TIN TỨC

Người giữ hồn nem Thủ Đức

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-01 21:13:18
mail facebook google pos stwis
2714 lượt xem

TRẦM HƯƠNG

Cuối năm 2005, từ Mỹ, bà Jeanne Anna Villarial (thường được gọi là Jeannette, tên thân mật là Nết) về Việt Nam với ước nguyện cuối đời: đưa hài cốt người mình yêu thương trở về nơi bà chọn lựa sẽ là chốn yên nghĩ vĩnh hằng của chính bà. Bà cười buồn nói “Tôi chỉ có quê mà không có nước”. “Thưa bà, tại sao?”. Bà cười buồn: “Cho đến bây giờ tôi cũng không biết mình là người nước nào nữa. Tôi là người Việt lai Philippine nhưng mang quốc tịch Pháp, rồi sau đó là Mỹ. Tôi xin hồi hương nhưng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận vì tôi không hề có được giấy khai sinh ở Việt Nam dù mở mắt ra, rôi đã nhìn thấy ngọn dừa, ao rau muống. Nhưng rõ ràng tôi có một miền quê. Bà ngoại tôi là người khai sinh ra thương hiệu “nem Thủ Đức”. Tôi ngỡ ngàng hỏi lại: “Tức là bà tổ làm nem?”. Bà Jeannette nói: “Tôi không rõ chữ “Tổ” cô nói theo nghĩa gì, tôi chỉ biết qua chuyện kể của bà ngoại, nhờ ông gác nhíp ga xe lửa mà bà ngoại tôi đã sáng chế ra món nem, làm nên thương hiệu nem Thiên Lợi Thành. Hồi đó, người Sài Gòn tới Thủ Đức là đến Thiên Lợi Thành ăn nem. Tôi bị cuốn vào câu chuyện kể về cuộc đời kỳ lạ của một người chỉ có quê mà không có “Tổ quốc”. Rồi suốt 10 năm ròng rã, câu chuyện cuộc đời Jeannette được viết ra. Năm 2016, tiểu thuyết "Trong cơn lốc xoáy" được trao gải A cuộc thi viết đề tài chiến tranh cách mạng và kháng chiến (giai đoạn 1930 -1975) do Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật trao tặng 2015, Giải thưởng Hội Nhà văn 2016, giải thưởng văn học nghệ thuật Năm năm lần thứ 2 mà Jeannette là nguyên mẫu nhân vật chính, xuyến suốt, là chứng nhân, xâu chuỗi những sự kiện lịch sử đất nước gần trọn một thế kỷ. Dấu ấn Thủ Đức nơi Jeannette mở mắt chào đời in đậm trong ký ức bà...
 

