TIN TỨC

Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-08-17 12:10:34
mail facebook google pos stwis
712 lượt xem

Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông  “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.

Suốt một đời tảo tần, cực khổ; nhưng hết mực thương yêu chồng, con và gánh vác cả “giang san” nhà chồng, làm tròn bổn phận con dâu cả và chị dâu trưởng trong gia đình bên chồng… Như lời chú sáu Trần Huy Hòa (em ruột ba tôi) bày tỏ: “Điển hình cho sự nhân hậu và tình cảm của Chị dâu tôi là ngoài tình cảm thương yêu Chồng, lo tròn nghĩa vụ làm vợ ra, Chị đã thể hiện chan chứa thương 4 đứa em chồng còn nhỏ dại đang tuổi ăn học: Anh thứ tư 11 tuổi, Anh thứ năm 8 tuổi, tôi 6 tuổi và đứa em gái út 4 tuổi! Ngoài ra, còn người chị gái chỉ nhỏ hơn chị dâu 4 - 5 tuổi. Nhưng tình cảm Chị Dâu - Em chồng vẫn ngọt ngào… Gần 10 năm nhờ Anh Chị đùm bọc nuôi ăn học, và trông nom các cháu, theo thời gian tôi mới nhận thấy rõ bản chất nông dân và tình thương của Chị dâu tôi thật tuyệt vời!”

Còn nhớ, trong những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, lúc bấy giờ, tôi chỉ mới lên 6 tuổi là anh cả của 4 đứa em (1 trai, 3 gái). Ba tôi là một văn nghệ sĩ, má tôi là một nông dân “chính hiệu”. Bà nội tôi mất sớm, má tôi là dâu trưởng “Quyền huynh thế phụ, Quyền tẩu thay mẫu” nên má tôi phải thay má chồng vừa chăm sóc đàn em chồng 5 đứa con nhỏ dại…

Trong cuộc mưu sinh đầy sóng gió tưởng chừng không vượt qua được, nhưng má tôi vẫn nổ lực, cố gắng vượt lên chính mình, bươn chải nhiều nghề để kiếm thêm thu nhập phụ với ba tôi để nuôi em chồng và đàn con thơ dại, khôn lớn, nên người.

Suốt một đời tảo tần, chịu thương-chịu khó, má tôi đã nuôi nấng dạy dỗ, dìu dắt chú sáu Trần Huy Hòa ăn học thành tài ra làm thầy giáo dạy Văn cấp III rồi cưới vợ cho em chồng; nuôi dạy đàn con 5 đứa đều tốt nghiệp Trung học phổ thông, tốt nghiệp Đại học và có việc làm ổn định… Nổi bật là nuôi dạy các cháu, đứa là Thạc sĩ-Bác sĩ, đứa tốt nghiệp Đại học kiến trúc, đứa đang học Đại học Ngoai ngữ... thì bất ngờ má tôi ngã bệnh cùng với tuổi cao, sức yếu… má tôi ra đi vĩnh viễn để lại niềm thương tiếc, buồn đau vô tận cho chúng tôi.

Còn nhớ, lúc khỏe mạnh, má thường căn dặn các con: “Khi má còn sống, các con không thường xuyên về thăm má, đến khi má mất các con về thì má cũng đâu có thấy các con. Khi ấy, các con có làm đám tang to, ăn uống, ca hát tưng bừng, náo nhiệt… chẳng qua chỉ là để khoe với người sống mà thôi. Như đám tang ông hai Chệt chết (ông Chệt nhà giàu nứt tiếng ở thị trấn), mấy đứa con trai làm ăn ở đâu không biết, nghe tin ba chết đi xe hơi về rần rần, làm đám ma linh đình, ăn uống mấy ngày đêm, mướn kèn tây thổi inh ỏi, mướn người khóc la rân trời… Thế mà sau đám tang, chúng nó tranh giành nhau tiền phúng điếu, đòi xem di chúc, chia tài sản… chửi bới om xòm, la ó ỏm tỏi… Thậm chí, còn đánh nhau nữa. Thiệt chẳng ra thể thống gì. Tới giờ, cái mả ba của chúng nó cũng không đứa nào xây”.

Nói tới đó giọng má trầm xuống, ngậm ngùi rồi căn dặn các con cháu không nên uống rượu, phải ăn ngủ đều độ, giữ gìn sức khỏe cho thật tốt, vợ chồng phải thương yêu lẫn nhau, xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm lo-dạy dỗ con cái nên người… Và ngàn lần như một. Lần nào về thăm má, câu đầu tiên má nói là vợ chồng con muốn ăn gì má đi chợ mua nấu cho các con ăn. “Cơm gà” hé. Rồi má đi vào nhà sau, xách giỏ ra chợ, mặc cho chúng tôi ngăn cản thế nào cũng không được…

Thiệt tình mà nói món cơm gà do má nấu ngon tuyệt. Đây là món gia truyền, má học được từ khi về làm vợ của ba, làm dâu bên chồng, được ba má chồng chỉ dạy và má tôi tiếp thu rất nhanh… Nhanh đến nỗi, cơm gà của má nấu còn có phần ngon hơn người truyền dạy.

Má tôi chế biến rất nhiều món ăn, món nào cũng thơm ngon, hấp dẫn. Song, món “Cơm gà” má nấu là “độc nhất-vô nhị”. Ai đã vinh hạnh được thưởng thức một lần món cơm gà má nấu thì sẽ không bao giờ quên. Giờ đây, chúng tôi rất thèm những món ăn má nấu, thèm những bữa cơm ấm cúng tình nghĩa gia đình và rất thèm món cơm gà đậm đà hương vị đặc trưng của má… Vậy mà má ơi, chúng con tìm má ở đâu bây giờ (?) Má ơi!...

Mỗi lần nhìn di ảnh má trên bàn thờ khói hương nghi ngút mà trong lòng chúng tôi quặn thắt từng cơn. Cả một đời má gian lao, khổ cực nuôi đàn con thơ nên vóc nên hình, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, tạo dựng cơ ngơi, với 3 căn nhà phố liền kề và những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền …

T.T.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm