TIN TỨC

Thăm nhà Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh sau 34 năm

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-03-20 00:41:13
mail facebook google pos stwis
1098 lượt xem

Gần 34 năm, kể từ khi Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh trở về cõi tạm, căn phòng hai nghệ sĩ sinh sống vẫn lặng lẽ cùng tháng năm. Từng kỷ vật vẫn vẹn nguyên như thách thức sự chảy trôi của thời gian và thế sự.


Bên trong căn nhà của nhà thơ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ.

Tôi may mắn được anh Lưu Minh Vũ – con trai của nhà thơ Lưu Quang Vũ – dẫn tới thăm căn nhà 6 m2 tại khu tập thể 96A.

Hai bức tường phủ đầy rêu phong ôm lấy lối đi chật hẹp cùng những mảng sơn đã bong tróc sau hàng thập kỷ dẫn tới căn nhà 6m2 – nơi Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh từng sống lúc sinh thời.

Căn phòng nép mình ở cuối dãy hành lang tầng ba. Không có người sống nên điện nước đã cắt từ lâu, không gian theo đó cũng u tối.

Anh Lưu Minh Vũ thuần thục vừa thắp nến để xua bớt sự lãnh lẽo, vừa kể: “Nhà quay hướng Tây, nên rất nóng, ngày bé, tôi thường trèo lên sân thượng để ngủ”.

“Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi

Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo

Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo

Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình”.

(Nhà chật – thơ Lưu Quang Vũ)


Những kỷ vật cũ vẫn được giữ nguyên vẹn dù người đã đi xa.

Căn phòng vẫn lưu giữ những kỷ vật của chủ nhân như: Bình gốm, bức họa, một vài tấm ảnh gia đình và vô vàn những quyển sách đã ố vàng phai mực.

Tôi đặc biệt để ý tới chiếc bàn duy nhất, tuy chỉ đủ kê một cuốn sách song đó là nơi cố tác giả Lưu Quang Vũ ngồi làm việc, còn vợ sẽ kê giấy lên đùi để sáng tác thơ.

Anh Lưu Minh Vũ tâm sự: “Tôi và gia đình muốn giữ lại tất cả còn nguyên vẹn của ba má tôi. Những gì quý giá, sẽ gửi tới Bảo tàng Văn học hoặc Trung tâm lưu trữ Quốc gia, ví dụ như chiếc ghế mà ba má tôi từng ngồi sáng tác, hoặc những bản thảo viết tay”.

Nơi chật hẹp này khó khăn và thiếu thốn song chính tại đây hàng trăm bài thơ, 53 vở kịch tuyệt tác ra đời, cũng là nơi lưu giữ một thời vang bóng của cặp vợ chồng tài hoa.

Lặng nhìn lại căn phòng nhỏ 6 m2, bỗng thấy càng thêm trân quý những giá trị nghệ thuật mà Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh để lại, như một điều không thể mất.

Hiện nay, thư viện Ơ Kìa của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp hay studio Phố Hoài của nhà văn Trần Thị Trường đã mô tả lại căn phòng này rất chân thực, mang hơi thở của Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh.

 Tiến An/Báo Lao Động

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm
55 năm “Đi trong hương tràm”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Tấm “Giấy thông hành” văn chương
Bài đăng báo Văn nghệ số 35+36/2023
Xem thêm
Bài thơ ĐI HỌC được viết khi tác giả mới 15 tuổi
Hôm qua em đến trườngMẹ dắt tay từng bước...
Xem thêm
Bạn văn ở quê
Đọc Mai Tiến Nghị ( MTN) những năm gần đây, tôi quý giọng văn mộc mạc, chân quê của người vùng chân sóng. Tại trại viết Phú Yên do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, tôi gặp Mai Tiến Nghị. Nhà văn quê hương vốn là lính thời chống Mỹ hẹn hò, dịp nào về quê gặp nhau.
Xem thêm
Thấy gì ở nghệ thuật… xấu?
Bài đăng Văn nghệ số 34/2023
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 2)
Hồi đó ai chẳng thế, Xuân Oanh thường nói vậy mỗi khi các con hỏi vì sao ông theo Cách mạng.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 1)
Đây là bài viết mà sinh thời anh Châu đã âm thầm chuẩn bị với mong muốn một ngày nào sẽ kể lại cho họ hàng, bạn bè và mọi người biết thêm về một người vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là một chiến sỹ ở tuyến đầu trong cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu của Dân tộc
Xem thêm
Thú vị Bảy nổi ba chìm kiểu Nguyễn Bắc Sơn
Vấn đề không phải là Hồi kí thuần túy, mà là tự truyện.
Xem thêm