Jeannette sinh năm 1927, tại Thủ Đức. Ảnh thời thiếu nữ

Con gái bà bán nem trở thành tiểu thư cành vàng lá ngọc

Mẹ bà người Việt. Cha bà người Philippine. Cha mẹ lấy nhau không có hôn thú. Bà được sinh ra nhưng không có giấy khai sinh. Mới 7 ngày tuổi, cô bé Jeannette được vợ chồng người cô ruột đưa về Nông-pênh nuôi dưỡng. Cha nuôi Jeannette là một quan chức cao cấp người Pháp phụ trách xuất nhập khẩu Đông Dương. Năm lên bảy, Jeannette được ông ta nhận làm con nuôi. Bà đã trải qua một thời thơ ấu trong nhung lụa. Bà kể: “Tôi vô tư lớn lên trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ nuôi mà không hay rằng đất nước đang nung nấu khát vọng độc lập tự do. Cứ đến ngày Trung thu, ngày tết dương lịch, tôi mặc áo đầm trắng, xách giõ kết hoa đựng đầy tiền lẻ ném vào những đứa trẻ nhà nghèo. Nhìn những đứa trẻ chạy theo luợm tiền, giành giật, đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán tôi cười lên nắc nẻ. Bảy tuổi, tôi được mẹ nuôi đưa về thăm quê ở Thủ Đức. Chừng ấy, tôi mới biết mình có mẹ ruột, có người anh ghẻ lở hom hem tên Louis, có người chị gái cũng mang tên Tây như tôi. Tôi mới biết bà ngoại mình là người làm nên hiệu nem Thiên Lợi Thành nổi tiếng...”. Nhưng tuổi thơ nhung lụa của Net sớm kết thúc, khi người cha nuôi đột ngột nhận được lá thư của gia đình từ Pháp. Đó là lá thư buộc ông về nhận tài sản khi người cha quá cố. Cha nuôi đi rồi, mẹ nuôi linh cảm ông sẽ không bao giờ quay về, bèn bán dãy phố ở Tân Định lên Đà Lạt mua đất xây  biệt thự cho thuê, lấy tiền sinh sống. Vì hận người chồng đầu tiên bội bạc, mẹ nuôi cũng không làm hôn thú với cha nuôi. Jeannette bị từ chối nhận vào trường “Bà Phước Con Chim”- một trường học danh tiếng ở Đà Lạt. Học một trường Tây ít danh giá hơn nhưng kỹ luật vô cùng khắt khe, cứng nhắc, vốn  bản tính tinh nghịch, táo bạo, Net bị đuổi học. Người mẹ nuôi đột ngột qua đời, Jeannette về sống với cha mẹ ruột nhưng cô thấy mình cô đơn, lạc lõng vì nhận ra sự nhẫn tâm ngay từ chính những người thân trong gia đình mình. Cô mất phương hướng, chông chênh...

Năm 2006, Jeannette từ Mỹ  thăm  bà Sáu Khỏe thợ lạng da cho hiệu nem Thủ Đức.

Trong cơn lốc xoáy

Năm 1943, Nhật đảo chính Pháp. Tình hình Sài Gòn vô cùng hỗn loạn. Các giáo phái, băng đảng mọc lên như nấm dại sau mưa. Đang là một nữ sinh nội trú trọ học ở Sài Gòn, nhận được hung tin cả gia đình bị quân Bình Xuyên bắt giữ, Jeannette về thăm nhà ở Thủ Đức. Vừa bước vào cửa, một “thủ lĩnh” Bình Xuyên nắm tay cô kéo đi. Jeannette hiểu ra mọi việc. Vì muốn chiếm đoạt cô mà vị “thủ lĩnh” này bắt cả gia đình để cô phải lộ mặt. May mắn thay, đi cùng cô lúc đó là Tô Đức Chiêu- một người Đại Hàn làm mật thám cho Nhật đứng ra nhận Jeannette và vợ, yêu cầu anh ta phải trả tự do cho cô. Cũng nhờ Tô Đức Chiêu, cả gia đình Jeannette được thả. Nhưng cũng từ đó, Jeannette phải cắn răng làm vợ một người mình không hề yêu thương. Cô gái mới 18 tuổi quá thơ ngây, không hay mình thoát khoải một ổ nhện này lại rơi vào hang hùm khác. Tô Đức Chiêu vốn là một sĩ quan Nhật, có mối quan hệ thân thiết với những tổ chức thân Nhật của người Việt. Jeannette không hay rằng trong số người thường xuyên đến nhà cô có một thanh niên cao lớn, đẹp trai là người của tổ chức cách mạng đóng vai thầy giáo dạy kèm cho một nữ thủ lĩnh thân Nhật. Trong vai trò thuộc hạ tin cậy của vị nữ thủ lĩnh ấy, Vạn nắm được tin tức, tình hình hoạt động của Tô Đức Chiêu, cung cấp cho cách mạng. Khi Nhật hoàng đầu hàng vì 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Nagasaki và Hirosima, Tô Đức Chiêu bị Pháp bắt vào tù, giữa lúc Jeannette vào bệnh viện sinh đứa con đầu lòng. Con chết, Jeannette buồn tủi, mỏi mòn trông chồng vào thăm. Cô vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy “cậu Sáu Vạn”- người thường hay liên hệ với Tô Đức Chiêu xuất hiện, an ủi cô, cho hay chồng cô đã bị bắt. Sự an ủi, chăm sóc của ông Vạn đã làm sống dậy những giá trị tốt đẹp, sôi nổi của Jeannette. Họ yêu nhau nồng nàn, mãnh liệt đến mức có lúc quên đi hoàn cảnh của mỗi người. Đó là những năm tháng ngắn ngủi, đẹp nhất của đời họ. Cho đến lúc ấ, Jeannette mới biết “cậu Sáu” là Việt Minh, là “những tên khủng bố, cuồng tín” mà người cha nuôi người Pháp của cô thường lên án, nguyền rũa với tất cả lòng căm ghét. Nhưng sự xả thân, sự dũng cảm, sự hy sinh quên mình của “cậu Sáu” đã làm tan biến mọi ý nghĩ áp đặt từng hằn sâu trong Jeannette. Qua “cậu Sáu” mà Jeannette biết được sự cao cả của lý tưởng cách mạng, nhờ “cậu Sáu” nắm tay bước đi mà Jeannette dám dấn thân vào những công việc nguy hiểm. Một dân Tây với tên gọi Jeanne Anna Villarial lại là tổ viên phụ trách Pháp vận tại Gia Định và giác ngộ quân đội Lê Dương mang vũ khí về cho cách mạng trong những ngày đầu kháng chiến. Đó cũng là những năm tháng đầy ắp kỷ niệm trong trái tim Jeannette. Khi tìm gặp tôi để kể về cuộc đời mình, ở tuổi 80 mà gương mặt bà vẫn rạng ngời hạnh phúc nhớ đến một kỷ niệm theo suốt đời bà, bất chấp cát bụi thời gian: “Tôi binh vận được mấy tên lính Tây để mua súng đạn từ thành Ô-ma. Tôi và ông Vạn đứng bên ngoài hứng, bên trong tụi lính liệng súng, đạn ra. Vừa lúc đó có chiếc xe chở sĩ quan rọi đèn sáng lóa tiến tới chúng tôi. Tôi run bắn người, nghĩ sắp chết tới nơi. Bọn chỉ huy mà bắt được chúng tôi mua vũ khí cho Việt Minh thì chỉ có con đường chết. Thật không ngờ, ông Vạn nhanh trí ôm lấy tôi hôn thắm thiết. Mấy thằng Tây sĩ quan thấy vậy vỗ tay cổ động, reo cười ầm ĩ: “Ô la la, Việt Nam hôn nhau tụi bây ơi, quả là chuyện lạ!”. Chiếc xe lao đi, chúng tôi chìm vào bóng tối, thoát chết mà cứ ngỡ ngàng, thầm hỏi sao ông Vạn nhanh trí như vậy?”. Nhưng những tháng ngày hạnh phúc của bà và ông Vạn chỉ là khoảnh khắc trong kiếp người dằng dặc những biến động, bi kịch, khổ đau. Năm 1947, ông Vạn bị Pháp bắt, bị đày ra Côn Đảo. Không có ông Vạn bên cạnh, Jeannette cô đơn cùng cực, gia đình ghẻ lạnh vì một dân Tây mà đi làm Việt Minh, theo họ là hành vi bôi nhọ danh dự gia đình. Nhưng tính mạng ông Vạn là điều làm Jeannette lo lắng hơn tất cả. Cô  chạy vạy khắp nơi, tìm luật sư, tìm những người có thế lực để ông Vạn được thả ra. Để có tiền lo lót cho một tên sĩ quan, Jeannette nhắm mắt xuôi tay làm người tình một nhà xuất nhập khẩu thuốc Tây nổi tiếngSài Gòn thời đó. Nhưng tên sĩ quan chỉ muốn chiếm đoạt trái tim Jeannette và đánh bài ngữa: “Nếu tôi nhận tiền của cô, tôi sẽ thả anh ta ra. Vậy là cô và anh ta sẽ có nhau. Không bao giờ. Tôi chỉ muốn anh ta chết gục trong tù! Đó là ý muốn của tôi, ý muốn của Chúa!”. “Không bao giờ ông đạt được ý muốn đó!”. Jeannette gào lên căm phẫn, bỏ đi.

 Kể từ đó, năm 1947, Jeannette mất liên lạc với chi đội 12. Cuộc đời bà rẻ sang một hướng khác, lấy chồng, sinh con rồi năm 1975, bà ra nước ngoài sinh sống. Nhưng sâu thẳm trong trái tim bà vẫn nguyên vẹn tình yêu với “cậu Sáu Vạn” năm xưa, dù sau khi ở tù Côn Đảo về, ông chỉ còn là một nắm xương biết đi; dù ông Vạn sau đó vì bảo vệ hạnh phúc cho bà, lặng lẽ làm một cái bóng đi bên cạnh cuộc đời bà. Vì tình yêu ấy mà bà vẫn giữ được lòng trung kiên với cách mạng, vẫn tích cực giúp đỡ thuốc men và tiền của cho cách mạng cho đến ngày giải phóng.

Giữ hồn nem Thủ Đức

Kỳ lạ thay, người phụ nữ mang 2 quốc tịch Pháp và Mỹ, nói và viết tiếng Việt không trôi chảy bằng tiếng Pháp, đã hơn 30 năm rời xa quê vẫn đau đáu nỗi niềm được trở về Việt Nam sống những năm cuối đời; vẫn giữ kín bí quyết làm nem Thủ Đức trong từng chiếc lá dông của quá khứ. Ngày nay, hậu duệ của tiệm nem Thiên Lợi Thành ở Thủ Đức chỉ còn mình bà Jeannette là nắm giữ bí quyết làm nem. Nghề làm nem đã giúp bà chèo chống, trụ lại xứ người, nuôi con cái học hành thành đạt. Những chiếc nem làm cầu nối gắn bà với quê, dù không thể mang được quốc tịch Việt. Bà tiết lộ: “Với tôi bà ngoại không chết. Khi gói những chiếc nem, tôi luôn nhớ đến bà ngoại. Bà là người đầu tiên làm ra món nem Thủ Đức!”. Tôi ngỡ ngàng trước sự tiết lộ của bà, bởi hàng ngày ăn nem Thủ Đức mà mấy ai hỏi nem Thủ Đức ra đời như thế nào. Theo lời bà Jeannette kể, gần ga xe lửa Thủ Đức những năm đầu thế kỷ 19 có một người phụ nữ goá chồng sớm, dựng quán cóc ven đường, tần tảo nuôi đàn con 6 đứa thơ dại. Bà tên là Nguyễn Thị Kỳ nhưng vì có mái tóc quăn nên thường được gọi là Tư Quăn. Thường ghé quán bà Tư Quăn có ông “gác nhíp” xe lửa. Một hôm, bà Tư Quăn cầm trên tay miếng thịt heo tươi rói, định vô bếp nấu nướng cho khách, ông gác nhíp đang ngồi chờ đồ nhậu suýt xoa: “Thịt ngon quá, bà sắt cho tôi một dĩa, cứ để sống, kèm món chuối chát, khế nhậu chơi”. Bà Tư Quăn trợn tròn mắt hỏi lại: “Thịt sống như vầy mà ăn cái gì. Ông này ăn uống thiệt là dị hợm”. Ông gác nhíp nói: “Bà không biết chớ thịt sống nhậu bắc lắm, chỉ cần thêm củ tỏi, vài trái ớt, chút giấm”. Bà Tư Quăn không mấy hào hứng với cách nhậu thịt sống này nhưng chiều khách, bà đề nghị: “Thôi, để tôi quết thịt cho nhuyễn, thêm chút ớt, tiêu tỏi bán mùi chắc dễ nhậu hơn”. Nói là làm, chỉ vài phút sau, bà đã dọn lên dĩa thịt tươi bắt mắt, có rau sống đi kèm. Ông gác nhíp vừa lấy rau gói thịt, chấm nước mấm, khen tấm tắc. Thấy khách khen ngon, bà cũng thấy vui trong bụng, thầm nghĩ: “Món thịt quết nghuyễn này chắc ngon hơn nếu như mình trộn thêm chút muối, nước mắm, thêm tỏi. À, còn mấy miếng da, mình sắt nhuyễn trộn vô luôn...”. Nói là làm; lại thấy cây dông sau nhà ra lá xanh mơn mởn, bà hái xuống lau bụi, tiện tay vắt từng nắm thịt gói kín để ủ trong tô, đậy kín. Quần quật công việc buôn bán, bà Tư Quăn quên phứt món thịt quết nhuyễn. Ba ngày sau, bà chợt nghe mùi thơm nức mũi từ cái tô để trong chạn bếp. Bà mở ra, ăn thử một miếng, thấy thơm ngon khác thường, mừng quá, kêu mọi người cùng nếm. Ai đã nếm một lần cũng chép miệng khen ngon. Vậy là bà Tư Quăn đặt món ăn mới của mình là Nem. Từ hôm đó, quán bà Tư Quăn tấp nập khách tới đòi ăn nem. Khách đông, bà Tư Quăn chế thêm nhiều món nữa. Thịt quết nhuyễn gói trong lá dông để ba ngày sau thành nem sống; muốn ăn liền đem chiên lên nóng sốt thành nem chiên; thêm trứng chiên lên thành ốp-lết nem... Nhờ món nem, việc buôn bán của bà Tư Quăn ngày càng phát đạt. Từ quán lá ven đường bên ga xe lửa, bà cất thêm tòa nhà ngói, rồi sau này là nhà lầu, đến đời con gái bà phát triển thành nhà hàng, khách sạn; dẫu có bán thêm nhiều món ăn nhưng món nem vẫn là chủ đạo. Nhà hàng Thiên Lợi Thành ra đời từ những chiếc nem bé xíu, xinh xinh. Thấy bà Tư Quăn làm ăn phát đạt, nhiều người dân ở Thủ Đức đến học làm nem, cũng mở quán bán buôn nhưng hiệu nem Thiên Lợi Thành của bà Tư Quăn vẫn ngon nhất, đắt khách nhất. Dần dần, nem Thủ Đức trở thành món đặc sản ở ngoại thành Sài Gòn. Năm tháng trôi đi, ông già gác nhíp xe lửa không còn, bà Tư Quăn cũng mất, con cháu bà cũng kế nghiệp làm nem nhưng dòng chảy thời cuộc khiến họ ly tán, rời Thủ Đức ra nước ngoài sinh sống. Dù mang hai quốc tịch Pháp và Mỹ, chứa đựng trong lòng đầy ắp nỗi đau đời riêng khó giãy bày nhưng bà Jeannette vẫn đau đáu ý tưởng phục hồi thương hiệu nem Thủ Đức nổi tiếng một thời. Bà nói: “Rất may mẹ tôi truyền lại công thức làm nem cho tôi trước khi bà lú lẫn rồi qua đời. Trong gia tộc, chỉ mình tôi là biết công thức này”. Bà có ý tưởng kêu gọi các nhà đầu tư cùng bà lập trang trại nuôi heo theo cách của người xưa, không có thuốc tăng trọng, chỉ cho thức ăn thuần cám, rau để có thịt ngon, mềm, dẽo. Món nem Thủ Đức chỉ ngon khi làm từ thứ thịt heo này. Xa quê mấy mươi năm, về Thủ Đức ăn nem, lòng bà Jeannette quặn đau, bởi vị nem bây giờ không ngon, quá ngọt và khác xa ngày trước. Bà tin nếu làm đúng với công thức bí truyền từ bà Tư Quăn, thương hiệu nem Thủ Đức sẽ phục hồi và bay xa khỏi biên giới Tổ quốc. Bà tin một ngày nào đó món Nem Thủ Đức sẽ được đặt trang trọng trong các nhà hàng cao sang trên thế giới, làm vinh danh quê hương Thủ Đức của bà.

Ngày 26.11.2016, Jeannette vĩnh viễn ra đi. Tang lễ bà sẽ được tổ chức vào ngày thứ hai, 29.11.1916 tại Nhà thờ Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, theo di nguyện của bà. Sinh thời, bà mong ước được sống những ngày cuối cùng ở Việt Nam và khi chết đã đạt được ước nguyện. Bà từng làm tôi nhói lòng với câu nói: "Tôi là một ngoại kiều chớ không được là Việt Kiều. Tôi có quê mà không có Tổ quốc dù sinh ra ở Thủ Đức, mới mở mắt chào đời đã nhìn thấy ruộng ao muốn, đọt dừa xanh". Linh cảm thời gian không đợi ai, tôi đã nỗ lực hoàn thành, in ấn và ra mắt bộ tiểu thuyết "Trong cơn lốc xoáy" vào tháng 5 năm 2016. Đài truyền hình Việt Nam cũng đã thực hiện bộ phim :Trở về mái nhà xưa" do Bùi Đình Dương làm đạo diễn phát sóng những ngày gần đây. Bà ra đi nhưng tôi tin những giọt nước mắt trĩu nặng thân phận của bà thấm vào những trang giấy, thấu cảm đến những thế hệ hôm sau.

Tác giả và nhân vật Jeannette năm 2006, tại Sài Gòn

Từ trái sang: Nhà văn Trầm Hương, Trịnh Rồng (cháu ngoại Jeannette), Jeannette trong buổi ra mắt bộ tiểu thuyết "Trong cơn lốc xoáy", năm 2016.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm
Nhớ hoa đào - Tùy văn của Nguyễn Linh Khiếu
Mỗi năm khi sắp tết bao giờ mình cũng mua hoa đào. Hà Nội không có hoa đào làm sao gọi là tết. Dù là bích đào bạch đào hay đào phai thì hoa đào bao giờ cũng mang tết đến mỗi ngôi nhà thân thương. 
Xem thêm
Giữa những mùa hoa nở - Bút ký Nguyễn Xuân Thủy
Từ Yên Khương, thuộc huyện Lang Chánh chúng tôi đi theo đường tuần tra biên giới lên Đồn Biên phòng Bát Mọt, thuộc huyện Thường Xuân. Đường tuần tra biên giới chập chùng uốn lượn giữa núi non, len lỏi giữa màu xanh của rừng. Càng lên hướng Cửa khẩu Khẹo càng có cảm giác đang đi về nơi thâm sơn cùng cốc. Cũng đúng, Bát Mọt là tuyến cuối của dải biên giới xứ Thanh, nơi có cột mốc 378 là nơi tiếp giáp biên giới giữa Thanh Hóa và Nghệ An. Những nơi cuối đất cùng trời bao giờ cũng gợi cho người ta sự rưng rưng về những niềm thương nỗi nhớ.
Xem thêm
Lửa Cát Bi, ngọn trao truyền khí chất Hải Phòng
“Ơi Hải Phòng cửa biển quê hương/ Tổ quốc đang ghi những trang lịch sử/ Của Hải Phòng viết trên sóng bão Thái Bình Dương”. Với vị thế địa lý của Hải Phòng, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi đây luôn là miền đất tiền tiêu quan trọng, cửa ngõ chiến lược. Bởi kẻ thù thường tiến hành xâm lược Hải Phòng đầu tiên, lấy đó làm bàn đạp để đánh chiếm Thăng Long – Hà Nội. Khi thất bại, chúng cũng thường chọn Hải Phòng là một trong những tuyến đường rút chạy cuối cùng. Hải Phòng là địa phương luôn “đi trước về sau”, có vị trí xứng đáng, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng như các cuộc kháng chiến của cách mạng Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Cảng trung dũng, quyết thắng”.
Xem thêm
Mùi Tết vương dấu chân xa – Tản văn của Đặng Tường Vy
Mỗi độ xuân về, người con xa xứ không tránh khỏi rưng rức, chạnh lòng. Nỗi nhớ trong lòng người tha hương rất lạ: sâu lắng, dịu dàng, chôn kín. Như gái đôi mươi thầm thương trộm nhớ một ai đó, âm thầm, mãnh liệt, nồng nàn,  tha thiết.
Xem thêm
Mùi hương thảo - Tản văn Quốc Tuấn
Chị mười tám, hay hai lăm tuổi. Tôi cũng chẳng biết và không cần biết, chỉ cần trong tôi đã bận lòng trước vẻ đẹp thuần khiết của loài cúc lam đồng thảo ấy. Nơi đáy mắt thể hiện những đốm lửa vui, những nét cong, nếp gấp mong manh nơi khóe miệng, bờ môi thể hiện sự phong phú nơi nhiệt tâm.
Xem thêm
Phép màu đã không đến với chị, chị Hồng Oanh ơi!
Chia sẻ của nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Vào vườn hương
Thành phố Cần Thơ đất rộng người thưa không chỉ có gạo trắng nước trong để níu chân người và du khách bốn phương. Tây Đô còn là mảnh đất văn hiến với không hiếm những trang anh hùng hào kiệt yêu nước và nghệ sĩ phong lưu tài hoa nhân cách. Kế thừa truyền thống văn chương của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt … và các bậc văn nghệ sĩ đàn anh: Kiều Thanh Quế, Lưu Hữu Phước, Hoài Sơn, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, …đã có không ít thế hệ đàn em kế thừa xứng đáng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Xem thêm
Suy ngẫm về “chữ” của “một thời vang bóng”_ Tản mạn của Quốc Tuấn
Người xưa, dẫu không biết chữ nhưng khi thấy một mẫu giấy có vết mực sẽ lượm lên, mang về cất giữ. Điều đó thể hiện sự “sùng chữ” (trân trọng giá trị của văn chương, chữ nghĩa) của ông cha. Những người không biết chữ đã biết đối xử với con chữ bằng tấm lòng trân quý như thế, thì dễ hiểu các trí giả đời trước họ sống với chữ nghĩa sâu sắc đến độ nào.
Xem thêm
Má tôi
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Xuân yêu thương - Tết sum vầy
Phút giao thừa, nhìn ngắm dòng người “tống cựu”, “nghinh tân”, cảm nhận trong mắt mỗi người lấp lánh ánh nhìn hạnh phúc, nhất là khi trên bầu trời đêm pháo hoa rực rỡ...
Xem thêm
Ngày cuối năm... - Tản văn Lê Thiếu Nhơn
Kẻ tha phương dù mải mê danh lợi cũng bất giác bần thần trước mênh mông tiếng gọi quê nhà ngày Tết. Tháng Chạp bao giờ cũng vội vàng trong mắt kẻ tha phương. Tháng Chạp bao giờ cũng hấp tấp trong lòng kẻ tha phương. Vì vậy, càng nhiều tuổi, tôi càng thấy sốt ruột khi thời gian nhích dần vào khoảnh khắc tất niên mà mình chưa kịp trở về ngôi nhà thơ ấu.
Xem thêm