TIN TỨC

Nghĩa trang Trường Sơn - Mãi còn đây những linh hồn bất tử

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-11-17 21:47:59
mail facebook google pos stwis
2670 lượt xem

Tạp chí Văn nghệ TPHCM: Tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn trong chuyến Hành trình về nguồn “Âm vang Trường Sơn” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức, MC Quỳnh Hoa đã đọc 2 bài thơ xúc động, trong đó có bài “Một thoáng Nghĩa trang Trường Sơn” của nhà thơ Nguyên Hùng, một thành viên trong Đoàn, và sau đây là cảm nhận của đồng nghiệp về bài thơ này.
 


Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Thọ Truyền phát biểu tại buổi lễ dâng hương

PHAN NGỌC QUANG

 MỘT THOÁNG NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN

Khi ngã xuống
Các anh còn rất trẻ
Chưa một ngày vui
Chưa một mối tình...

Các anh nằm giữa núi rừng lặng lẽ
Vai kề vai trong đội ngũ điệp trùng
Các anh nằm giữa thương đau Đất Mẹ
Bao nỗi niềm bia đá cũng rưng rưng.

(Nguyên Hùng)

Cách đây vài hôm ghé vào “trạm dừng chân” Cánh buồm thao thức trên chặng cao tốc thơ văn của trang Bạn bè văn nghệ, tôi bắt gặp bài Nghĩa trang Trường Sơn. Nhìn vào “giấy khai sinh” đứa con tinh thần của Nguyên Hùng mới biết bài thơ ra đời trước ngày anh tham gia chuyến Hành trình về nguồn “Âm vang Trường Sơn” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức từ ngày 7/11/2022.

Tuy không có xuất xứ nhưng ai cũng nhận diện được đây chính là cảm xúc trào dâng của thi sĩ khi đứng trước hàng ngàn bia mộ ở một chiều Nghĩa trang Trường Sơn. Có biết bao bài thơ viết về nỗi thương cảm của người đang sống đối với một cả thế hệ đã ngã xuống trong thời mưa bom bão đạn để giành lấy từng tấc đất tự do hòa bình cho Tổ quốc nhưng bài thơ của Nguyên Hùng vẫn để lại những nỗi niềm sâu lắng về những con người đang nằm dưới cỏ trong giấc ngủ ngàn thu. Chỉ với 2 khổ thơ, một tác phẩm khó có thể diễn đạt được những gì mà tác giả muốn gửi gắm. Và tôi nghĩ, trong bài thơ này cũng vậy. Nhưng Nguyên Hùng đã biết đem cái lạ vào thơ mình bởi 2 khổ thơ với 2 giọng điệu riêng biệt. Không hẳn là thơ 4 chữ cũng không hoàn toàn là thơ 8 chữ vì nếu thế chẳng có chi để bàn. Tôi thích bài thơ là ở ngay kết cấu, nền tảng vẫn là truyền thống nhưng đã có phá cách trong lời nói chuyện với độc giả. “Khi ngã xuống/ Các anh còn rất trẻ”. Ở tuổi 20 các anh đã hiến dâng đời mình cho cuộc chiến tranh đầy khốc liệt và chấp nhận sự hy sinh. Câu thơ làm nên tiếng nấc trước sự thật đau lòng và tiếc nuối. Sự tiếc nuối càng được nhân lên khi có 2 câu thơ 3, 4 tiếp giãi bày: “Chưa một ngày vui/ chưa một mối tình”. Đã có lúc tôi muốn hỏi Nguyên Hùng rõ hơn câu thơ: “Chưa một ngày vui” nhưng tôi đành tự hiểu vì không muốn gợi lại nỗi đau của người đã khuất. Còn gì phũ phàng hơn mà sống trọn cuộc đời mà chưa có một ngày vui. Ngày vui đó là ngày được ngủ ngon một giấc nồng trên ruộng lúa quê hương, Ngày vui đó là ngày thấy nụ cười cha mẹ khi đất trời rợp bóng cờ sao. Đó cũng là ngày vui tràn ngập hạnh phúc của đôi uyên ương trong ngày hôn lễ và cả trong đêm đuốc hoa. Mãi mãi ngày vui đó không còn, đã đi theo các anh vĩnh viễn. Làm sao bù đắp hết sự thiệt thòi của những chàng trai trẻ tuổi đầy nhựa sống.

Có lẽ vì thương các anh hùng liệt sĩ quá nên tác giả viết tiếp câu: “Các anh nằm giữa núi rừng, lặng lẽ/ Vai kề vai trong đội ngũ điệp trùng”. Câu thơ vẽ nên bức tranh toàn cảnh Nghĩa trang Trường Sơn không thể đếm hết mộ phần giữa núi rừng heo hút dù ai chưa đặt chân tới cũng có thể hình dung được. Nhưng đó lại là những linh hồn bất tử, những cuộc đời còn sống mãi với thời gian vì họ vẫn đi trong đoàn quân trong tư thế oai nghiêm của người chiến sĩ. Mỗi nắm đất nơi đây đã hóa thành nắm thương đau và cả yêu thương của Đất Mẹ. Tổ quốc non sông hình chữ S đã làm thành chiếc nôi ru các anh giấc ngủ muôn đời.

