TIN TỨC

“Khúc ru trầm” -Tiếng lòng đồng điệu giữa hồn thơ và giai điệu

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-03-04 12:11:20
mail facebook google pos stwis
624 lượt xem

                                                                                     Nguyễn Văn Hòa

Hầu như ca từ trong Khúc ru trầm thể hiện đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc, bao quát mọi khía cạnh của đời sống bằng sự quan sát tinh tế và thấu đáo của một con người từng trải. 77 ca khúc được phổ từ thơ của Nguyễn Ngọc Hạnh trong tuyển tập này như bản hòa ca đẹp về thơ, về đời, về người, về tình cảm với quê hương, đất mẹ. Khúc ru trầm đã thêm một minh chứng cho hành trình sáng tạo và lao động nghệ thuật bền bỉ, nghiêm túc của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Hơn ai hết chính ông là người hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa nhà thơ với thơ, giữa thơ ca và âm nhạc. Đó là nơi trú ngụ, nương thân, tỏa sáng, nâng đỡ nhau và làm đẹp cho nhau.

Tập sách Khúc ru trầm

77 ca khúc phổ thơ của Nguyễn Ngọc Hạnh bản thân nó đã là những khúc nhạc lòng, du dương trầm bổng. Nhà thơ đã theo sát nhịp đập của cuộc sống để phản ánh thế giới tâm hồn rộng lớn của con người với những biến khúc đa chiều của cái tôi nhiều suy tư, trăn trở; gieo mầm cho những khát khao, hi vọng về cuộc sống và tình yêu. Ở phương diện ngôn từ, thơ Nguyễn Ngọc Hạnh lại chứa đựng khả năng biểu cảm lớn, mang ý nghĩa sâu xa, bởi đó là ngôn từ của cảm xúc, cất lên từ sự thôi thúc của chính trái tim nhạy cảm, yêu thương vô bờ. Thơ anh giàu tính nhạc, thơ đọc lên đã thành những giai điệu đậm chất trữ tình. Đó là lợi thế để thơ Nguyễn Ngọc Hạnh được phổ nhạc nhiều và trở thành những ca khúc hay trong lòng công chúng.

Điều làm nên nét riêng trong thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, cũng là điểm gây chú ý, tạo nên ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc với độc giả nói chung, các nhạc sĩ nói riêng đó là việc ông xây dựng không - thời gian trong thơ một cách độc đáo. Không gian trong thơ Nguyễn Ngọc Hạnh có thể là bến sông quê, cánh cổng làng, con đường quen thuộc, mái nhà xưa nơi chất chứa nhiều kỷ niệm... cũng có thể là không gian rộng lớn của bao tâm hồn xa cái làng quê nhỏ bé của mình. Song hành với nó là thời gian của quá khứ - hiện tại và cả những dự cảm ở tương lai. Điều đặc biệt, bên cạnh không gian hiện thực ấy, Nguyễn Ngọc Hạnh còn tập trung vào khai thác không gian tâm tưởng. Để rồi hình ảnh nào cũng chất chứa những nỗi niềm, hình ảnh nào dường như cũng có linh hồn riêng ký thác khắc sâu. Vừa thực, vừa ảo, đôi khi chập chờn giữa hai bờ hư thực, khó có thể phân định rạch ròi.  Chính cách xây dựng kiểu không - thời gian như vậy đã làm cho thơ Nguyễn Ngọc Hạnh có sự ám ảnh, gợi đến miền sâu thẳm của thế giới tinh thần. Vì thế, thơ anh có một số lượng bạn đọc lớn, nhất là những người đã từng có nhiều trải nghiệm. Đó cũng là câu trả lời vì sao thơ anh được các nhạc sĩ trong nước và cả những người đang ở hải ngoại tìm đến để phổ thành khúc hát. Có những ca khúc mà các nhạc sĩ đã phổ thơ của anh từ những năm 80 của thế kỉ trước được nhiều người yêu thích. Và trong những năm gần đây, nhiều ca khúc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh được giới thiệu, được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng: đài DRT, QRT, VTV1, VTV5, VTV8, VOV, DaNang TV... Điều đáng quý là có những ca khúc phổ từ thơ anh được công chúng yêu thích, giới chuyên môn âm nhạc đánh giá cao và đạt những giải thưởng danh giá của Hội Nhạc sĩ Việt Nam như các bài hát Nhớ mùa hoa ven sông, Làng trong tôi, Đêm xa làng của nhạc sĩ Đình Thậm...

