TIN TỨC

Sự thật ít ai biết về bài thơ tình Nga làm thổn thức hàng triệu người Việt

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-02 06:40:17
mail facebook google pos stwis
1597 lượt xem

Phía sau “Bài thơ cuộc đời” của nữ sĩ Olga Berggoltz, tác phẩm làm bao trái tim Việt thổn thức, là câu chuyện tình đắm say nhưng dang dở, và nhiều bí mật ít ai biết.

BÀI THƠ CUỘC ĐỜI

(Thơ Olga Berggoltz, Bằng Việt dịch)

Em lại nhớ chuyện ngày quá khứ
Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ:
"Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nêva
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà..."

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế!
"Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo..."

Lũ trẻ lớn lên, giờ lại tiếp theo ta
Lại nhắp lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Nêva, bóng chiều, sóng nước...
Nhưng nghĩ cho cùng, họ có lỗi đâu anh!

Tôi được đọc bài thơ này lần đầu tiên trong cuốn số chép tay của một người bạn gái, với lời chú giải rằng đây là bài thơ mà một người đàn bà Nga tặng cho người tình tên Bessonov. Năm đó tôi 17 tuổi, vào học năm dự bị tiếng Nga ở Hà Nội.

Và từ đó, bên cạnh những tháp chuông điện Cremlin, ngôi sao sáng toả trên đỉnh những toà nhà cao chót vót hùng vĩ, những thảo nguyên mênh mông, những khu rừng bạch dương lá vàng rơi thao thiết…, hình ảnh nước Nga gắn với mơ ước tuổi thanh xuân trong tôi đã có thêm dòng Neva với “ngôi sao cháy bùng mỗi buổi chiều tà”… Tôi tưởng tượng những thiếu nữ môi mọng đỏ, mắt xanh lấp lánh ánh chiều như những nàng tiên giáng thế đang thướt tha bên dòng sông kiều diễm ấy.

Hoàng hôn trên sông Neva.

Khi được sang xứ sở thần tiên đó, tôi đã bao lần đứng lặng bên bờ con sông nhuốm màu thi vị kia để mà mong ước, mà khát khao được khoác tay người thiếu nữ và cảm nhận tình yêu thật sự. Sau này, khi đã trưởng thành rồi đứng tuổi, tôi từng rất, rất nhiều lần thả bộ dọc hai bờ sông để lắng nghe tiếng sóng của lòng mình, ngẫm nghĩ về thời thơ trẻ, thấm thía vị ngọt, vị cay của cuộc đời mà sóng nước Neva hình như thấu hiểu cả…

Tình yêu của tôi đối với dòng sông đó một phần bắt nguồn từ bài thơ trên. Và chắc không chỉ mình tôi có cảm xúc này. Hàng triệu trái tim người Việt đã thổn thức về tiếng chim kêu buổi chiều tà trên sóng Neva, qua bài thơ đó.

Người đàn bà trong bài thơ dường như đã luống tuổi và già dặn đến mức có thể bình tĩnh nhìn lại tuổi thanh xuân của mình. Chị không hề trách móc, đau đớn, chua xót, không hề cay độc dù biểu tượng của tuổi thanh xuân - tình yêu đầy thơ mộng và khao khát lãng mạn - đã vĩnh viễn qua đi. Trái lại, sau những trải nghiệm cuộc đời, chị nhìn mọi chuyện một cách bao dung hơn. Khúc hát trong trái tim chị giờ không còn thơ ngây nữa. Chị hát về một điều khác trước và biết khóc về một điều khác xưa. Chị bình thản chấp nhận mất mát ấy như một quy luật, để đón nhận cuộc đời như nó vốn có: Luôn đẹp đẽ, lãng mạn và đầy tình người, bất chấp bao biến cố…

Có lẽ không nhiều người biết được lai lịch của “Bài thơ cuộc đời”. Có một đôi trai tài, gái sắc đến với nhau và chung sống với nhau như định mệnh. Nhưng rồi họ chia tay. Chàng gửi cho nàng bài thơ “Chuyện mười năm trước” đầy trách móc, giận hờn: “...Và tất cả đổi thay rồi. Em nay cũng khác/Em hát điều khác xưa, khóc điều cũng khác xưa”. Nàng - Olga Berggolts (1910-1975) - đã trả lời bằng bài thơ trên, vốn được nữ sĩ đặt tên là “Gửi Boris Kornilov” (“Bài thơ cuộc đời” là nhan đề do dịch giả Bằng Việt đặt).

Nữ thi sĩ Olga Berggolts.

Vâng, người đàn ông đó là nhà thơ Boris Kornilov (1907-1938) chứ không phải  anh chàng Bessonov nào đó mà nhiều bạn đọc Việt “thêu dệt”.

Cuộc đời của Boris Kornilov rất bi thảm. Ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn và bị xử bắn năm 1938 (sau này ông được phục hồi danh dự). Ngay cả nữ sĩ Olga Berggolts cũng bị bắt giam vì “liên hệ với kẻ thù của nhân dân”. Có ý kiến cho rằng khi viết bài thơ này (năm 1940), bà không biết người cũ đã bị xử tử nên mới viết thơ trả lời.

Có thể nói bản dịch tuyệt vời của Bằng Việt đã góp phần giúp bài thơ và cả tác giả được say mê đến vậy trong các lớp độc giả Việt. Bản dịch có giọng thơ tự sự mang tính giãi bày, nhẹ nhàng và sâu sắc; từ ngữ mềm mại, đậm tính nữ, đúng phong cách của nữ sĩ.

Thật không ngoa khi cho rằng bản dịch này là sáng tạo xuất thần của Bằng Việt, nhiều chỗ dịch thoát ý do với nguyên tác. Chẳng hạn 2 câu thơ của Boris Kornilov được dùng làm đề từ và trích trong bài thơ như sau: «И все не так, и ты теперь иная, поешь другое, плачешь о другом» (dịch nghĩa: Và tất cả đã không phải như vậy, và em bây giờ đã khác, em hát một điều khác và em khóc về một điều/người khác) đã được Bằng Việt chuyển thành: "Em hát khác xưa rồi và khóc cũng khác xưa”.

Hoặc câu: “Теперь - ты прав, мой первый и пропащий” (Bây giờ anh đã đúng, người đầu tiên của em và người không bao giờ quay trở lại của em) được  Bằng Việt dịch thành: "Em mới hiểu, bây giờ anh có lý. Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế".

Còn một điều nữa mà nhiều độc giả chưa biết: Bài thơ gồm 2 phần, và hầu hết bạn đọc Việt Nam chỉ biết đến phần 2 qua bản dịch của Bằng Việt có tên “Bài thơ cuộc đời”.

Tác giả bài viết này (Đặng Đình Cung) xin mạo muội giới thiệu nguyên tác và bản dịch phần 1 của mình để bạn đọc chiêm nghiệm.

Nguyên tác tiếng Nga:

Борисy Корниловy

«…И все не так, и ты теперь иная,
поешь другое, плачешь о другом…»
Б. Корнилов

1.

О да, я иная, совсем уж иная!
Как быстро кончается жизнь…
Я так постарела, что ты не узнаешь.
А может, узнаешь? Скажи!
Не стану прощенья просить я,
ни клятвы 

напрасной - не стану давать.
Но если - я верю - вернешься обратно,
но если сумеешь узнать, 
давай о взаимных обидах забудем,
побродим, как раньше, вдвоем, 
и плакать, и плакать, и плакать мы будем,
мы знаем с тобою - о чем.

2.

Перебирая в памяти былое,
я вспомню песни первые свои:
«Звезда горит над розовой Невою,
заставские бормочут соловьи…»

…Но годы шли все горестней и слаще,
земля необозримая кругом.
Теперь - ты прав,
мой первый
и пропащий,
пою другое,
плачу о другом…
А юные девчонки и мальчишки,
они — о том же: сумерки, Нева…
И та же нега в этих песнях дышит,
и молодость по-прежнему права.

