TIN TỨC

Nhớ mẹ - Tạp bút Quốc Tuấn

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-01-09 13:09:36
mail facebook google pos stwis
919 lượt xem

(Vanchuongthanhphohochiminh) - Ngày tốt nghiệp, tôi được vinh dự đứng trên lên bục nhận thưởng và gửi lại đôi lời tri ân. Tôi đã kể câu chuyện về người mẹ quả cảm, can trường cả đời chống đói khổ để con cái được học hành nên người. Đưa ánh mắt nhìn thầy cô, bạn bè, tôi thấy có sự lặng lẽ cúi đầu, dường như thể hiện niềm trân trọng với người phụ nữ xa lạ đó. Lòng tôi nẩy nở chút tự hào thiết tha.

Cây bút trẻ Quốc Tuấn

Tôi ly hương lìa tỉnh, làm “giáo khổ” trường công, để lại mẹ nơi quê nhà, ra vào trong căn nhà đầy hương hoa sữa. Nơi đất khách quê người, nghe vọng tiếng chuông giác ngộ thoáng trong khói hoàng hôn, mà cầm lòng không đặng vì nhớ những buổi cơm chiều xới vội.

Tôi lớn lên trong tình thương gia đình, nơi mảnh đất Nam Đàn đầy nắng gió. Mảnh "đất cổi cỏ cằn" đó đã được những câu hát ru của mẹ tưới tắm mềm mại, hiền hòa hơn. Để rồi tôi mang theo mùi vị của những câu ca dao đi gần nửa đời người. Mỗi buổi chiều dọc đường thiên lý, khi ngọn đèn đường nơi xóm nghèo lập lờ lóe rạng, thì cũng là lúc tôi chờ mẹ về từ đồng bãi, gánh rơm bó mạ trên vai, dáng mẹ lăn lẳn trong bóng chiều chạng vạng, đi trên ngõ nhỏ giữa hai hàng râm bụt. Mẹ về nhen lên bếp nồng lửa đỏ, bén đượm những hương vị rất mực chân quê.

Tôi đã lớn lên như thế, nơi thôn quê ám mộng, trong vòng tay bao bọc của cha mẹ. Tình yêu thương, lòng chia sớt là bài học giáo dục gia đình chủ đạo mà cha mẹ đã trao gửi cho tôi.

Tôi nhớ đến bếp nồng lửa đỏ với hương cốm mới ngon lành. Chỉ nơi gia đình mới có lửa sưởi ấm cho người đói rét, nấu chín cơm cho kẻ đói lòng. Mẹ từng kể tôi nghe về ngọn lửa rằng: “Đức Phật nói đời người phải trải qua bốn loại lửa, lửa thề nguyền, lửa đói khát, lửa dục vọng và lửa hỏa táng”. Mãi sau này, trong quá trình dạy học và thực nghiệm cuộc sống, tôi mới nghiệm ra yếu nghĩa trong lời kể đó.

Mẹ đã cho tôi những bài học đáng quý, mẹ đã kết nối tôi với đạo, tôi chở đạo vào đời, tôi chở đạo thông qua những bài giảng để hóa lành tâm hồn cho những người học trò.

Thời trẻ bố tôi đi bộ đội rồi mưu sinh xa nhà, cho nên mọi gánh nặng hậu phương đều ghì lên đôi vai của mẹ. Mẹ tôi, một người phụ nữ nhẫn chịu, bình tĩnh và đã vụng trộm rơi những giọt nước mắt tủi phận. Thế nhưng vịn lấy niềm tin về sự khôn lớn, trưởng thành của những đứa con để mẹ luôn vững tâm, vững tin, đảm đang, vén khéo dẫu biết bao nhiêu biến cố trắc trở.

Ngày vào lớp một, trên chiếc xe đạp cọc cạch mẹ chở tôi đi học mỗi ngày, về nhà mẹ chỉ tôi học mỗi đêm, mẹ nuôi dưỡng trong tôi đam mê nghề dạy học. Mẹ đọc tôi nghe những bài thơ ngày mẹ còn đi dạy, nào “Hịch Tướng Sĩ”, nào “Tắt Đèn”, nào những bài thơ của ông ngoại... với tư thái rất dân gian. Mẹ đã dẫn dắt tôi vào niềm vui với văn học để ngày hôm nay tôi là một giáo viên.

Mẹ tôi đã tỉ mẫn chăm sóc sự học, sự đọc cho tôi từ rất nhỏ, mẹ đã ngâm trái tim tôi trong “dung dịch” của những câu hát ru ngọt ngào, những lời dạy đầy tâm huyết, để tôi lớn lên trong hương thơm thuần túy đời thường.

Lên thành phố đi học, mẹ gói gém những thức quà chân quê cho tôi rồi mẹ lại tiếp tục công việc đồng áng, còn bố lại phải đi xa nhà, cuộc sống lần hồi qua ngày đoạn tháng, rồi cũng đến ngày tôi tốt nghiệp Văn khoa, thành tích không tồi và tất cả nhờ vào tấm lòng người mẹ.

Ngày tốt nghiệp, tôi được vinh dự đứng trên lên bục nhận thưởng và gửi lại đôi lời tri ân. Tôi đã kể câu chuyện về người mẹ quả cảm, can trường cả đời chống đói khổ để con cái được học hành nên người. Đưa ánh mắt nhìn thầy cô, bạn bè, tôi thấy có sự lặng lẽ cúi đầu, dường như thể hiện niềm trân trọng với người mẹ đó. Lòng tôi nẩy nở chút tự hào thiết tha.

Ở quê, khó khăn trong vấn đề việc làm, mẹ nói rằng: “Mẹ muốn con sống đời ý nghĩa, và cái ý nghĩa đó nơi nghề dạy học cho nên mẹ không ngần ngại xa con”. Một khoảnh khắc bịn rịn, tôi chọn Sài Gòn để lập nghiệp, ngày ra đi mọi việc vẫn diễn ra bình thường, một cuộc chia tay vui vầy. Nhưng có biết đâu khi máy bay cất cánh lên bầu trời rộng lớn, cũng là lúc tôi hiểu bao nhiêu cơ sự cuộc đời. Bốn triệu bạc lẻ nhiều tờ gói vào tấm khăn, cùng hai cuốn vở lưu bút thời còn trẻ mẹ đưa tôi và dặn rằng: “dù gian nan quyết không đổi hướng - chỉ một đường cao thượng mà đi”.

Hành lý của tôi gọn gàng, chỉ trĩu nặng trái tim người. Ngày tôi đi, tháng 11-2020, chân trời ráo kiệt, lạnh, buồn lặng, ngồi trên máy bay lần dở từng trang giấy nhàu, úa vàng, cũ kĩ đọc những dòng, những câu mẹ viết, nhìn nét chữ của mẹ mà nhớ dung dáng của người. Tôi ném nhớ nhung vào hư vô, quyết tâm rời mẹ và đợi ngày trở về.

Tôi ngồi nhớ mẹ, nhớ lại những câu hát ru: “Con ơi mẹ dặn câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch rách thơm/ Công danh phủi nhẹ nợ nước non báo đền”... Những làn điệu, những câu hát mộc mạc, chân thành như hạt lúa củ khoai, ngọn nguồn của những yêu thương ngọt ngào cũng từ đó mà ra. Mẹ đã vì chúng con một đời cày thuê quốc mướn, những đêm ròng thức trắng tìm nguồn nước cho đồng sâu. Tôi mãi là chẽn lúa đòng đòng của mẹ, được mẹ nâng niu, chăm bẵm hàng ngày để cho ra những hạt ngọc trời bụ bẫm. Quê hương nghĩa nặng tình sâu, sao quên được tiếng ru của Người.

Mẹ, con sẽ cố gắng vượt qua thời gian khắc nghiệt này. Dẫu con đang thắt lưng buộc bụng, đang đối diện với những thiếu thốn hiểm nguy. Nhưng bởi vì con vẫn còn có mẹ. Đôi vai tuy không cận kề, nhưng sức mạnh vô hình vẫn tô bồi cho trái tim con thêm phần nhựa sống. Con ôm mang tình thương và lời mẹ dạy đi đến suốt cuộc đời, không lạt phai bao giờ.

Tôi đã trở thành một thầy giáo đúng nghĩa, bởi tôi đối xử với học trò bằng tấm lòng của mẹ. Tôi không khỏi “thiên vị” với những người học triển hiện hình ảnh tôi trong quá khứ. Hình ảnh của cậu học trò hiền lành, tội nghiệp, ánh mắt trong sáng mà ẩn hạ đầy ưu tư. Sáng nay trời chuyển gió trở mùa, tôi luồn tay vạt áo người học trò nhỏ để xem áo mặc đủ ấm hay chưa. Bất chợt tôi thấm thía lời mẹ dặn: hãy đừng để thể xác và tâm hồn của con và những người yêu thương con trở nên lạnh lẽo…

                                                                  Quốc Tuấn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm