TIN TỨC

Những đường xuân rộng mở – Tản văn của Lữ Mai

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1214 lượt xem

Nhắm mắt lại mà tưởng tượng, chợt thấy mình được trở về vòm trời ấu thơ, trong tiếng chim non ríu rít, trong hương thơm dịu nhẹ thanh tao từ muôn hướng đường xuân rộng mở.

Cảm giác mướt mát, tươi non, nồng ấm… cứ dâng ngập, bao bọc lấy những dấu chân. Tôi nhớ thời thơ nhỏ, chiều tháng Chạp, đám trẻ lăng xăng từ nhà chạy túa ra đường, sương từ dãy đồi sau làng tràn cả xuống cánh đồng trơ gốc rạ, bò lan lên con đường cỏ đã úa và hoa xuyến chi tim tím nở bừng. Rồi cứ thế, bước chân trẻ chạy tới đâu, sương như tan loãng dần, nắng mơ màng chiếu rọi. Từng tia sáng dịu dàng, dè dặt.


Nhà thơ trẻ Lữ Mai.

Mỗi khi nghĩ về những tia sáng ấy, tôi thường nhớ mẹ. Khi chúng tôi hỏi mẹ: “Khi nào xuân về?” Mẹ luôn nói: “Mùa xuân đợi sẵn đằng kia, khi nào tán cây gạo đầu làng gọi về đàn sáo, nghĩa là xuân đến thật rồi”. Cuối năm, trời lạnh và nắng hanh đến héo hắt. Mẹ tôi ngồi xếp lại tủ quần áo cho cả nhà, phân loại ra, cái đem vắt sổ lại, cái cắt thành khăn, cái gấp ngay ngắn cho vào chiếc rương kỷ niệm… Cũng có khi, mẹ tôi xay bột nếp, hong khô, từng nong từng mẹt tròn xoe bày kín khoảng sân hút gió.

Lũ trẻ chúng tôi vẫn cứ mê mải với những con đường đất. Đường ruộng kẻ dọc, kẻ ngang như bàn cờ, cỏ ba lá ken dày, lên bông mảnh mai gầy guộc. Đường đê lồng lộng mà mỗi khi chạy chơi hoặc ngồi yên nhìn dòng sông mùa cạn, bao nhiêu tưởng tượng ùa về. Bên kia sông, chỉ cách một chuyến đò, mà xa tít tắp. Bác gái tôi lấy chồng bên ấy, tôi còn được mẹ chỉ cho chiếc nhà ngói nâu bé tin hin cũng nép dưới bờ đê. Nhà bác đó, tôi khôn nguôi tưởng tượng, bác sống thế nào, các chị có đang chạy chơi như tôi, đường đê bên ấy có nhiều lỗ dế, châu chấu voi và đàn bươm bướm trắng rập rờn bay nương theo gió.


Ảnh minh họa.

Có một con đường in sâu trong trí nhớ tôi mà dân làng vẫn gọi: Đường Thiêng. Không biết ở những ngôi làng khác có con đường này không, và họ có cách gọi thế nào, nhưng đường Thiêng trong mắt tôi đến tận bây giờ vẫn chất chứa bao điều bí mật và gợi mở. Con đường ấy chia đất làng thành hai thế giới âm – dương. Bên này làng mạc, ruộng đồng, bên kia ngập tràn cỏ hoa, sườn đồi là nơi an nghỉ của người đã khuất. Từ tháng Chạp tới mùa xuân, lũ trẻ rất thích băng qua con đường nhỏ, thơ thẩn chơi đùa. Bà tôi kể chuyện, nơi ấy không chỉ có người làng nằm lại, mà thời chiến tranh, các chú bộ đội vào chiến trường chưa qua được bờ bên kia sông Mã đã gặp đạn bom, nằm mãi nơi này. Dưới tận sâu lòng đất, có phải bởi thanh xuân, nguồn sống vẫn bừng lên, mà cỏ hoa đường Thiêng rực rỡ, nồng nàn.

Sau này, sống ở phố phường, vào mùa xuân, vẫn có những con đường khiến tôi rung động, cảm giác mềm mại, mướt mềm và khấp khởi hệt tháng ngày tuổi thơ. Nhưng phải chờ qua tháng Chạp, khi lòng người đang miên man nỗi nhớ khoảng trời quê nền nã sắc tím hoa xoan, đỏ bừng hoa gạo thì đường phố trước nhà hoa sưa đã lác đác rụng rơi. Vì sao loài hoa này có cái tên kỳ lạ như vậy? Cho đến bây giờ đó vẫn là điều bí ẩn. Sưa ở Hà Nội không nhiều, rải rác ven hồ Ngọc Khánh, phố Phan Đình Phùng, công viên Bách Thảo. Riêng đường Cổ Ngư xưa chỉ còn độc một cây sưa trắng, phố Cầu Gỗ cũng còn vài ba cây kề nhau, hoa lá vương vít cả lên ban công một ngôi nhà cổ màu sơn tường úa vàng xen lẫn phong rêu. Ở nhiều câu đối trong đình Ngọc Hà có nhắc nhiều đến những cây sưa cổ thụ trên Núi Sưa, Bách Thảo với những giấc “mộng ứng” giữa khung cảnh “chín tầng mây buông thấp”, “nước lặng sông yên”.