Bản dịch phần 1 của Đặng Đình Cung:

Gửi Boris Kornilov

...Và tất cả đổi thay rồi. Và em nay cũng khác
Em hát điều khác xưa, khóc chẳng phải điều xưa
(B. Kornilov)

1. Vâng, em khác hẳn rồi, không như trước!
Đời đang trôi đến đoạn cuối rất nhanh
Em già lắm, làm sao anh biết được
Hay nhận ra rồi? Có thể!... Nói đi anh!

Em sẽ chẳng cúi mình xin tha thứ
Thề thốt chăng? Cũng chẳng để làm gì
Nhưng em tin, nếu anh quay trở lại
Anh sẽ hiểu rõ ràng điều đã qua đi...

Nào, ta sẽ cùng quên lời đay nghiến
Lại cùng nhau như thuở ấy sánh đôi
Ta sẽ khóc và, cùng anh, ta sẽ hiểu
Vì sao mình chỉ khóc, khóc mà thôi...

Đặng Đình Cung (https://vtc.vn/).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chùm thơ Rodica Marian (Rumani)
Là một tiến sĩ Ngôn ngữ học, thành viên của Hiệp hội Nhà văn Romania, bà là cộng tác viên khoa học cấp cao của Viện Ngôn ngữ học và Lịch sử Văn học Sextil Pușcariu ở Cluj Napoca.
Xem thêm
Chùm thơ của Yang Geum-Hee’s – Hàn Quốc
Nữ sĩ Yang Geum-Hee sinh năm 1967 tại Jeju, Hàn Quốc
Xem thêm
Chùm thơ Aminur Rahman (Bangladesh)
AMINUR RAHMAN được coi là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất ở nước ngoài đến từ Bangladesh.
Xem thêm
Chùm thơ của các tác giả Hàn Quốc
Mùa xuân đã đến bên anh, Bởi có em mang an lành ấm áp
Xem thêm
Chùm thơ Chad Norman (Canada)
Nhà thơ Chad Norman là một thành viên của Liên đoàn các nhà thơ Canada.
Xem thêm
Dụ ngôn về địa cầu | Truyện ngắn của Kabishev Alexander Konstantinovich
Ngày xửa ngày xưa, có toàn thế giới có chung một bà mẹ vô cùng vĩ đại. Bà có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ địa cầu - một hiện vật cổ đại tượng trưng cho sức mạnh, sự ổn định, trường tồn và luôn cân bằng.
Xem thêm
Chùm thơ Jang Geon-Seob (Hàn Quốc)
Nhà thơ Jang Geon-seob sinh năm 1958 tại tỉnh Bắc Jeolla, Hàn Quốc.
Xem thêm
Đảo đá - Truyện ngắn Kabishev Alexander Konstantinovich
Kabishev Alexander Konstantinovich là nhà thơ và nhà văn, nhà báo kiêm tình nguyện viên của tạp chí POET.
Xem thêm
Chùm thơ Laura Garavaglia (Italia)
Laura Garavaglia là nhà thơ, nhà báo, giáo viên, người sáng lập và chủ tịch của Ngôi nhà thơ Como - “La Casa della Poesia di Como” (www.lacasadellapoesiadicomo.com).
Xem thêm
Chùm thơ mới của Eva Lianou Petropoulou (Hy Lạp)
Chùm thơ: Yêu, Thiên thần gẫy cánh, Có một ngày như thế...
Xem thêm
Những mất mát lớn của văn chương thế giới
Chỉ trong hai tuần vừa qua, văn chương thế giới chứng kiến những sự mất mát vô cùng to lớn khi Hilary Mantel và Javier Marías qua đời ở tuổi 70. Sự mất mát này đã khiến nước Anh mất đi một người thổi hồn vào trong lịch sử, còn người Tây Ban Nha không còn tác giả lớn nhất kể từ thời đại văn hào Cervantes.
Xem thêm
Bánh mì ấm | Konstantin Paustovsky
Quà trung thu dành cho các cháu
Xem thêm
Những bí ẩn vẫn chưa có lời giải của văn học Anh
Nhà văn nào cũng lấy tư liệu từ chính cuộc sống của mình. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu văn học mới phải tìm hiểu về cuộc đời của tác giả. Tuy vậy trong làng văn học Anh vẫn có những bí ẩn về cuộc đời của các nhà văn nổi tiếng mà đến nay vẫn chưa ai tìm ra được chân tướng sự việc.
Xem thêm
