TIN TỨC

Nhà văn ra đi để lại gì cho nhân thế?

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-09-01 15:54:31
mail facebook google pos stwis
1319 lượt xem

BÍCH NGÂN​
 

Cách đây hơn hai tuần, nhà văn Vũ Hạnh mãi ra đi, dù không phải nhiễm Covid 19, nhưng do thực hiện giãn cách, đám tang của ông cũng chỉ có năm ba người đưa tiễn với hai vòng hoa khiêm nhường đặt trên nấm mộ đất.

Vì tuổi cao và mắc bệnh nền, nhà văn Trần Hữu Lục đã không vượt qua được tuổi 80 khi mắc COVID-19, ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch lúc 8h30 ngày 30/8, theo tin từ gia đình.

Nhà văn Trần Hữu Lục sinh năm 1941 tại Vĩ Dạ, thành phố Huế.

Trần Hữu Lục còn có các bút danh Yên My, Trần Phước Nguyện, Hồng Hữu. Ông từng là giáo sư dạy văn Trường trung học Bùi Thị Xuân Đà Lạt; nguyên phó chủ tịch thường trực Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP.HCM; nguyên chủ biên tập san Nhớ Huế; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam;

Nhà văn Trần Hữu Lục là tác giả các tập truyện ngắn Cách một dòng sông (1971), Chiếc bóng (1987), Thời tôi yêu (1998) và các tập thơ Lời của hoa hồng (1988), Thu phương xa (2003), Vạn Xuân (2006), Ngày đầu tiên (2009)… và tập bút ký - bình luận Góc nhìn văn chương (2010); trong đó Trần Hữu Lục viết về những gương mặt văn nghệ thân quen từng xuất hiện trên văn đàn miền Nam từ trước 1975 như: Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Nữ Hỷ Khương, Hồ Đắc Thiếu Anh...

(Ảnh: Nhà văn, nhà báo Trần Hữu Lục với đồng nghiệp Báo Tuổi Trẻ)

Người mất vì nhiễm Covid không thể có được một nghi lễ tiễn đưa, cũng không một người thân bên cạnh. Vợ, con, gia đình, người thân, chỉ có thể cắn răng nén nỗi đau tột cùng.

Nhà thơ Trần Hữu Lục, mất vì nhiễm Covid sáng qua. Có lẽ phải nhiều ngày nữa, gia đình mới nhận được hủ tro cốt của người mất.

Nhà thơ Trần Hương Giang, em gái của nhà văn Trần Hữu Lục, đang cố gắng bình tĩnh, dành cho anh trai mình bằng cách lần về ký ức, về tác phẩm, về những đóng góp không nhỏ của nhà văn Trần Hữu Lục suốt nửa thế kỷ qua. Chị nhắn: “Em ơi, sự nghiệp văn của anh Lục chừ viết cả tháng cũng chưa hết”

Trong nhiều tác phẩm của nhà văn Trần Hữu Lục, chị Trần Hương Giang nhắc nhiều đến tập truyện ngắn “ Cách một dòng sông”, một thời, nổi tiếng từ Nam ra Bắc…

Tôi vào Google gõ từ khóa “ Cách một dòng sông - Truyện ngắn Trần Hữu Lục”. Tìm không thấy. Trên không gian mạng, tác phẩm của nhà thơ Trần Hữu Lục chỉ ít ỏi dăm ba bài thơ, dăm ba bài viết về văn chương ông của bè bạn cùng thời.

Mà đâu riêng gì nhà thơ Trần Hữu Lục. Không ít nhà văn có những tác phẩm văn chương thật sự có giá trị cũng dần trôi vào lãng quên. Trong khi, không ít tên tuổi chỉ cần ấn nhẹ phím tìm kiếm trên không gian mạng là hiện lên vô thiên lủng tác phẩm, bài viết, nhiều bài viết còn huy động một lượng tính từ ngợi ca vẻ đẹp không giới hạn của nó. Giá trị hư thực cứ lẫn lộn. Mà giá trị thực thường âm thầm chìm khuất.