77 ca khúc với những ca từ cất lên đầy nhung nhớ, hiện lên bao hình ảnh thân thương của quê nhà, phố thị, của tình người. Thơ hay, ca từ được gióng lên làm rung động bao nhiêu trái tim khi họ nhận ra trong đó chiều sâu nội cảm: Chỉ mình tôi côi cút phố đêm/ Ngỡ như lạc vào cõi khác/ Ở đây bốn bề dịu ngọt/ Mà bơ vơ từng bước lặng thầm… Rét cuối năm muộn màng ẩm ướt/ Đêm trôi về phía ngày đang mọc/ Tôi trôi theo từng tiếng còi tàu…(Hà Nội phố đêm của Thế Bảo). Nhà thơ ra đi từ làng, về sống nơi phố thị nhưng tình cảm với quê hương, với những điều gắn bó từ làng vẫn vẹn nguyên, vẫn dạt dào, âm ỉ chảy trong huyết mạch. Ở đó, bên cạnh tình cảm dành cho làng nói chung, đứa con xa quê còn dành cho mẹ thứ tình cảm thiêng liêng nhất đó là tình mẫu tử. Với những đứa con hiếu nghĩa, chắc chắn họ sẽ luôn dõi theo và đối xử tử tế với người đã mang nặng đẻ đau để sinh ra chính mình. Những người còn mẹ, những ai mất mẹ, những người mãi mãi không được nhìn thấy mẹ và cả những người dù mẹ còn sống nhưng vẫn không được gần gũi bên mẹ để phụng dưỡng, chăm sóc mẹ cho tròn đạo hiếu đều cảm thấy rưng rưng. Để rồi trên suốt cuộc hành trình làm người ở chốn nhân gian dài rộng, nhiều thăng trầm, biến động này không lúc nào đứa con lại nguôi quên, nhớ thương đến mẹ: Không gọi đò/ Con gọi mẹ ơi/ Sông thì hẹp mà vô bờ đến vậy/ Con đi qua hết một thời trai trẻ/ Từ chiếc đò lòng mẹ qua sông/ Ôi con đò lòng mẹ mênh mông (Qua đò nhớ mẹ). Có phải vì thế mà mỗi lần trở về bên giòng sông ấy lại gợi lên trong lòng nhà thơ bao nuối tiếc: Không còn thì thôi xin đành/ Người ơi tôi cuối hôn mình trên sông (Hôn mình trên sông).

Những bài thơ đầy ắp nỗi niềm thương cảm của nhà thơ đã được gần 40 nhạc sĩ phổ thành 77 ca khúc thật ấn tượng. Có nhiều tên tuổi lớn như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với ca khúc Làng; Nguyễn Thụy Kha với ca khúc Quê tôi; Thế Bảo với Hà Nội phố đêm, Nguyễn Cường với Serenade - Thu rơi, Sông chỉ một dòng; Trọng Đài với Phố núi là quê, Biển lặng, Đà Nẵng trên cao, Giấc mơ cỏ xanh, Chợ quê, Nhớ Hội An, Lục bát qua sông, Lời yêu, Tìm lại tuổi thơ…Nhạc sĩ Trọng Lưu với Qua đò nhớ mẹ, Gửi em chỗ ướt mẹ nằm, Thu xa rồi, Cạn cháy cơn mơ, Phạm Đăng Khương với Bến mê, Phố bên sông. Quỳnh Lệ với Tôi bên đời, Thương hoài phố xưa; Nguyễn Đình Thậm với Nhớ mùa hoa ven sông, Làng trong tôi, Đêm xa làng; Nguyễn Vĩnh Tiến của Bà tôi nổi tiếng rất lạ khi phổ bài thơ bài Nhan sắc, Quỳnh Hợp với nhiều ca khúc về quê hương đất Quảng, Trịnh Tuấn Khanh với Ký ức làng quê; Huỳnh Văn Tấn với Phơi cơn mưa lên chiều, Hà Nội và em, Khúc ru trầm, Xanh mãi một dòng sông. Hai anh em nhạc sĩ trẻ tên tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh là Hoài An và Võ Hoài Phúc với nhiều ca khúc tươi mới, giai điệu trẻ trung mang hơi thở hiện đại được nhiều ca sĩ trẻ hiện nay yêu thích. Đặc biệt trong Khúc ru trầm có nhiều các nhạc sĩ Quảng Nam-Đà Nẵng như Nguyễn Duy Khoái, Nam An, Hoàng Bích, Huỳnh Ngọc Hải, Diệp Chí Huy, Đinh Gia Hoà, Nguyễn Đức, Thái Nghĩa, Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Xuân Minh, Trần Ái Nghĩa, Thái Phú, Quang Khánh, Phan Trường Sơn, Nguyễn Đình Thậm,… hầu như mỗi người đều góp phần đưa giai điệu của tâm hồn mình vào hồn thơ Nguyễn Ngọc Hạnh.