Giới thiệu thơ Irina Aramyan Mkrtchyan (Cộng hòa Armenia)
Đặng Xuân Dũng dịch từ tiếng NgaIrina Aramyan Mkrtchyan là nữ thi sĩ đương đại người Armenia. Bà sinh ngày 16 tháng 11 năm 1962, tại thành phố Leninakan thuộc nước Cộng hòa Armenia, tác giả của ba cuốn sách: “Với ngày đã qua”, “Sau khi tĩnh lặng”, “Từ khôn ngoan đến mất lý trí”. Bà là đồng tác giả của 22 cuốn sách, thành viên của “Liên đoàn Nhà văn California”, “Hội liên hiệp các nghệ sĩ”, nhà thơ xuất sắc nhất các năm 2021-2022 của Armenia.
Xem thêm
Về chủ đề tính dục trong tiểu thuyết của Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa
Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa. Họ là một cặp đôi nhà văn làm hao tốn nhiều giấy mực của giới nghiên cứu bởi vì mối quan hệ thuộc về văn học và ngoài văn học của hai ông. Marquez và Llosa từng là đôi bạn than đồng điệu và gắn bó với nhau sâu sắc, thế rồi họ lai rời xa nhau trong 30 năm thù hằn. Những nét tương đồng và những sự mâu thuẫn đến đối nghịch ở con người và văn chương họ cho thấy rõ tính thống nhất bền vững của nền văn học một giai đoạn rực rỡ
Xem thêm
90 năm ngày sinh nhà thơ Nga Evgueni Evtushenko: ‘Trong đời tôi chỉ uống rượu là nhiều’
“Không đúng, không có những thời đại mà người ta lại không thể sống trung thực được!”- trong cuộc đời tương đối dài lâu của mình, Evgueni Evtushenko,bằng những bài thơ và cách hành xử ngày thường, đã cố gắng chứng minh cho lời chân ngộ đó. Ông từng thổ lộ rằng, “tôi muốn trở thành nhà thơ của đất nước và của thế giới và hình như tôi đã làm được việc này”.
Xem thêm
John Hughes: ‘Tôi không phải là kẻ đạo văn’, và đây là lí do tại sao
Sau khi The Guardian tiết lộ các phần trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của John Hughes, The Dogs, “ăn cắp” ý tưởng từ Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ của Svetlatna Alexievich (Hughes đã xin lỗi) cũng như những tác phẩm khác (ông không thừa nhận), bao gồm Đại gia Gatsby, Phía Tây không có gì lạ và Anna Karenina, mới đây John Hughes đã có phản hồi chính thức về vấn đề này.
Xem thêm
‘Pachinko’ khắc họa tình cảnh bi thương của cộng đồng người Bắc Hàn ở Nhật
Là tác phẩm được đánh giá cao bởi giới phê bình cũng như được công chúng háo hức chờ đón, Pachinko vừa đi đến tập cuối và như kì vọng, là một trong những bộ phim hay nhất năm nay.
Xem thêm
Vai trò của M.M. Bakhtin trong sự đổi mới quan niệm về hình thức nghệ thuật ở Việt Nam
Nếu hiểu thi pháp học là bộ môn khoa học lấy hình thức nghệ thuật làm đối tượng trung tâm, thì những quan điểm lý thuyết tiến bộ của Bakhtin đã góp phần quan trọng trong sự tái xuất của thi pháp học ở Việt Nam vào những năm 1980. Không có một quan điểm hợp lý về hình thức nghệ thuật trên phương diện lý thuyết thì cũng không thể có một thái độ ứng xử phù hợp đối với những thực hành cách tân trên góc độ hình thức nghệ thuật. Do vậy, có thể nói, thi pháp học của Bakhtin cũng có vai trò nhất định trong bước chuyển của đời sống sáng tác văn học giai đoạn đổi mới.
Xem thêm
Tạm biệt mùa hè | C. Pautovsky
Suốt mấy ngày cơn mưa mang theo hơi lạnh giá không chịu dứt. Làn gió ẩm ướt thổi trong vườn.
Xem thêm