Ai từng trú chân ở mảnh đất Hà thành qua những mùa hoa, có thể nhớ da diết một con đường rất nhiều cây cơm nguội vàng trên phố Yên Phụ, hay lối Cổ Ngư với “đường phượng bay mù không lối vào” nhưng người quyến luyến với hoa sưa thì lại không nhiều lắm. Đơn giản bởi loài hoa này chẳng dễ mang đến một niềm choáng ngợp về thị giác, một cảm xúc mạnh mẽ thoáng qua mà ai trót thầm thương trộm nhớ hoa sưa sẽ cảm nhận được nỗi mong manh, chơi với như trước mắt ta là một mùa mây lạ. Điều kỳ diệu nhất là mùa hoa sưa chỉ về sau những cơn mưa nơi phố thị. Ấy thế nên có những người đặt cho loài hoa này cái tên “Hoa đón mưa”. Nếu không có mùa hoa chỉ vẻn vẹn một đôi tuần, có lẽ loài sưa đã an phận khép mình giữa ồn ào phố thị để rồi sắc trắng, sắc xanh cứ lặng lẽ hòa vào nhau trong sự thanh khiết như thể lắng đọng bao tinh túy của đất trời.

Vài người bạn phương xa chưa từng đặt chân đến Hà Nội cứ hỏi mãi tôi: “Con đường hoa sưa Hà Nội có đẹp không, đẹp như thế nào?” Nhưng sắc hoa trắng bồng bềnh, dịu nhẹ kia dễ khiến ngôn từ bất lực. Loài hoa ấy mải miết, quyến luyến con người bằng linh giác, cả khi ta nhắm mắt lại, nhất là trong những giấc mơ. Những ngày xuân không nồm ẩm, mây mù. Những ngày trời trong và nhẹ, hoa sưa mở cánh vừa khi sương sớm từ giã mặt hồ, những luồng nắng xuyên tàng cây tựa hồ bện trong khói… Nhà văn Băng Sơn từng ví von, có lẽ loài hoa này là linh hồn một cô gái ngàn xưa kết tinh thành bạch ngọc, cứ mỗi độ xuân về lại nhớ tình lang nên hiện ra mơ hồ rồi lại bay về hư ảo. Tôi thì hình dung ra dáng dấp của một nàng cung nữ mười mấy tuổi, sắc nước hương trời chịu cảnh cô quạnh chốn lãnh cung. Nàng thoát tục trong bộ xiêm áo trắng muốt, nhẹ như mây. Nàng mãi mãi thuộc về cõi trinh thiêng, lặng lẽ. Để rồi cứ mỗi mùa hoa, bao nhiêu cặp mắt ngước nhìn là bấy nhiêu nỗi bâng khuâng ở lại.

Chính độ xuân căng tràn, diệu vợi, những loài hoa mỏng mảnh như mây vờn quanh từng con đường. Tàn hoa rụng vương vít từ hè phố đến tàng cây vì thân phận mỏng manh, dịu nhẹ. Giữa khoảng chơi vơi, lơ lửng của nỗi niềm ai đó chờ mưa, muốn gom mây lại mà đưa nhau về thì mùa hoa đã sắp sửa qua đi với những giọt mưa hồi sinh trong đáy mắt.

Sau những mùa hoa, tôi có thói quen, dạo bước trên đường phố Phan Đình Phùng ngắm những loài cây đang vào mùa trút lá. Cái vẻ ngoài gầy guộc, mong manh kia gieo vào lòng người sự trắc ẩn rất mông lung. Thế mà sấu vẫn đan lá kết vòm xanh rì trên cao như bức tường thành bất chấp. Loài cây duy nhất phó mặc giá lạnh, bão giông. Kể cũng lạ, sấu lúc xanh thì xanh đến kiệt cùng, khi trút lá vàng thì ráo riết như chẳng có gì phải tiếc thương, và đặc biệt, mùa hoa bao giờ cũng đến dịu dàng, khiêm nhường trong tít sâu vòm lá. Nhắm mắt lại mà tưởng tượng, chợt thấy mình được trở về vòm trời ấu thơ, trong tiếng chim non ríu rít, trong hương thơm dịu nhẹ thanh tao từ muôn hướng đường xuân rộng mở.

Theo Lữ Mai/Vanvn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm
Nhớ hoa đào - Tùy văn của Nguyễn Linh Khiếu
Mỗi năm khi sắp tết bao giờ mình cũng mua hoa đào. Hà Nội không có hoa đào làm sao gọi là tết. Dù là bích đào bạch đào hay đào phai thì hoa đào bao giờ cũng mang tết đến mỗi ngôi nhà thân thương. 
Xem thêm
Giữa những mùa hoa nở - Bút ký Nguyễn Xuân Thủy
Từ Yên Khương, thuộc huyện Lang Chánh chúng tôi đi theo đường tuần tra biên giới lên Đồn Biên phòng Bát Mọt, thuộc huyện Thường Xuân. Đường tuần tra biên giới chập chùng uốn lượn giữa núi non, len lỏi giữa màu xanh của rừng. Càng lên hướng Cửa khẩu Khẹo càng có cảm giác đang đi về nơi thâm sơn cùng cốc. Cũng đúng, Bát Mọt là tuyến cuối của dải biên giới xứ Thanh, nơi có cột mốc 378 là nơi tiếp giáp biên giới giữa Thanh Hóa và Nghệ An. Những nơi cuối đất cùng trời bao giờ cũng gợi cho người ta sự rưng rưng về những niềm thương nỗi nhớ.
Xem thêm
Lửa Cát Bi, ngọn trao truyền khí chất Hải Phòng
“Ơi Hải Phòng cửa biển quê hương/ Tổ quốc đang ghi những trang lịch sử/ Của Hải Phòng viết trên sóng bão Thái Bình Dương”. Với vị thế địa lý của Hải Phòng, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi đây luôn là miền đất tiền tiêu quan trọng, cửa ngõ chiến lược. Bởi kẻ thù thường tiến hành xâm lược Hải Phòng đầu tiên, lấy đó làm bàn đạp để đánh chiếm Thăng Long – Hà Nội. Khi thất bại, chúng cũng thường chọn Hải Phòng là một trong những tuyến đường rút chạy cuối cùng. Hải Phòng là địa phương luôn “đi trước về sau”, có vị trí xứng đáng, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng như các cuộc kháng chiến của cách mạng Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Cảng trung dũng, quyết thắng”.
Xem thêm
Mùi Tết vương dấu chân xa – Tản văn của Đặng Tường Vy
Mỗi độ xuân về, người con xa xứ không tránh khỏi rưng rức, chạnh lòng. Nỗi nhớ trong lòng người tha hương rất lạ: sâu lắng, dịu dàng, chôn kín. Như gái đôi mươi thầm thương trộm nhớ một ai đó, âm thầm, mãnh liệt, nồng nàn,  tha thiết.
Xem thêm
Mùi hương thảo - Tản văn Quốc Tuấn
Chị mười tám, hay hai lăm tuổi. Tôi cũng chẳng biết và không cần biết, chỉ cần trong tôi đã bận lòng trước vẻ đẹp thuần khiết của loài cúc lam đồng thảo ấy. Nơi đáy mắt thể hiện những đốm lửa vui, những nét cong, nếp gấp mong manh nơi khóe miệng, bờ môi thể hiện sự phong phú nơi nhiệt tâm.
Xem thêm
Phép màu đã không đến với chị, chị Hồng Oanh ơi!
Chia sẻ của nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Vào vườn hương
Thành phố Cần Thơ đất rộng người thưa không chỉ có gạo trắng nước trong để níu chân người và du khách bốn phương. Tây Đô còn là mảnh đất văn hiến với không hiếm những trang anh hùng hào kiệt yêu nước và nghệ sĩ phong lưu tài hoa nhân cách. Kế thừa truyền thống văn chương của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt … và các bậc văn nghệ sĩ đàn anh: Kiều Thanh Quế, Lưu Hữu Phước, Hoài Sơn, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, …đã có không ít thế hệ đàn em kế thừa xứng đáng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Xem thêm
Suy ngẫm về “chữ” của “một thời vang bóng”_ Tản mạn của Quốc Tuấn
Người xưa, dẫu không biết chữ nhưng khi thấy một mẫu giấy có vết mực sẽ lượm lên, mang về cất giữ. Điều đó thể hiện sự “sùng chữ” (trân trọng giá trị của văn chương, chữ nghĩa) của ông cha. Những người không biết chữ đã biết đối xử với con chữ bằng tấm lòng trân quý như thế, thì dễ hiểu các trí giả đời trước họ sống với chữ nghĩa sâu sắc đến độ nào.
Xem thêm
Má tôi
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Xuân yêu thương - Tết sum vầy
Phút giao thừa, nhìn ngắm dòng người “tống cựu”, “nghinh tân”, cảm nhận trong mắt mỗi người lấp lánh ánh nhìn hạnh phúc, nhất là khi trên bầu trời đêm pháo hoa rực rỡ...
Xem thêm
Ngày cuối năm... - Tản văn Lê Thiếu Nhơn
Kẻ tha phương dù mải mê danh lợi cũng bất giác bần thần trước mênh mông tiếng gọi quê nhà ngày Tết. Tháng Chạp bao giờ cũng vội vàng trong mắt kẻ tha phương. Tháng Chạp bao giờ cũng hấp tấp trong lòng kẻ tha phương. Vì vậy, càng nhiều tuổi, tôi càng thấy sốt ruột khi thời gian nhích dần vào khoảnh khắc tất niên mà mình chưa kịp trở về ngôi nhà thơ ấu.
Xem thêm