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh (thứ hai từ phải sang) cùng các bạn bè văn chương

Có thể nói đây là niềm hạnh phúc lớn của người làm thơ khi thơ mình được bồng bềnh trong từng khúc hát. Đặc biệt, có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành nhiều ca khúc từ một bài thơ của Nguyễn Ngọc Hạnh. Đó là sự gặp nhau bởi những tâm hồn đồng điệu giữa nhà thơ - nhạc sĩ. Nhiều người cho rằng, điều cốt lõi là thơ của Nguyễn Ngọc Hạnh có sức lan tỏa, nó đã chạm tới tận trong thẳm sâu trái tim của người nghệ sĩ. Từ đó, họ đã tìm thấy chính mình, gặp lại bóng dáng quê hương, bản quán mình từ trong nguồn cội... Trên tất cả đó là tình quê hương, tình làng nghĩa xóm, tình bạn bè và cả những người thân yêu ruột thịt. Làm sao không day dứt xốn xang khi nghe ca khúc “Lạc giữa trời xa”, do nhạc sĩ Đinh Gia Hòa phổ từ bài thơ cùng tên với những giai điệu trữ tình này: “Mình tôi/ lạc giữa trời xa/ Mượn ai đây chút quê nhà nương thân/ Xứ người lạ đến phân vân/ Cả vầng trăng cũng khác vầng trăng quê/ Ở đây biển rộng bốn bề/ Mà sao lòng cứ muốn về sông xưa/ Nơi này kẻ đón người đưa/ Mà sao đất khách vẫn thừa mình ra”..

Nguyễn Ngọc Hạnh đã đẩy sáng tạo nghệ thuật của mình chạm đến cội nguồn văn hóa Việt. Làng quê luôn hiện diện trong tâm thức của mỗi con người, nhất là những người có tuổi thơ gắn bó ở đó, rồi bao nhiêu kỷ niệm với người thân, ông bà, cha mẹ ở làng thuở thiếu thời cũng như khi trưởng thành ở làng hay vì lý do nào đó phải xa quê... Nguyễn Ngọc Hạnh gửi trọn vào đó những nỗi niềm trắc ẩn của lòng mình, đời mình vào mảnh đất quê hương, nơi đã gắn với bao ký ức buồn vui một thuở. Người ta đã tìm thấy trong thơ Nguyễn Ngọc Hạnh có những nỗi niềm giống họ, hoặc gợi ra bao miền hư - thực, sáng - tối chập chờn. Chính tình cảm dạt dào đã trở thành sức mạnh lan tỏa tự bên trong của một hồn thơ và cất lên thành giai điệu...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh mang âm hưởng đồng quê sâu lắng, dân dã ngọt ngào khi thể hiện tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước, đặc biệt là tình mẫu tử. Tiếng nhạc lòng chân thành ấy trong trẻo, du dương, biểu đạt bao nỗi niềm: nghẹn ngào, ẩn ức, thổn thức sâu xa trong trái tim của chủ thể trữ tình. Cả những bài thơ hay ông viết về những vùng đất đã từng đi qua, từng gắn bó. Tất cả đã trở thành hoài niệm đẹp và đó cũng là tiếng nói tâm cảm có thể chạm đến cõi sâu vô thức của nhiều người. Nơi ấy con người tìm thấy bao điều, như là chốn dung thân, là chỗ dựa tinh thần để họ trở về, họ tìm đến, họ cảm thấy ấm lòng sau những bão giông, bộn bề của cuộc sống.

Khúc ru trầm với sự nâng cánh của giai điệu khúc thức, với tình yêu và sự tri âm của người nhạc sĩ đã góp phần đưa tác phẩm thơ của Nguyễn Ngọc Hạnh đến gần với công chúng hơn, sống lâu bền trong lòng người hâm mộ.

--------------------

*Khúc ru trầm, 77 ca khúc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, NXB Hội Nhà văn, 2021

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hát câu đồng dao - thơ thiếu nhi cho mùa trăng
Hát câu đồng dao là tập thơ mới nhất và cũng là tập thơ thiếu nhi đầu tiên của nhà thơ Trần Thanh Bình (Hội viên Hội nhà văn TP.HCM). Sau sự dịu dàng, nhẹ nhàng là sự sâu lắng, là những thông điệp cuộc sống nhiều ý nghĩa với không chỉ riêng trẻ em. Và, đây là món quà nhỏ nhiều ý nghĩa nhà thơ dành cho thiếu nhi và độc giả yêu thơ thiếu nhi nhân mùa trăng về.
Xem thêm
Thăm thẳm nỗi niềm trong ‘Ngõ gió’ của Lưu Hồng Vân
Thâm trầm và lặng lẽ, Lưu Hồng Vân miệt mài với những con chữ đượm tình, sau một Rượu xưa đầy khắc khoải; Tập tàng vời vợi nhớ thương thì lại đến một Ngõ gió hoang hoải những chiêm nghiệm về tình yêu và cuộc đời.
Xem thêm
Vì tinh tú trong MẮT ẤM của Bùi Phan Thảo
Cảm nhận của Lệ Hồng về bài thơ “Mắt ấm” đăng Tạp Chí Sông Lam, số 36 (tháng 8/2023
Xem thêm
Nhà thơ Ngọc Khương vẫn giữ được một tâm hồn thơ trong trẻo
Nhà thơ Ngọc Khương sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Mảnh đất Quảng Bình đã góp cho nền văn chương Việt Nam hiện đại nhiều tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Xuân Đố, Hải Kỳ, Ngô Minh, Hoàng Vũ Thuật, Trần Quang Đạo…
Xem thêm
Hoàng Lan - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Không nói chuyện không thể biết chị là người Việt. Mỗi sáng, tôi mở cửa mang rác ra vệ đường, nơi có thùng rác công cộng đều gặp chị. Là hàng xóm, nhà chị sát vách nhà con gái chúng tôi, nên tôi thấy chị cũng thường xuyên đổ rác.
Xem thêm
Mặn nồng một chút tình thơ với nhà giáo Phạm Như Vân
Rời chiến trường / Thầy về hậu phương/ với những vết thương đau nhức trên mình/ và một bên chân đứt lìa gửi lại/
Xem thêm
Trắng tay mình những cánh ngọc lan tang
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Nguyễn Tấn On với tập Tiết tấu thơ
Nhận được tập sách Tiết tấu thơ của Nguyễn Tấn On gửi tặng vào một chiều cuối thu đã muộn, tôi vội mở ra và tìm đọc ngay bài thơ cùng tên. Tên tập thơ và những câu thơ trong bài thơ cùng tên với thi tập Tiết tấu thơ đã tạo cho tôi ấn tượng. Ở đó, hiển hiện tâm thế, tấm lòng, sự chân thành của một người yêu thơ và sống trọn vẹn cho thơ.
Xem thêm
Những vần thơ nẩy mầm đơm hoa theo dấu chân nhà thơ khoát áo lính
     Tôi cầm trong tay tập thơ “Quang Chuyền thơ và đời” điện thoại hỏi anh: “Đây có phải là tuyển tập thơ không anh”? Anh cười: “Cũng là gom các bài thơ viết cả đời lại thành một tập, vì mình nay cũng đã tới ngưỡng tuổi 80 rồi”. Cắm cúi đọc hết tập thơ,tôi mới hiểu ra đây gần như là tập nhật ký bằng thơ của nhà thơ Quang Chuyền.
Xem thêm
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ quân đội
Xem thêm
Êm ả một nỗi buồn của Lê Hoàng Anh
Rút từ tập thơ “Hạt Thời Gian” của Lê Hoàng Anh
Xem thêm
Cảm nhận về tập phê bình văn học “Đi tìm hương sắc văn chương” của Nguyễn Thanh
“Hương là mùi thơm, sắc là vẻ đẹp”. “Đi tìm hương sắc văn chương” * chính là thấu cảm sự thanh cao (hương) và trác tuyệt (sắc) của văn chương. Điều gì làm cho đời người thêm phong phú, điều ấy chính là cái Đẹp. Nước ta tự hào là “Văn hiến chi bang” với một nền văn học thơm hương đậm sắc. Cái hương sắc ấy trường tồn trong nhiều thư tịch, gởi tấm lòng người viết để lại muôn đời. Nếu người xưa quan niệm trong sách có người ngọc (Thư trung hữu nữ nhan như ngọc), thì ngày nay Nguyễn Thanh lại tìm thấy “hương sắc” trong văn chương ! Gẫm lại, người đẹp cũng chính là hương sắc (Quốc sắc thiên hương).
Xem thêm
Lưu Quang Vũ- Để gió và tình yêu thổi mãi
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, họa... ông được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch Việt Nam hiên đại, bên cạnh đó ở lĩnh vực thơ ông cũng có những đóng góp giá trị.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người hái nỗi buồn trong cõi phù vân
Không phải ngẫu nhiên trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập 4 – Thơ (Nxb. Trẻ ấn hành, 2002), trong lời mở đầu ông đã xác quyết: “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy. Thơ cần phải trở về căn – nhà - ở - đời của nó là nỗi buồn. Một quyền của thi sĩ là quyền được buồn”. (1)
Xem thêm
Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ
Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.
Xem thêm
Quang Chuyền: Sáng một tấm lòng lành
Với nhà thơ Quang Chuyền, đã có rất nhiều báo, đài dựng chân dung, phỏng vấn, viết về ông và thơ của ông. Những trình bày của tôi hôm nay, chỉ là góp thêm một góc nhìn về một đời người, một đời thơ khá đồ sộ, một sự nghiệp thơ vững vàng, đáng ngưỡng mộ.
Xem thêm