Dù được động viên bằng những niềm an ủi của ngày hôm nay nhưng có ai khi bước chân đến đây khó cầm được dòng lệ không khóc mà vẫn tuôn trào vì thương nhớ. Không khóc sao được khi bia đá nơi đây cũng rưng rưng vì niềm xúc động mà không nói được nên lời. Tôi thích Nguyên Hùng ở những câu thơ như thế, anh không nói nhiều nhưng “ý tại ngôn ngoại” trong từng câu chữ bay ra làm bạn đọc day dứt, suy nghĩ không nguôi. Cả bài thơ không hề nói đến nén nhang nhưng đọc lên vẫn cảm nhận được hương thơm của một tấm lòng khó nói hết thành lời còn phảng phất đâu đây. Hay chăng đó là hương thơm của lòng ngưỡng vọng và sự tri ân đối với những linh hồn bất tử ở một nghĩa trang mà nơi đó không chỉ có mộ phần.

Nghĩ mình chưa thỏa hết nỗi lòng, Nguyên Hùng còn có thêm chùm 2 bài Về thăm lại chiến trường xưa. Bài 1 có nhiều cảm nhận tinh tế khi anh viết: “Tà Cơn vừa nắng đã mưa A Sầu”. Đây là một thực tế ở vùng núi Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Hai năm trước khi ở Đông Hà tôi tính hủy chuyến đi ngược lên đường 9 để ghé Khe sanh vì mưa trắng cả trời TP Quảng Trị, thế nhưng tôi thật sự ngỡ ngàng khi người thân báo trên này vẫn nắng chang chang. Đến nơi tôi mới thấm thía câu thơ của Tố Hữu: “Trường Sơn đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” mình biết cách đây gần nửa thế kỷ. Và anh bộ đội năm xưa chỉ cần đến Đakrông là đã bắt gặp được thời lửa đạn năm xưa hiện về: “Đakrông nối lại nhịp cầu/ Ngược thời lửa đạn tìm nhau những ngày...”. Khổ 2 gắn nhiều kỷ niệm với tác giả bởi những bữa cơm rừng và cả đồng đội đã hy sinh đến nay vẫn thèm một bát canh rau rừng. Dù giữa đại ngàn Trường Sơn ngọn lửa hòa bình đã được nhen lên nhưng tác giả vẫn không quên tháng ngày gian khó. Hy sinh mất mát đi qua để cho nụ cười hạnh phúc hôm nay nở mãi như đóa hoa rừng. Một lần nữa xin cảm ơn các anh và cảm ơn tác giả.
 

NSƯT Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, dâng hương.


Các nghệ sĩ Trần Xuân Tiến, Lê Thiện, Cẩm Thúy, Lâm Lê Dũng giao lưu với các VNS.


Ông Nguyễn Thọ Truyền thắp nến tại các phần mộ tại Nghĩa trang Trường Sơn.

