TIN TỨC

Mùi Tết vương dấu chân xa – Tản văn của Đặng Tường Vy

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-03-04 17:23:27
mail facebook google pos stwis
592 lượt xem

Mỗi độ xuân về, người con xa xứ không tránh khỏi rưng rức, chạnh lòng. Nỗi nhớ trong lòng người tha hương rất lạ: sâu lắng, dịu dàng, chôn kín. Như gái đôi mươi thầm thương trộm nhớ một ai đó, âm thầm, mãnh liệt, nồng nàn,  tha thiết.

Cố tìm chút hương quê nhà trên đất khách. Nhắc đến mùi Tết, lòng chùng hẳn. Nỗi buồn lên men. Cuộc sống trời Âu không có chuyện “phú quý sinh lễ nghĩa.” Không quà cáp biếu xén. Một ngày như mọi ngày, bình đẳng, tự do. Người phương Tây, không có chuyện đưa ông Công, ông Táo, chầu trời tâu bẩm. Chỉ có người Việt tha hương còn giữ phong tục tập quán. Vẫn tiễn đưa các ngài một đoạn (mặc dù trái múi giờ với Việt Nam). Gắng giữ phong tục của quê hương trên đất khách. Như giữ quê hương trong lòng cho chính mình.

Tờ lịch cuối cùng kết thúc. Mùi Tết dần lan tỏa, quyện bay trong lòng. Nhớ khói hương Tổ tiên ông bà. Nhớ nấm mộ xanh đầy cỏ, chờ con cháu đến thắp hương, tưởng niệm. Nhớ mùi bánh chưng nấu trong đêm, tiếng than tí tách, mùi khói mùi bánh quyện vào nhau. Sự kết hợp vô tình tạo thành mùi đặc trưng của Tết. Mùi thịt kho trứng, mùi bánh mứt ngày Tết, dù đi xa vạn dặm, dám chắc rằng khó ai có thể quên. Với bát canh khổ qua, lòng tin cái khổ nó sẽ qua đi. Chỉ những món đơn giản này thôi, đủ làm thắt lòng người đi xa. Chưa nói đến khói hương và câu đối ngày Tết, “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.

Nhà thơ Đặng Tường Vy 

Những hình ảnh xưa cũ gợi nhớ trong lòng người tha hương, mỗi khi Tết đến Xuân về rất đặc trưng. Nhớ lắm hình ảnh, người thân bên chiếc lư đồng, lau chùi sáng bóng sáng choang. Với sự tỉ mỉ, chỉn chu từng chút một, trang trọng đặt lên bàn thờ ngày Tết. Từng quả cây trái tươi ngon, bánh, mứt, được tuyển chọn với tất cả tấm lòng thành kính. Thêm vài cành mai, đào, tô điểm sắc xuân rực rỡ, là không thể thiếu cho cái Tết của người Việt. Xuân về khắp nẻo, xuân đầy trong tim. Nhà nhà tràn ngập sắc xuân ngày Tết. Lòng rộn rã, hân hoan, chờ đón một năm mới. Với niềm tin yêu, vạn sự cát tường, thuận buồm xuôi gió.

Bồi hồi đếm ngược từng giây, chờ đợi thời khắc giao thừa. Thắp hương Ông bà, đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân. Biết bao phong tục tập quán, ăn sâu vào lòng mỗi người. Dành ba ngày Tết, nghỉ ngơi, ăn ngon mặc đẹp, thăm hỏi người thân bạn bè, du lịch thư giãn. Người người quần là áo lượt, dành tất cả những lời chúc tốt lành nhất trao nhau. Cầu mong người thân, bạn bè có nhiều sức khỏe, thành công, hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng.

Trở về thực tại nơi xứ người, trên chuyến tàu đi làm mỗi sáng. Trong cái lạnh dưới 0 độ C, ta khác nào lão nghiện, thở khói phì phà trong sương giăng. Đôi khi hứng bông tuyết rơi, lại nhớ cánh mai vàng bay trong nắng Sài Gòn ngày Tết. Nhìn xuống đôi bàn tay, bất giác hỏi: “nhớ ai mà tay nhuộm tím?” Rét run co trong túi áo. Tự nắm chặt lấy lòng bàn tay, như giữ điều bí mật gì đó. Mọi thứ trên cơ thể, giờ đây điều trở thành điều bí mật. Ngoại trừ đôi mắt. Đi bất cứ đâu? Làm gì? Giao tiếp với ai? Đôi mắt vẫn là cửa sổ tâm hồn. Đôi mắt là một phần quan trọng trong cuộc sống, nó nói lên tất cả.

Bôn ba xứ người, vật chuyện áo cơm. Cất nỗi nhớ trong tim. Cố gắng thành xứ mệnh tha hương. Không có cái rét nào, đáng sợ bằng cái rét trong lòng, hiu quạnh, chơi vơi, lạnh lẽo. Trong khi đó mùi Tết lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước ở quê nhà. Bước chân người tha hương còn xa ngai ngái. Lòng đau đáu hướng về quê hương cội nguồn. Như tiếc một thứ gì đó vừa đánh rơi,… vô cùng quý giá!

ĐẶNG TƯỜNG VY

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm