TIN TỨC
  • Truyện
  • Ma tính - Truyện ngắn của Nguyễn Trí

Ma tính - Truyện ngắn của Nguyễn Trí

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
929 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) - Có Phật phải có ma ấy lẽ thường tình. Có phật tính có ma tính cũng thường  luôn. Và cái thời gọi là mạt pháp nầy gì chứ kẻ có ma tính là vô thiên vô lũng.

Nhà văn Nguyễn Trí

Cô bác bảo rằng ông Hải Sếu chết là do thằng con tên Rừng xô. Và họ thêm rằng Hải Sếu chết cũng là đáng tội. Nghĩ đi – họ nói – cha cái con khẹc gì mà bao nhiêu tiền đền bù sau giải tỏa Hải Sếu bao gái ôm ráo trọi. Mấy con mắt xanh mỏ đỏ moi của lão gia sáu mươi lăm tuổi thiếu điều sạch luôn cái tà lỉn chứ quần dài là đương nhiên. Hết tiền Hải Sếu mò về ăn cơm ké bà vợ già kiếm lãi còm bằng bán vé số. Vì sao Hải Sếu chết hả? Bọn bạn của Rừng kể rằng hôm đó đang nhậu thì Hải Sếu mò về nhà. Ỷ thế cha chú Hải Sếu tế lên đầu Rừng một trận về tội nhậu. Rừng thì sau khi giã từ Trung tâm giáo dục thường xuyên nó hóa dân chơi thiệt thọ. Ăn nhậu gái gú từ năm mười sáu nên, hai lăm tuổi uống rượu cỡ Tiêu Phong, Đoàn Dự trong Lục mạch thần kiếm phải gọi Rừng là đại sư huynh.

      Du côn thì Rừng là chúa. Nó nói khi cha già chửi:

  • Tui uống tiền tụi chứ đâu phải tiền ông.
  • Tổ cha mày... cái nhà này tao đứng tên. Cà chớn tao bán luôn thì mày ra vỉa hè. Đồ mất dạy.
  • Ông cứ yên tâm bán mà gái gú. Tui với bà già không ra vỉa hè đâu mà lo. Thời nầy nhà trọ tháng triệu bạc cả điện nước chứ bao nhiêu.

   Bạn nhậu của Rừng vội đứng lên cáo từ. Rừng cũng đi theo. Lão gia Hải Sếu lê cái thân cao như cây sào bước tới bên Rừng. Lúc này Rừng đang trên tam cấp. Nền nhà cao hơn mặt đường những một mét nên lên xuống không tam cấp là không xong. Và chỉ một mét mà khi té xuống Hải Sếu nhập thổ luôn. Nguyên nhân của sự té là:

  • Cha Hải Sếu vung tay tát một phát - một bợm nhậu có mặt kể - thằng Rừng né được rồi xô tay lão ra. Vậy là té cái oạch.

     Xô cái tay hay né khi bị đánh là phản xạ tự nhiên, chẳng may ra sự cố chứ chả ai muốn. Đúng không? Vậy mà cô bác nghe kể lại phán cho Rừng cái tội giết cha. Rừng đang bồ với một em trông cũng sạch nước cản, em cũng biết uống chút chút rượu và khi nhậu em cầm điếu thuốc điệu nghệ như mấy cô đóng vai bụi đời trong phim hình sự. Em chia tay anh Rừng cái một. Cha mà anh còn xô cho chết thì em chả là cái đinh gì. Rừng thì Đời anh đâu phải là đồ bỏ. Anh đẻo cần ai kể cả em. Gái gú trong cà phê đèn mờ khối mẹ chi mà ta phải lo cho rách việc. Nhứt chơi tiên nhì giỡn tiền. Có tiền để làm chi mà không chơi cho liễu chán hoa chê, cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời? Vậy thì từ đầu mùa đến cuối mùa Rừng chỉ ăn nhậu lấy đâu ra tiền mà lăn lóc với mê mẫn? Lạ à nghe. Cướp bóc hay mua bán xì ke xì coọc? Hai vụ nầy thì ba bảy mới mười chín đã bóc lịch dài hạn và, Rừng đảm bảo không có gan để dính vô cướp hay xì. Hắn làm chi?

       Rừng là bạn chí cốt với Hùng. Hùng sinh ra trong một gia đình nằm ở dạng quý tộc đời mới. Một ông nhà văn viết về quý tộc như vầy: Quý tộc phải có nòi. Danh gia vọng tộc phải có gốc. Phải có lưu truyền và phải có kế thừa. Quý tộc không phải chỉ thừa tiền lắm của. Nó phải được nuôi dưỡng, được dạy dỗ và được thừa hưởng từ đời trước, cách sống, cư xử luôn cách biệt với giới bình dân. Quý tộc khác xa với trọc phú, với trưởng giả học làm sang. Quý tộc trưởng thành từ sự giàu có, không bận tâm cho những âu lo, cho giành giựt miếng ăn hằng ngày như bọn khố rách. Quý tộc không cần chứng minh sự nổi trội của mình bằng của cải - mà bằng - tư cách sống, sự lịch lãm, danh dự và lòng tự trọng

        Quý tộc đời mới là không có nòi. Là trọc phú là trưởng giả học làm sang. Cha Hùng là quan. Má Hùng dựa cái uy chồng để làm ăn. Tiền vào nhà Hùng ào ào như thủy điện xã lũ. Hùng thì tiền nhiều để làm chi mà không xài cơ chứ? Ba má Hùng rất chi chính sách. Họ thực hiện câu “mỗi gia đình chỉ một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt” – nên chi – Hùng là trai duy nhất, anh của cô em gái cũng duy nhất tên Hương. Hương không vào được trung học phổ thông công lập nên nghỉ luôn. Hùng cũng vậy. Tiền nhiều học chi nữa. Vì lý do nầy nên cha Hùng tế lên đầu bà vợ là con hư tại mẹ cháu hư tại bà. Vợ chửi lại rằng không có cha tao mày dễ mà có được cái chức vụ như ngày hôm nay.

        Cha mẹ chửi nhau con cái buồn là phải. Hùng cũng vậy. Buồn quá nó bò đến cà phê nhạc sống nghe ca sĩ vườn hát hò. Ở một cà phê “vườn nhạc” Hùng quen và kết nghĩa đệ huynh với Rừng. Bên chai rượu thứ thiệt bốn mươi độ cồn Hùng tâm sự đời tôi với Rừng:

  • Thằng khốn đó bồ bịch với bà già tao. Nó ăn biết bao nhiêu là của nả. Mày có cách chi giúp tao không?
  • Ô kê... với tao là dễ ẹc... Mày muốn sao? Cho nó ăn cù loi hay mã tấu? Cù loi có giá của cù loi mã tấu có giá của mã tấu. Tùy thích.

   Thằng con quan rút cái rẹt ra mười tờ mệnh giá năm trăm, ứng trước một phần ba hiệp đồng. Bảo rằng mày muốn làm chi thì làm. Đánh chém hay lụi tùy thích, miễn sao thằng khốn không làm máy bay cho bà già là ô kê.

    Thằng khốn ở đây là một văn nghệ sĩ. Văn thơ hội họa nhiếp ảnh mỗi thứ nó biết một chút lại biết chơi guitar và hát lá cải rất chi truyền cảm. Chả biết có hay không mà khốn khoe hắn là hội viên hội nhà văn cấp tỉnh. Ba cái câu lạc bộ đờn ca sáo thổi các huyện trong tỉnh nơi nào cũng có khốn. Bà má no cơm rửng mở của Hùng đắm đuối thằng nghệ sĩ sau một lần theo bạn tham gia cái gọi là câu lạc bộ thơ ca hò vè cho vui. Mẹ cha ơi... thằng khốn sau khi buông cây đàn cầm máy ảnh lên bấm lia lịa. Tóc nó cột đuôi gà, mái bồng bềnh như sóng lượn thế kia thì tiên nữ còn chết huống mệnh phụ hai con. Vậy là bà ngã cái oạch vào lòng thằng trẻ để nghe nó hát đừng xa anh đêm nay đêm rất dài...

      Kể chuyện bà má cho Rừng nghe xong Hùng thở dài:

  • Tao không ngờ văn nghệ văn gừng mà cùng thối hoắc.
  • Ôi dào... bọn văng chương văng vô mặt cấp cao hơn còn thối nói chi bọn trên tĩn dưới khu. Được rồi để tao xẻ thịt thằng nầy.

       Rừng gặp thằng khốn trong lô cao su lúc nó đang ngồi bên giá vẽ mà cọ quẹt. Thấy có người đến ngắm nghía cái mình đang biễu diễn. Nghệ sĩ dừng cọ mắt nheo nheo, cằm hếch hếch, môi dưới nhếch nhếch trông rất là trịch thượng:

  • Có chi không bạn? – Nghệ sĩ hỏi.
  • Đẻo có gì – bụi đời trả lời – gặp mày có chút chuyện.
  • Chuyện chi thế?
  • Làm ăn thôi. Mày biết bà P. chớ hả?
  • Biết. Sao?
  • Sao cái mả bố mày. Thằng Hùng con bả thuê tao mười lăm triệu xin mày tý huyết về cái tội dám mở hầu bao má nó lấy tiền. Tao can ke cả tuần trông mày xách giá đi vẽ. Trong cái vắng tanh của lô cao su nầy mà tao cho mày ăn một mã tấu là tiêu con ạ. Nhưng tao đến đây không phải để chém mà để làm ăn. Tao nói mày hiểu không?

   Nghệ sĩ im như phổng đá khi thấy Rừng rút ra một lưỡi dao cạo râu. Loại dao gấp cổ điển mà thợ hớt tóc vẫn thường xoẹt xoẹt trên dây da khi cùn. Thứ dao này mà rạch mặt thì xương gò má tiêu luôn nói chi da với thịt. Nghệ sĩ nửa mùa thì mười thằng miệng hùm gan sứa hết sáu. Thằng khốn là một trong sáu. Mặt nó xanh lét như đít nhái và xám ngoét khi Rừng trưng ra bằng chứng trong di động thông minh:

  • Hình ảnh nầy tao đưa cho con vợ vừa đẹp vừa trẻ và đang có bầu thì chết mẹ mày con ơi...
  • Anh muốn gì?
  • Tiền. Tao muốn tiền. Và – Rừng nhấn mạnh – Tao biết cái thứ đào mỏ như mày thì bồ già cho bao nhiêu biết bấy nhiêu. Và có bao nhiêu mày nuôi vợ thiệt thọ và bồ trẻ còn không đủ. Nên chi...
  • Sao?
  • Tao cần dăm bảy tấm hình mày và máy bay bà già đang du dương trong khách sạn. Vài tấm đang khỏa thân trên giường hay trong nhà tắm cũng được. Tao cho mày nhiều chút chứ không là tí chút gọi là công chụp.
  • ....????
  • Không được thì thôi tao đếch cần.

   Mẹ cha ơi... thằng nghệ sĩ chuyên bám chéo áo đàn bà sốt vó. Mấy cái ảnh đang hú hí với bồ trẻ ngoài bãi tắm lọt vào mắt vợ là chết. Nghệ sĩ kêu lên:

  • Anh tha cho em anh ơi... em cắn rơm cắn cỏ lạy anh.
  • Cắn cái con củ... mì.  Mày ngu chết mẹ. Có hình có ảnh muốn trăm là có trăm. Bồ bịch, máy bay bà già cho mày mỗi phi vụ vài triệu là hết phép. Làm ăn với tao, tao cho mày hai chục phần trăm. Ô kê đi em. Mày trên răng dưới củ từ tao hại mày làm chó gì. Yên tâm đi. Chơi với tao mày chỉ có lãi. Không chơi là chì chài mất hết.
  • Ư... ư... – Nghệ sĩ rên thảm thiết.
  • Rên cái đẻo gì. Tao hứa không hại mày. Tao sẽ nói với me già là tao đặt mắt thần điện tử ở cái nơi me già hú hí. Mày hoàn toàn vô tội. Hiểu không?

    Không hiểu cũng phải hiểu. Nghệ sĩ chấp tay lạy anh Rừng như tế sao. Sau khi hoàn hồn và nghe phân tích hơn thiệt nghệ sĩ nhận ra đây là một mánh kiếm ăn rất hời. Vậy là... Sau khi lên chơi vơi tình già lăn ra ngủ. Nghệ sĩ nằm bên đưa di động lên chụp. Me đang tắm chụp vài kiểu cũng khó khăn chi. Anh Rừng nói một kiểu tao trả mày hai triệu. Tao cần chục kiểu. Mẹ cha ơi... thao tác nhẹ nhàng mà hai chục ngon quá là ngon.

       Cầm hai chục triệu trong tay nghệ sĩ “méc” với bụi đời:

  • Em quen với con bồ nhí của cha thằng Hùng. Cha nầy thuê cho con trẻ một căn nhà ở Y để du hí. Anh có cách chi mần ăn không?
  • Ô kê. Mày cho tao địa chỉ nhà bồ nhí của lão. Một trăm tao cho mày hai chục như đã hứa.

   Dân gian dạy rằng khó bó khôn. Có tiền con vịt hóa con công là tất yếu. Có tiền Rừng sang cả như ông hoàng xứ Ba Tư ghé kara là ôkê-ôm hát hò với quý nương xinh đẹp. Bồ nhí của quan anh xuất thân từ karaôkê. Là một trong người đẹp quan anh đĩ cái miệng rằng không có em đời anh như không có nắng... Lâu lâu nàng cũng len lén lẻn đi chơi. Gặp anh Rừng sang như tây nàng cũng đĩ thỏa lại chứ sợ à? Vậy là trên cái giường cao cấp trong khách sạn ba sao, Rừng bàn chuyện cùng nàng như bàn với thằng nửa mùa nghệ sĩ:

  • Nó cho em dăm ba đồng bạc vặt. Chán chê nó đá em liền. Chi bằng...
  • Bằng sao anh?
  • Em đặt cái mắt thần điện tử này ở đầu giường. Đúng một tuần em trả lại cho anh. Được hem?
  • Rồi em được bao nhiêu? Bể ra nó bỏ em liền.
  • Yên tâm. Nó bỏ em là nó chết.
  • Là sao? Em không hiểu.
  • Có hình có ảnh có phim trong tay sợ chi hả em? Nó có bỏ em cũng có chút tiền về quê mở quán bán nước é.
  • Ô kê. Nhưng trước mắt em được bao nhiêu?
  • Ba chục đi há.
  • Bèo. Năm chục.

                                                            ***

      Trong tạm giam “Suối Nước Đục” bọn trời ơi đất hỡi chờ ngày ra tòa lĩnh án, già có trẻ có sồn sồn cũng có luôn. Nghe Rừng kể đến đây một phạm chừng năm mươi ngoài một chút hỏi:

  • Nghe mày nói ngon như hột vịt lạt chấm muối tiêu chanh mà bị tó nghĩa là làm sao?
  • Yên đi ông già – một phạm khác xen vào – ông để nó kể phi vụ với quan anh nghe đi. Kể đi Rừng. Thuận buồm mát mái chớ hả?
  • Quá xá là thuận buồm luôn – Rừng trả lời – Tao chơi một chiêu là quan anh ná thở. Nhưng quan anh là “ma vương” thứ thiệt mà “ma lơm cơm” như tao phải nghiêng đầu bái phục.
  • Ly kỳ à nghe... tiếp tục đi.

   Rừng với mũ bảo hiểm xanh, áo xanh trong vai một Grapper đi giao hàng. Nó a lô vào máy của quan anh rằng có món hàng cần giao, dạ... em đang đứng trước cửa ủy ban... dạ... bảo vệ không cho vô... dạ... anh ra ký nhận giùm để em đi giao địa chỉ khác... dạ... Quan anh có mặt nhận hàng. Giao xong Rừng vù một hơi ra lô cao su, cũng cái nơi thằng nửa mùa nghệ sĩ căng giá vẽ vời. Rất nhanh điện thoại của quan anh gọi tới:

  • A lô... ai giao gói hàng nầy cho anh vậy chú em?
  • Dạ... anh là ai ạ? Gói hàng nào ạ?
  • Tao ở ủy ban nè...
  • Dạ có chi không anh?
  • Mày biết ai giao hàng cho mày không?
  • Dạ biết.
  • Mày cho tao số điện thoại của nó được không?
  • Thì số anh đang gọi nè. Anh cần gặp em phải không?

   Quan anh phi ra lô bằng hai bánh mượn của lính vì không dám đi xế hộp.  Bởi tới hai mình là tôi không tiếp à – Rừng nhấn mạnh – và rồi, giữa lô cao su vắng tanh vắng ngắt như chùa bà Đanh thời thế kỷ mười chín, quan anh xin Rừng tha cho cái tội chán cơm thèm phở. Rừng:

  • Tôi giao phim giao ảnh cho ông sạch thì ông chung bao nhiêu?
  • Em muốn bao nhiêu?
  • Hai trăm triệu.
  • Ok. Em cho tài khoản anh chuyển tức khắc.
  • Bộ tôi ngu hay giao mà giao dịch bằng tài khoản? Ông rút tiền giao liền cho tôi ngay bây giờ. Ông giao tiền tôi giao máy. Giao sạch.
  • Xem như dứt điểm nhé?
  • Nhứt ngôn ký xuất tứ mã phân thây. Khà khà khà...

     Một phạm lại xen ngang:

  • Vậy thì quan anh ma vương con khẹc gì?
  • Mày ôi! – Rừng than như Tôn Hành Giả gọi “thầy ôi” trong Tây du diễn nghĩa ông Tô Chấn dịch thời xưa lơ xưa lắc – quan anh thủ đoạn mà “kinh hồn cốc chủ” phải gọi là thầy...
  • Sao? Quan anh chơi mày làm sao mà bị hốt cốt?

       Rừng kể rằng... Quan anh chuyển cho Rừng nguyên hình nguyên trạng một cờ líp, quây cảnh sếp của quan anh đang ăn thịt tiên nương trong “Đất Mới Restaurant”. Mừng quá bởi cơ hội lên đời đã đến và tham lam quá nên Rừng chọc vào ổ kiến lửa...

    Thời ma quỷ quỷ ma. Anh nào cũng muốn qua mỹ sống nên đớp hít được là đớp hít, bất kể cha già mẹ yếu em thơ. Em út dùng mọi thủ đoạn tìm điểm yếu của anh hai mà thủ thế. Thiệt ra quan anh không cố tình chơi sếp - nhưng mà – chung một xuồng bị lũng, cùng nhau tát có phải hơn không? Và sếp của quan anh xám mặt lại khi một thăng khốn đòi bán cái cờ líp có đoạn phim mà sếp đang “yêu nhau bằng mồm” với kiều nữ của “Đất Mới Restaurant”.

 Được rồi – sếp của quan anh nhíu mày cau mặt -  Muốn tiền hả? Có tiền cho mày. Nhưng nên nhớ tiền một giuộc với tình tu tù tự tử... Sếp lôi quan anh đến hỏi rằng vụ dung dăng dủng dẻ dắt trẻ đi chơi ở “đất mới” vì sao ra cái lốc nầy? Quan anh nói chắc thằng Đất Mới cho đặt mắt thần quay lén anh hai ơi... Vậy là sếp cho lực lượng kiểm tra đột xuất Réttôràn Đất Mới. Kiểm tra được báo trước còn chung chi chết ông bà cố tổ nói chi đột xuất. Đất Mới đóng cửa cái rẹt sau khi di lý về tạm giam huyện một số dân chơi bất cần thân thể. Xui thay - lúc ấy - Rừng là một trong những tay chơi. Tiền nhiều để làm gì mà ta không tắm tiên để thực hiện đúng câu nhứt chơi tiên nhì giỡn tiền?

      Tội của Rừng to lắm. Tống tiền quan chức là to như biển chứ chơi sao? Tội nầy là cho đi một hơi lên trên luôn chứ tạm giam huyện là nghĩa làm sao? Thưa rằng ma tính trong thằng người tên Rừng đã thành quỷ. Khi quan anh gặp ở bài trừ tệ nạn huyện Rừng nói:

  •  Chơi bời thì có tội chi anh Hai. Anh chơi được tôi chơi được. Anh lo cho tôi ra được không?

    Quan anh cười:

  • Không thì mày làm gì tao? Tao đến để cám ơn mày đã phát cờ lip cho sếp xem. Vậy thôi. Cám ơn vì nhờ mày nên tao biết con bồ nhí đã bán đứng tao cho mày.

   Nói xong quan anh đi một hơi không trở lại.

  • Lão ta không sợ mày phát tán phim cho vợ con lão à?- Một thằng nghe hỏi

       Tạm giam ngoài năm chục trả trả lời thay cho Rừng:

  • Mày hỏi ngu bỏ mẹ... Vợ của quan anh bồ bịch yêu đương với nghệ sĩ nửa mùa. Con trai con gái quan anh hoang hơn cả phế. Sếp của quan anh ăn thịt gái tơ trong động quỷ...  họ sợ đếch gì thằng Rừng. Với lại tạm giam nó tẩm quất cho thằng Rừng chừng nửa trận là cha mẹ mấy đứa còn khai sạch huống chi cái đi động đời mới. Thời mà “đạo cao một tấc ma cao một trượng” thì thằng Rừng là cái nghĩa địa gì mà láo. Tao nói phải không?                                                                          

                                                           

                                                         Nguyễn Trí

    

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người đàn bà bên kia sông – Truyện ngắn của Văn Giá
Làng tôi nằm sát con sông Thương. Từ chân đê vào làng đi qua một con đường đất nhỏ, hai bên trồng phi lao, cắt qua cánh đồng. Khoảng cách từ làng ra sông không quá xa. Người lớn ở trên đê, mỗi khi có việc gì gấp, gọi vọng vào trong làng vẫn có thể nghe thấy, nhất là khi gặp gió xuôi thì rõ mồn một.
Xem thêm
Rome còn thơm mùi Oải hương - Truyện ngắn của Thu Trân
Chuyên mục Đọc truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Cọng rơm - Truyện ngắn của Bùi Thị Huyền
Trở về thăm làng sau mấy chục năm tha phương cầu thực, Mỳ vui và hân hoan như chưa hề xảy ra những biến cố trong cuộc đời mình. Nói là về thăm làng nhưng thực ra cái làng Trà đó không phải nơi chôn nhau cắt rốn của cô. Nó là quê, cái nơi cách đây đã lâu lắm rồi, Nhân - một nửa của Mỳ ngày nào, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Trà, ngọn núi chơ vơ giữa vùng đồng bằng duyên hải.
Xem thêm
Tìm cha - Truyện cực ngắn của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Thế giới mới (1993 – 1994)
Xem thêm
Bông hoa của bản – Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Trang
Tiếng khóc thút thít của Mai vọng từ phía buồng lại, xóa tan sự tĩnh lặng của đêm. Páo ngồi bên bếp, nồi nước đang sôi ùng ục bốc khói, tay Páo cầm thanh củi cời những viên than hồng rực, ánh mắt vô định nhìn những ngọn lửa bập bùng cháy cũng như lòng Páo lúc này đang không yên. Páo muốn đi vào trong phòng Mai, nói với Mai rằng hãy đứng dậy và bỏ đi cùng anh. Hãy bỏ lại tất cả cuộc sống hiện tại để đến một nơi khác bắt đầu cuộc sống mới như đôi chim cu tự xây tổ mới cho mình, như đôi hoẵng chạy vào rừng sâu sống cuộc sống yên bình… Từ nhỏ Páo đã chứng kiến Mai khổ quá rồi, giờ nếu tiếp tục để Mai chịu khổ hơn nữa anh thấy mình càng vô dụng như khúc gỗ dưới sàn nhà, như cây lá han trong rừng.
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa
Truyện ngắn của NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
Xem thêm
Làng quê đang trôi
Khoan giếng trên đồi. Giở mảnh giấy ghi nhì nhằng những cuộc hẹn nhận qua điện thoại, hắn rút bút bi gạch ngang, tay co giật, run run, đường gạch ngoằn ngoèo. Hắn khựng lại, gãi gãi tai, nhưng rồi cũng lên đường.
Xem thêm
Gió chướng lạnh lùng, mưa rung lá hẹ – Truyện ngắn của Triệu Vẽ
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Xem thêm
Chợ phiên Mèo Vạc – Tạp văn của Nguyễn Duyên
 Ai đã từng đến chợ phiên vùng cao? Tôi chưa từng đến chợ phiên vùng cao nên tôi rất mong mỏi. Khi trên xe ô tô nhà thơ Trần Đăng Hào chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình thông báo với anh chị em: Ngày mai có chợ phiên Mèo Vạc đó. Lòng tôi dâng lên bao cảm xúc đợi chờ chợ phiên tới!
Xem thêm
Em sẽ gây tai nạn
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Cô gái có khuôn mặt trăng rằm Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Là người lính đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, được đào tạo, học hành bài bản, ông Hữu không tin vào sự mù quáng, vô căn cứ. Nhưng thế giới tâm linh là điều ông đặc biệt quan tâm. Điều gì con người chưa có khả năng khám phá, lý giải thì đừng vội phủ nhận. Hãy nghiêm túc tìm hiểu nó với thái độ đúng đắn nhất. Ông Hữu thường nói với cấp dưới như thế.
Xem thêm
Gọi mãi tên nhau
Truyện cực ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chuyện ngày cuối năm - Truyện Ngắn Cát Huỳnh
Nhìn hắn bây giờ với dáng vẻ đường bệ. Nếu là người lạ chắc thế nào cũng lầm tưởng hắn là một cán bộ cấp cao ở tỉnh.
Xem thêm
Triết gia miệt vườn – Truyện ngắn của Vương Huy
 Lão Bần nâng ly trà lên miệng nuốt đánh ực một cái, lão gằn giọng nói: Tôi đọc triết từ thời trẻ và tôi rất mê Bùi Giáng. Nhưng sau nầy nghĩ lại, nếu Bùi Giáng viết ít lại sẽ hay hơn. Tôi thích triết Heidegger vì triết ổng sâu kín.
Xem thêm
H’un - Truyện ngắn của Hồng Chiến
Buôn K’sia hôm nay họp bàn về việc xây dựng nông thôn mới. Ông Chủ tịch Phường nói rất nhiều, rất dài về Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang thực hiện ở tỉnh nhà và thành phố của chúng ta. Ông cho biết thêm: Nhà nước đầu tư bảy mươi phần trăm kinh phí làm đường đổ bê tông, dân góp còn lại. Có đường mới, đi lại thuận tiện thì những sản vật làm ra mới có nhiều người đến mua, dân mới đỡ khổ. Cán bộ nói nhiều, toàn điều hay, cuối buổi, ông buôn Trưởng chốt lại: muốn có đường đi sạch sẽ, thoáng đãng thì dân phải… góp đất.
Xem thêm
Trăm năm hương Tết vẫn còn - Truyện ngắn Nhật Hồng
“Tết đến, già trẻ trai gái đều nô nức đón mừng, dù điều kiện kinh tế gia đình mỗi người có khác nhau, nhưng hương tết vẫn nồng nàn tha thiết, sum vầy cùng với bánh ngọt và hoa thơm”.
Xem thêm
Ngôi sao lấp lánh
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Gió bãi trăng ghềnh – Truyện ngắn của Tống Phước Bảo
Má mày bị đánh đĩ rồi Nhơn ơi! Chưa kịp hiểu gì Nhơn đã bị Ngỡi lôi tuột ra chiếc xe đạp cũ mòn. Chiều in bóng trên bờ ruộng hai đứa nhỏ hấp tấp chở nhau đi như trối chết.
Xem thêm
Nữ bưu tá – Truyện ngắn của Hữu Đạt
Mỗi lần đến đơn vị bộ đội phòng không đưa thư hoặc báo, Phương để ý thấy một người – một người duy nhất – chỉ đến rồi lại ra về, với vẻ mặt trầm buồn. Đơn giản là chưa bao giờ Phương thấy anh ta nhận một lá thư, hoặc gói bưu phẩm của ai đó gửi cho cả.
Xem thêm