TIN TỨC

Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-10-24 15:04:24
mail facebook google pos stwis
442 lượt xem

 “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...

Bìa tập thơ Nứt ra từ đá

Dù chưa phải là bạn thân của Phạm Phương Lan, nhưng nhiều người biết chị giỏi giang, mạnh mẽ, phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm với cha mẹ, gia đình, họ hàng... như một người đàn ông. Thế nhưng Phạm Phương Lan lúc nào cũng đẹp, cũng sang, cũng tươi vui, đài các cứ như sinh ta trong nhung lụa và bước đi trên những con đường trải thảm để gặt hái thành công. Đến lúc được đọc thơ của chị, có người bảo: từng câu chữ là những nỗi niềm, từng bài thơ là ý chí vượt khó, từng tập thơ là sự vùng dậy mạnh mẽ của nữ tính trước hỉ, nộ, ái, ố... của đời sống sinh động. Người đọc bỗng hiểu và đồng cảm với tác giả nhiều hơn...

“Nứt ra từ đá/ Cây mọc xanh đời/ Nứt ra từ tôi/ Gót hài bé mọn...” (Chiều Lương Sơn). Đọc mấy câu thơ này, vừa dễ liên tưởng đến Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký, vừa thương cảm số phận người con gái (được ví như “Gót hài bé mọn”) sinh ra trong khó khăn cùng cực như cây chẳng gặp được đất màu mỡ mà nứt ra, vươn lên từ đá cứng, nên phải: “Bơi trong cuộc đời/ Chát chao buồn vui chìm nổi...” (Khúc xạ) hay “Sao cứ là em/ Người đàn bà hơn nửa đời gom nhặt/ Những vụn đời lăn lóc/ Tái chế nụ cười hoang hoải đục trong...” (Tái chế nụ cười). Không được hạnh phúc như mong muốn, nên người đàn bà trong thơ Phạm Phương Lan luôn cảnh giác, sợ mình sa ngã với tình yêu: “Đã dặn lòng đừng chếnh choáng ngất ngây/ Đừng lạc đắm mình khát khao cháy bỏng” (Đêm Vân Hòa); Để rồi dằn vặt với nỗi cô đơn: “Yêu chi để dạ chơi vơi/ Bấm lòng không hé nửa lời nhớ nhung/ Khát cơn mưa móc trùng phùng/ Lật ngang tiếng nấc, xới tung bão lòng...” (Lật ngang tiếng nấc)... Vì sao người đàn bà trong thơ Phạm Phương Lan phải “chay tịnh” và đề phòng đàn ông như vậy? Đọc mấy câu thơ sau sẽ hiểu phần nào: “Đối diện kẻ hiến xác hồn để được là nàng thơ/ Trong cuồng vọng mây mưa của kẻ phát ban danh lợi/ Sau nhầy nhụa đổi trao, nào ai đâu biết tới/ Thế sự được thua cũng một chữ “đời”/ Đối diện ta bà nhân thế hỡi ôi/ Ta hốt hoảng, rùng mình, trốn vào đáy cốc...” (Kẻ khờ trong đáy cốc); Vì cảm nhận cuộc đời như thế nên: “Thôi đành bỏ bút rong chơi/ Viết chi giữa nhưng lơi khơi dối lừa...” (Trend).

Nhà thơ Phạm Phương Lan

Một mảng tư tưởng khác trong tập “Nứt ra từ đá” là những bài thơ tả tình, tả cảnh khá đặc sắc: “Cao nguyên Vân Hòa như đợi, như thương/ Như vẽ tình em trăm ngàn gành đá/ Chỉ vì yêu thôi mà thác ghềnh tất tả/ Trầm tích muôn đời sâu lắng, du dương...” (Mùa đợi mùa thương); hay “... Lá thêu vào ngày nắng/ Những chấm mùa xanh tươi/ Nắng thêu vào má thấm/ Lung linh mắt em cười...” (Thêu thùa nỗi nhớ)... “... Quá nửa cuộc đời đi nhặt hoàng hôn rơi/ Vầng nắng cuối ngày đốt bừng tia mắt biếc/ Sóng bạc đầu đắm chìm hương bàn chân tha thiết/ Ngấu nghiến cuồng si từng dấu em qua...” (Vị chiều)... Cuối cùng Phạm Phương Lan “kết” lại: “Đời như là giấc mộng/ Ta viết dỡ một chương/ Chưa kịp khô nét mực/ Đã lênh loang nỗi buồn...” (Một chương viết dỡ).

Với những câu thơ, giọng thơ đầy tâm trạng như vậy, có độc giả đã lo Phạm Phương Lan “hồng nhan đa truân” vì thơ; chị đã có câu trả lời khá bất ngờ trên báo SGGP ra ngày 21/4/2019: “Thơ không vận vào đời khiến têu phải truân truyên, ngược lại thơ chính là đời sống tinh thần thứ hai của tôi. Nếu không có thơ, cuộc đời tôi sẽ nhạt nhẽo lắm. Bởi thơ là niềm vui, là tình yêu; tôi làm thơ vì yêu thơ, không phải để thành nhà thơ hay để nổi tiếng”...

Văn Long

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm