TIN TỨC

Chiều mưa sông Sài Gòn và trăng 16 hạ ngươn

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-22 11:11:53
mail facebook google pos stwis
1290 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

Mưa mùa Sài Gòn đã đến cái hẹn tới luc đỏng đảnh dỗi hờn “ông tha bà không tha” như triệu triệu năm miền đất phương Nam này, đã là những không đầu nguồn cuối ngọn, đã là cả thành phố ầm ập xối xả những dòng tràn chảy trắng xóa đổ xuống đầy ắp mênh mang, không còn nơi em mưa nhà anh nắng để cành nanh tị nạnh nhau, không phải những giọt li ti nhẹ bẫng bay ngang phố đậu vào tóc ai kia đến lỗi nhịp tim, không rơi tí tách như một hợp âm vui hòa cùng tiếng cười trong như ngọc ai đó trong ngôi nhà nhỏ trên phố…

Mà có ai như tôi, trong một chiều mây xám chậm chạp nặng nề chở đầy hơi nước ẩm ướt cả cơn gió phất ngang mặt, vẫn háo hức ra bến Bạch Đằng lên tàu du sông Sài Gòn. Và khi bước lên du thuyền nho nhỏ, thì cơn mưa ập đến, những giọt mưa với tốc độ của chớp gió chợt sắc lạnh, cho những e ngại không dám chạm vào, nhưng vẫn thấy thích thú, khi một giọt lỡ lướt quá má lạnh buốt.

Khi du thuyến ra tới lòng sông rộng, dù mới là đầu giờ chiều, mà không gian đã nhuộm một màu tím xám, mưa hình như càng lớn hơn, qua tấm kính ô cửa, mưa hắt chảy tràn như ai đó đang đổ nước, nhìn ra ngoài, cảm giác như bầu trời bị lệch nghiêng, để có bao nhiêu nước trên thượng giới dồn xuống dòng sông.

Mà mưa trên sông Sài Gòn thật lạ, giăng mắc những sợi nước dày tạo thành tấm màn nước khổng lồ tím thẫm che khuất mắt nhìn, chỉ thấy lờ mờ những hình khối kỳ ảo phiêu dật nghiêng ngả tạo nên những hình ảnh nửa thực nửa huyền bí, không thể nhận biết là vật gì, cái gì bên ngoài, là bờ sông hay một cái cù lao cô đơn đầy cỏ cây, hay bến cảng với những con tàu neo tạm đợi ngày ra biển. Tất cả những khối hình đó cứ trôi qua vùn vụt rất khó nắm bắt, cứ mơ màng lãng đãng….

Có một khoảnh khắc lạc thần, tưởng tượng như một con rồng đang quẫy mình giỡn chơi nghịch ngợm dưới dòng sông trong làn mưa xối xả ràn rạt, thi thoảng nguẩy cái đuôi lên mặt nước tạo thành cơn sóng ập vào du thuyền, làm cú lắc nhẹ chòng chành khiến mọi người thoáng chút bất động trong tích tắc, để rồi lại thích thú ngó qua ô kính ngắm dòng sông mờ ảo trong cơn mưa mịt mù, thả hồn bay phiêu bồng bềnh những ý tưởng riêng mình không biết đâu là giới hạn...

Du thuyền cứ thế đi trong mưa trên sông, không biết có phải thời gian đang dừng lại để có chút chùng chình sống chậm, khi ngoài kia những giọt mưa vẫn hối hả xiên chéo xuống mặt sông đang đầy lên theo con nước mặt trăng, những đám lục bình trôi vùn vụt vội vã, du thuyền tưởng như đi hoài đi mãi, sông chưa thấy bến, nước chưa thấy bờ, tầm mắt chưa nhìn thấy phố…

Không phải lần đầu tôi được ngắm trăng trên sông, nhưng với sông Sài Gòn có lẽ là lần đầu tiên, mà lại là trăng 16 hạ ngươn, dù nhà ở gần sông chỉ vài quãng trăm mét đã 46 năm nay. Một trải nghiệm đầy lãng mạn như mộng mị thần tiên.

Mà lạ, chiều mưa mù trời như đổ hết nước thiên giới xuống sông, thì hết chiều mưa, trong chạng vạng hoàng hôn biếc tím, không khí trong trẻo mát ngọt, chỉ còn lại vài hơi gió ẩm ướt. Nhìn xuống nước sông băng băng cuốn theo từng dề lục bình lớn không biết sẽ trôi dạt đến đâu trong bất tận mênh mang.. Đến nỗi lúc rời du thuyền lên bến, cảm giác như mặt đất đang di chuyển, bước chân có chút hẫng hụt, chếnh choáng chơi vơi hết vài khoảnh khắc.

Mà lạ, trời đêm trong suốt như pha lê đen, trăng 16 tròn đầy như chiếc dĩa ngọc, tỏa ánh sáng bàng bạc liêu trai, hư ảo huyền hoặc, man mác một sắc màu sâu thẳm, như rắc bụi cả không gian trên sông.

Mặt sông loang loáng ánh nước, lung linh đèn phố từ những ngôi nhà cao tầng ở khu đô thị mới dọc bờ sông, như những chuỗi sắc màu lóng lánh dát vàng dát ngọc. Mặt trăng treo lơ lửng giữa bầu trời thành phố, chỉ có thể đi trên sông vào lúc này mới cảm nhân thu trọn trăng phố không bất kỳ vật cản nào làm vướng tầm mắt, không bị ánh sáng chói của những cửa tiệm trên phố làm tan loãng ánh trăng.

Ừ mà ngắm trăng trên sông Sài Gòn, vào thời khắc này, thành phố vừa trải qua thương khó ngặt nghèo của dịch bệnh, hàng triệu người đã không thể về quê…,  có cảm giác ánh trăng là cầu nối của những miền không gian cách biệt, những miền thời gian biền biệt, nối những nỗi nhớ xa quê của những người trong các tòa nhà kia  về với quê nhà… Trăng còn khơi gợi những hoài niệm ký ức, trăng làm sáng lấp lánh những gì tưởng như quen thuộc, nhỏ nhặt, có lúc bị những mưu sinh hàng ngày làm thành hờ hững lãng quên phủ lấp…

Chợt văng vẳng lãng đãng đâu xa như từ cổ xưa một khúc ca “thủy điệu” bài thơ của Tô Đông Pha thi sĩ thời Tống:

“Vầng trăng sáng có tự khi nào

Nâng chén rượu lên hỏi trời cao

Chẳng biết cung điện trên chốn ấy

Đêm nay đã là đêm năm nao?”

(Minh nguyệt kỷ thời hữu- Nam Phương biên dịch).

Rồi lại nghe một khúc dân ca Quan họ về trăng thênh thang man mác:

“Một mảnh trăng treo suốt canh thâu

Em ơi trăng đã ngả ngang đầu

Thương nhớ ai chim ơi cho nhắn một đôi lời

Người đi xa có nhớ là nhớ ai ngồi

Trông cánh chim trời sao chẳng thấy đâu”

(Bèo dạt mây trôi- Dân ca Quan họ)

Trăng vẫn tỏa ánh sáng như dát vàng dát bạc lên Sài Gòn cho phố đêm khuya như trở về hơn 300 năm trước.

Tôi lưu vào hộp ký ức sông Sài Gòn một chiều mưa cùng ánh trăng 16 hạ ngươn.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm