TIN TỨC

Nhà văn Trịnh Minh Hiếu và “Giấc cỏ dụ”

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
897 lượt xem

Cách đây tròn 10 năm, năm 2013, Trịnh Minh Hiếu ra mắt tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng chuông trên đỉnh Cô Thình” (NXB Hội Nhà văn 2013). Tròn một năm sau, chị lại cho ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Thúy Mầu” (NXB Hội Nhà văn 2014). Hai tập truyện ngắn có cá tính riêng của chị ngày ấy khuấy động làng văn chương không ít.

Nhà văn Trịnh Minh Hiếu

Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cũng vào một ngày mùa thu tháng 10 như thế này, đã có một buổi giới thiệu sách của Trịnh Minh Hiếu rất trang trọng. Tôi nhớ buổi ấy, ý kiến chung các nhà văn nhà thơ là đáng giá cao văn chương Trịnh Minh Hiếu.

Nhà thơ Dương Thuấn khẳng khái cho hay: các tác phẩm của Trịnh Minh Hiếu là một sự đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ rất điêu luyện, tác phẩm nào cũng bật lên ý tưởng nghệ thuật lôi cuốn người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng đánh giá rất cao những nỗ lực, đam mê  trong sáng tạo văn học của Trịnh Minh Hiếu. Ông cho rằng, để có được hai tập truyện ngắn chỉ trong thời gian cách nhau năm một, chứng tỏ Trịnh Minh Hiếu đã làm việc một cách say sưa, nhiệt huyết: “Mỗi ngày qua đi, các tác phẩm của chị tốt và hay hơn nhiều”.

Nhà văn trẻ Phạm Thanh Thúy (vốn trước đây là học trò của Trịnh Minh Hiếu tại khoa Viết văn – Báo chí) lại nhận định truyện ngắn Trịnh Minh Hiếu, văn chương dẫu có đa đoan, vẫn luôn nhân hậu và chân thành…

Thế rồi cũng đã 10 năm. Trên tay tôi lúc này là tập truyện ngắn “Giấc cỏ dụ”, tập truyện mới nhất của Trịnh Minh Hiếu mới xuất bản trong năm nay, 2023 tại NXB Hội Nhà văn. Tập truyện bao gồm 15 truyện ngắn, mở đầu là “Độc thân”, và cuối tập là truyện “Ngày Covid”… Cũng có cái gì khang khác hai tập trước, khi bìa sách rực rỡ hơn, uốn éo hơn, gợi cảm hơn và văn chương bên trong cũng sắc sảo, dục lạc và mê đắm  hơn: “Thôi, về đi, phàm kẻ Người khó giáo hoá! Các người khôn ngoan, ma quái, quỷ quyệt, nhưng cũng đớn hèn, dục lạc… Các người phàm trần hữu danh, hữu thực, một cõi trung dung. Vậy còn muốn gì hơn? GIỎI! KẺ NGƯỜI GIỎI! (Truyện Giấc cỏ dụ). “Phải chăng, đó là mê khúc cám dỗ ngọt ngào trong khúc cong cong, trong trò chơi zich zac của nghệ thuật. Mê khúc của những ảo tưởng, định mệnh, đã thăng hoa tâm hồn nghệ sỹ lên tầng cao của mây trắng, nắng vàng. Tầng ngự trị của những vì sao lớn toả sáng giữa bầu trời nhỏ bé” (Truyện Bóng nghiệp).

 Nhà văn lão luyện Tạ Duy Anh suy tư về những dòng văn này: “Khác với những tập truyện trước dựa chủ yếu vào cảm hứng, lần này tác giả Trịnh Minh Hiếu có ý thức rõ ràng trong “dựng truyện”, tức là muốn nâng tầm mình lên thành người phát ngôn, ít ra cũng là phát ngôn cho một lớp người cùng thời… Đọc những truyện trong tập đều dễ nhận thấy là tác giả tiếp tục định hình cho mình một giọng điệu, thứ mới chỉ manh nha ở những tác phẩm trước đây. Điều này luôn là quan trọng với bất cứ người cầm bút  nào. Có giọng văn riêng, thứ giọng hơi phớt đời, có xu hướng trào lộng, là chuyện không phải cứ muốn là được…”

Nhà văn Tạ Duy Anh viết về Trịnh Minh Hiếu: “Trong làng văn, Trịnh Minh Hiếu là người khiêm tốn hiếm thấy. Chị ít khi xuất hiện trước đám đông trong tư cách một tác giả, mà luôn với tư cách độc giả. Hiền lành, hóm hỉnh, tốt bụng, chị cứ thản nhiên sống, và lặng lẽ quan sát, cóp nhặt những chi tiết đời sống góp lại làm vốn. Mặc ở đâu đó các đồng nghiệp cao đàm khoát luận về những điều to lớn, mặc ai đó dè bỉu thị trường văn chương mất giá và ngày càng ít sự hữu dụng, mà nạn dịch covid quái ác hoành hành và, cũng một cách lặng lẽ, chị bỏ lại phía sau mọi lời khen chê, chỉ cặm cụi sống với những kiếp người lầm lụi, bị lãng quên, bị gạt ra lề để tìm cho họ một khuôn mặt, một tính cách, một nhân cách, một tiếng nói, một thân phận…”

Phong cách văn chương Trịnh Minh Hiếu khá đa dạng, nhiều cảm xúc và suy ngẫm về cuộc đời, sắc sảo và tinh tế, khi tai quái nhưng cũng có khi như ngọn lửa sưởi ấm lòng người. Ngay từ thời sinh viên, dù học sư phạm, nhưng chúng tôi luôn hiểu em là gái Bắc Ninh miền quan họ, lai sinh trưởng trong một gia đình nho nhã văn chương, thế nào rồi cũng có lúc cầm bút, và hẳn cái sự “đa tình đa cảm đa đoan” này chắc chắn sẽ ám vào văn chương.

Triệu Phong

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh với Dấu thời gian
Dấu thời gian là tập thơ thứ hai của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Mạnh. Ông hiện là Trưởng ban biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, kiêm Trưởng Văn phòng đại diện Thời báo VHNT tại Hải Phòng.
Xem thêm
Khúc biến tấu “Mặt nạ hương”
 Đọc thơ, như là phép hóa thân, tan chảy cảm xúc của mình cùng cảm xúc bài thơ. Người đọc lắng lòng theo con chữ, hòa điệu với nhịp điệu của ngôn từ. Tôi may mắn tìm thấy sự đồng điệu đầy hứng thú khi đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã.
Xem thêm
Chỉ còn lại tháng Tư thiếu nữ | Thơ và lời bình
Thơ Mai Nam Thắng - Bình thơ: Phạm Đình Ân
Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm