăn nổi giọt nước mắt tràn mi

Cái đẹp dân tộc nào cũng sản sinh nhưng cái đẹp Việt Nam chỉ Việt Nam mới có

Mối tình Romeo-juliette dẫu nồng nàn chẳng làm ta quên được Trương Chi
 

5.

Nguyễn Du viết Kiều qua tích truyện nước ngoài nhưng khi tả vầng trăng kim Trọng nhớ người con gái trao kim thoa buổi gặp đầu - là vầng trăng Việt Nam - nỗi nhớ cũng Việt Nam

Đọc Kiều nếu ta không thấy điều trên hãy đáng buồn: tức là ta đã mất

Nguyễn Du sánh Puskin và sánh với Tagor bởi ngay từ còn ẳm ngửa tắm dòng Lam

Tổ quốc đâu phải chỉ là cái hữu hình ở ngoài ta - đất đai biên giới

Với cột mốc ngăn chia mà còn cả cảm thụ tâm hồn

Cảm ơn Hồ Xuân Hương có-một-không-hai đã cho ta bài thơ “Đánh đu’ rất Việt Nam. Và đó là Tổ quốc
 

6.

Em cho anh nói đủ nghe thầm: Tổ quốc cả trong hôn...
 

Sài Gòn, ngày 2-12-1982
Bài thơ rút ra từ tập “Nỗi buồn hoa bất tử", (1994).

Mời đọc trang kỷ yếu  HẢI NHƯ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chùm thơ Bình Địa Mộc
ngày lao ra đường với vận tốc bịch nilong rác thảicánh cổng văn minh khép lại
Xem thêm
Bài ca Đất phương Nam | MV Nguyễn Phi Hùng
Sáng tác: Lư Nhất Vũ - Lê Giang/ Thể hiện: Nguyễn Phi Hùng
Xem thêm
“Hỡi người thiên lý độc hành” - Chùm thơ Nhật Chiêu
Ta về bởi tại ta đimây bay cõi biếc cũng vì mây bayvì đâu ta đến nơi nàynúi cao vì núi sông dài vì sông
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nhà giáo Ưu tú Ngô Minh Oanh viết cho những miền thương
Nhà thơ, Nhà giáo ưu tú Ngô Minh Oanh là Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học sinh năm 1957, quê quán ở Quảng Bình. Ông có hơn 40 dạy học ở nhiều địa phương và hiện là giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
Xem thêm
Chùm thơ Khuê Việt Trường
Thôi em đừng qua đâyPhố đã gầy guộc lắmChỉ còn hạt bụi gầyĐể nương nhờ ảo mộng
Xem thêm
Chùm thơ lục bát Đỗ Nam Cao
Lục bát có vẻ không là thể thơ sở trường của một nhà thơ tự do phóng khoáng không chấp nhận mọi luật lệ khuôn phép như Đỗ Nam Cao. Suốt gần 40 năm làm thơ, Cao chỉ có trên dưới 10 bài thơ lục bát. Hóa ra, Cao hiểu làm lục bát hay quá khó, làm lục bát có bản sắc riêng càng khó hơn nhiều. Đây là thể thơ mơ ước của Đỗ Nam Cao, chỉ khi thấy đầy đủ nội lực anh mới dám làm lục bát. 5 bài thơ ngắn và nhất là trường ca “Hỡi cô cắt cỏ” tôi giới thiệu dưới đây cho thấy Đỗ Nam Cao đã tạo nên một thứ lục bát rất hay của riêng mình, để không phải xấu hổ với ca dao dân ca, với Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy…
Xem thêm
Cải vàng và em | Chùm lục bát của Đinh Nho Tuấn
Chùm hai bài lục bát: Đinh Nho Tuấn, Uống ta
Xem thêm
Tôi còn mắc nợ | Chùm thơ lục bát của Nguyễn Vĩnh Bảo
Chùm thơ 3 bài: Tôi còn mắc nợ, Thương tà áo trắng của em, Về tìm một thuở mênh mông
Xem thêm
Lục bát tháng mười của Trần Thế Tuyển
Dòng sông quê cứ chảy hoài/ Mẹ sinh em giữa tháng Mười bão giông/ Con đò vẫn đợi mom sông/ Mà sao cô lái vẫn không thấy về.
Xem thêm
Giữ cho mình đừng gió | thơ Triệu Kim Loan, nhạc Nguyễn Thu Thủy
Thơ: Triệu Kim Loan/ Nhạc: Nguyễn Thu Thủy/ Thể hiện: Nguyễn Tuyết Mai
Xem thêm
Lời tình thú | Chùm thơ Đinh Nho Tuấn
Chùm thơ 4 bài: Lời tình thú, Ký ức, Cái tình, Với Đà Lạt
Xem thêm
Tình mây và núi – Chùm thơ Thiên Di
Về bên núi/ mây dịu dàng áo trắng/ núi gối đầu, mây ôm núi nhẹ ru/ khi nặng trĩu nỗi niềm đời cay đắng/ núi mở lòng ấp ủ những hạt mưa…
Xem thêm
Chùm thơ Lê Hào
Từ cánh đồng có muôn vạn bàn chân bé nhỏbước ra cùng ánh sáng của mùa xuân.
Xem thêm