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 50 (ngày 17/11/2022)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Minh Châu và sự đổi mới tư duy trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh cách mạng
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp văn học của ông không chỉ gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ở những năm kháng chiến mà còn gắn với những tháng năm đầy ưu tư của thời hậu chiến với bước chuyển dạ diệu kỳ, chuẩn bị cho tiến trình đổi mới đất nước về mọi phương diện, trong đó có văn học.
Xem thêm
Hữu Thỉnh và chiến sĩ xe tăng
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian nan khốc liệt của dân tộc Việt Nam trong gần một phần tư thế kỷ như một bản trường ca âm vang giai điệu trầm lắng bi hùng, đã phản ánh phẩm chất cao đẹp sáng ngời của mọi tầng lớp nhân dân ở cả ba miền. Những người tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cầm súng trực diện đấu tranh với quân thù có những chiến sĩ làm văn nghệ thuộc đủ binh chủng như: Nguyễn Thi (1928-1968), Lê Anh Xuân (1940-1968), … và Hữu Thỉnh. Trong đó, xuất thân từ một chiến sĩ xe tăng, Hữu Thỉnh được coi là một gương mặt thơ xuất sắc nổi trội trong nền văn học có lửa của giai đoạn 1954-1975.
Xem thêm
Lê Quang Sinh và nghệ thuật phê bình thơ
Bài viết của PGS.TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Anh nằm đây – trẻ mãi tuổi hai mươi
Bài viết về thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm
Lê Tiến Vượng và hai tập lục bát liền hơi
Bài viết của nhà thơ Vũ Quần Phương về hai tập lục bát của Lê Tiến Vượng xuất bản cuối năm 2016 (Lục bát khóc cười) và cuối năm 2018 (Lục bát phố).
Xem thêm
“Gặp” lại nhà văn Lưu Thành Tựu với “Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5”
Nhà văn Lưu Thành Tựu hiện là phó ban điều hành phân hội văn học, hội văn học nghệ thuật Bình Dương. Truyện ngắn Hoa xương rồng trên cửa sổ tầng 5 của anh là tác phẩm đạt giải tại Cuộc thi truyện ngắn Đông Nam bộ năm 2022, đã đăng trên vanvn.vn và Tạp chí Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh như một sự ra mắt sau khi tác giả được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Chất Folklore trong Lục bát khóc cười và Lục bát phố
Cầm hai tập thơ thuần thể loại lục bát quen thuộc, nghĩ đọc cũng hơi ngại bởi cứ đều đều một điệu, dễ chán. Nhưng đọc một vài bài mở đầu trong tập “Lục bát khóc cười” và “Lục bát phố” của Lê Tiến Vượng thì cảm giác ấy dần mất đi và thay vào đó là cảm giác hào hứng và thú vị.
Xem thêm
Trăn trở sự tồn tại người - Gía trị nhân bản trong thơ Văn Cao
Đọc thơ Văn Cao, ở nhiều thi phẩm như: Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Những người trên cửa biển, Khuôn mặt em, Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, Lá, Trôi, Thời gian, Cánh cửa, Thu cô liêu, Năm buổi sáng không có trong sự thật, Ba biến khúc tuổi 65, Linh cầm tiến… bạn đọc cũng có thể thấy sự đa dạng cung bậc cảm xúc, có xôn xao, có sâu lắng bâng khuâng… nhưng dường như chủ đạo vẫn là những thì thầm tự vấn, suy tư trăn trở, đau buồn và thậm chí nhiều khi hoang mang, kinh hãi, lo âu. Phải chăng, tất cả những thể nghiệm cảm xúc nội tâm ấy bắt nguồn sâu xa từ những “chấn thương” tinh thần của tác giả bởi tác động của hoàn cảnh sống? Và dưới tầng sâu lớp ngôn từ của mỗi thi phẩm ẩn giấu bao mỹ cảm mà chúng ta cần suy ngẫm“giải mã”?
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo mà đời vẫn say, mà hồn vẫn gió
Hôm nay 12/6, Nhà lưu niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (1947-2019) được khánh thành tại đội 6, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Xem thêm
Số phận các nhân vật nữ trong tập truyện ngắn “Đảo” của Nguyễn Ngọc Tư
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là nhà văn, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.
Xem thêm
Lê Khánh Mai và hành trình nhà thơ nữ bứt phá
Nhà thơ, nhà văn Lê Khánh Mai đến nay (năm 2024) đã ấn hành 12 đầu sách, trong đó có 7 tập thơ, 1 tiểu thuyết, 1 tập truyện ngắn, 1 chuyên luận văn học, 1 tập tiểu luận phê bình văn học, 1 tập tản văn và tuỳ bút. Sức sáng tạo ở một tác giả nữ như vậy là liên tục và rất mạnh mẽ. Thơ là thể loại chính của ngòi bút Lê Khánh Mai nhưng văn xuôi và lý luận, phê bình cũng đạt nhiều thành tựu. Tất cả làm nên tên tuổi của một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của tỉnh Khánh Hoà và của văn học Việt Nam hiện đại.
Xem thêm
Trần Đàm đi tìm một bản ngã
Đã ngoài tám mươi mà mỗi lần theo ông, cánh hậu sinh chúng tôi cách ông cả giáp vẫn thấy hụt hơi. Đúng là không nói ngoa cả khi leo dốc, đường trường lẫn khi viết lách, chơi bời.
Xem thêm
Đọc Người xa lạ của Albert Camus bằng chiếc gương soi của chủ nghĩa hiện sinh
Giàu Dương Nếu triết học cổ điển đề cao bản chất và dấn thân vào việc tìm kiếm những định nghĩa về bản chất, thì trào lưu hiện sinh tập trung vào sự tồn tại của bản thể, lấy đó làm điểm khởi nguyên cho mọi sự phóng chiếu vào thực tại khách quan. Người xa lạ (L’Étranger) của Albert Camus ra đời như một dấu ấn sâu sắc của triết thuyết hiện sinh ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Là một triết gia, nhà văn tài hoa, Camus đã mở ra những cánh cửa để người đọc bước vào thế giới của “kẻ xa lạ” Meursault – một người đàn ông tự mình chọn lấy thế đứng bên lề của xã hội. Hành trình của Meursault không đi tìm một kết luận duy nhất của sự tồn tại mà chỉ trình bày sự tồn tại như nó vốn là.
Xem thêm
Một thế giới rất ‘đời’ trong sáng tác của Tản Đà
Nhà thơ, nhà báo Tản Đà (SN 1889), quê làng Khê Ngoại, xã Sơn Đà, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.
Xem thêm
Cây có cội, nước có nguồn
Nguồn: Báo Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Khát vọng Dế Mèn
Sự ra đời của Giải thưởng Dế Mèn cùng với phát ngôn của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam đã chạm đến khát vọng lâu nay vẫn nằm đâu đấy trong những người yêu và hiểu rõ hiện trạng văn học thiếu nhi nước nhà…
Xem thêm