Tôi lại tiếp tục “chat” với chị Hương Giang. Nhắc về người anh tài hoa của mình, cũng phần nào làm chị đỡ đi cái cảm giác đớn đau. Rồi hai chị em đi đến một quyết tâm là, chị và gia đình sẽ cùng Hội Nhà văn Tp.HCM, chọn những tác phẩm của nhà văn Trần Hữu Lục in một quyển sách dày dặn. Quyển sách sẽ có bài viết về nhà văn Trần Hữu Lục, về tác phẩm của anh của những người bạn cùng thời với anh mà hiện nay vẫn còn mạnh khỏe. Chị kể một số tên tuổi đã từng chia ngọt xẻ bùi cùng với nhà văn Trần Hữu Lục, như các anh: Võ Quê, Nguyễn Duy Hiền, Trần Hoài, Tôn Thất Lập, Huỳnh Tấn Mẫm…

“Chát” một hồi dài, tôi cùng chị Hương Giang “ngéo tay” nhau: “Hết dịch, hai chị em sẽ gặp nhau, bàn cụ thể việc in sách anh Lục…”

Nhà văn Trần Hữu Lục sẽ không vĩnh viện mất đi, nếu như những tác phẩm thực sự có giá trị của anh được in, được đọc…

Những quyển sách thực sự có giá trị sẽ không bị lãng quên.

Nhà văn để lại cho nhân thế trang sách của mình, nỗi đau của mình, khát vọng của mình và đó là niềm hạnh phúc vừa nhỏ nhoi vừa lớn lao của người cầm bút.  
 

Tối ngày 31.8.2021.

(Nguồn: Website Văn Nghệ)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Tôi đọc một mạch cuốn sách Người thầy (Nxb Quân đội nhân dân, 2023) của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh xong mà cứ bâng khuâng mãi. Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung đã về miền mây trắng
Bài viết của nhà thơ Lê Thành Nghị
Xem thêm
Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Xem thêm
Nhà văn Lương Sỹ Cầm: Như dòng sông lặng lẽ trôi
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Xem thêm
Từ Kế Tường đánh thức thời hoa mộng
Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần cuối)
Là một trong những hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
Xem thêm
Phạm Vân Anh - Gót sen nở thắm biên thùy
Từng là sinh viên ngành “hot” (ngôn ngữ Anh) của trường “top” (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.
Xem thêm
Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”
Xem thêm
Nhà thơ Vân Long và những người văn Thăng Long
Nhà thơ Vân Long làm việc ở báo Độc Lập, sau này anh về NXB Hội Nhà văn, phụ trách phần thơ.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 3)
Bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ luôn dành cho Xuân Oanh danh xưng Nhà Ngoại giao Nhân dân
Xem thêm
Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương, đôi bạn thơ và vùng hoài niệm
Bài viết của Ngô Đức Hành về đôi bạn Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương
Xem thêm
Mối tình vì hòa bình
Nhạc sĩ Xuân Oanh (1923-2010) tên đầy đủ là Đỗ Xuân Oanh. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông từng làm việc cho báo Cứu quốc.
Xem thêm
Văn Cao: Từ “Buồn tàn thu” tới mùa thu Cách mạng
 Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), một chương trình nghệ thuật đặc biệt Đàn chim Việt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ ngày 20.8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Trần Lệ Chiến – Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam về nhạc sĩ Văn Cao.
Xem thêm
Đỗ Xuân Oanh - một cuộc đời, một nhân cách
Phim tư liệu giới thiệu nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Đa tầng hiện thực và cách tân tiểu thuyết
Lần gần nhất tôi gặp nhà văn Nguyễn Bình Phương – Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi anh tham gia cùng đoàn công tác của Trung ương tham dự hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo tổ chức tại Quảng Nam ngày 4.7.
Xem thêm
Nhà văn, nhà viết kịch Minh Khoa với những “hào kiệt phương nam”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP.HCM số 85, ngày 3/8/2023
Xem thêm