TIN TỨC

Thảo thơm tấm lòng thiện nguyện

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-09-12 17:45:04
mail facebook google pos stwis
1112 lượt xem

 BÀI DỰ THI BÚT KÝ “NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG”

NGUYỄN LÊ ÁI NGỌC

“Con hứa sẽ giữ gìn 5K, mặc bảo hộ đàng hoàng và sát khuẩn trước khi về nhà. Con sẽ cố gắng không đem bệnh về nhà đâu. Má cho con đi giúp mấy anh chị đi, thiếu người nên anh chị vất vả lắm". Cuối cùng, em tôi đã thuyết phục được ba má cho đi làm thiện nguyện mùa dịch.

Tham gia cuộc thi viết chủ đề “Những hy sinh thầm lặng” của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn giới thiệu đến mọi người về má và em gái của tôi cùng những nhóm tham gia thiện nguyện, hết lòng giúp đỡ mọi người, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19.


Má của tác giả, bà Lê Thị Ngọc Nữ


28 năm giữ ấm “Bếp ăn tình thương”

Má tôi, Lê Thị Ngọc Nữ, là nhân viên Phòng quản trị chất lượng của Tổng Công ty Phong Phú. Ngoài công việc này, má tôi còn là cộng tác viên với các tòa soạn báo và hội văn học nghệ thuật. Khi được đăng bài, phần tiền nhuận bút má tôi dành riêng cho việc thiện nguyện, má hướng dẫn cho tôi và em gái Minh Anh cùng viết bài cộng tác báo và chúng tôi cũng góp nhuận bút vào công cuộc thiện nguyện của má. Hàng tháng, "bếp ăn tình thương" được má tôi và các đồng nghiệp giữ ấm lửa, những suất cơm, cháo, sữa, bánh...được trao tặng miễn phí đến bệnh nhân nghèo đang điều trị trong các bệnh viện. Má tôi rất vui khi đã tham gia "Bếp ăn tình thương" liên tục suốt hai mươi tám năm.

Các bạn thiện nguyện của má tôi có rất nhiều nhóm: đồng nghiệp Phong Phú, các bạn văn chương, hội thiện nguyện của Phật giáo, các cô chú ở khu phố, gia đình bên ngoại tôi và cả nhóm bạn học cũ ngày xưa...Má tôi được sự ủng hộ của ba tôi nên khá thuận lợi để thực hiện. Má thường tranh thủ thời gian nghỉ cuối tuần cho bếp ăn. Để tiết kiệm, mọi người khá vất vả trong khâu chọn lựa thực phẩm và chế biến, tất cả phải “ngon, bổ, rẻ, hợp vệ sinh”.

"Bếp ăn tình thương" nằm ở thành phố Thủ Đức. Để có những loại rau củ ngon rẻ, má tôi đã cùng các thành viên trong nhóm đi chợ đầu mối nông sản từ rất sớm để mua sỉ. Các chú, các anh trai có nhiệm vụ chở hàng, vừa về đến là cả nhóm bắt tay vào sơ chế, nấu ngay để thức ăn tươi ngon, đầy đủ dinh dưỡng. Món cháo chay thơm ngất ngây được chuyển đến bệnh viện Quân dân y Miền Đông gần nhất ở đường Lê Văn Việt, thành phố Thủ Đức để phát nóng cho mọi người. 

 

Trăn trở vì tài chính có hạn

Má tôi bận rộn với công việc nơi bếp ăn nên hai chị em tôi lúc rảnh rỗi cũng góp tay hỗ trợ cùng các cô chú đi phát thức ăn. Chuyện tưởng dễ mà không dễ chút nào: những chiếc hộp được những đôi tay thoăn thoắt múc cháo nóng vào, đậy nắp vô bịch kèm chai nước mát hoặc hộp sữa tiệt trùng để phân phát cho bệnh nhân, đôi khi bất cẩn là bị phỏng tay ngay. Thời gian dịch Covid-19 hoành hành, công tác này vất vả hơn vì ngoài khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, mọi người còn phải đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ, vừa nóng bức, vừa vướng víu lại thêm tâm lý sợ bị lây nhiễm...nhưng tất cả đã vượt qua vì hai chữ tình thương.

Tranh thủ được thời gian, má lại tham gia đi phát cơm, cháo, sữa... cho bệnh nhân ở Bệnh viện Nhi Đồng, Bệnh viện Ung Bướu cùng nhóm thiện nguyện quận Bình Thạnh, đây là nơi bà ngoại tôi đã sinh ra và lớn lên. Mỗi lần đi thiện nguyện về má hay trăn trở vì thương những mảnh đời bất hạnh, má nói: "Lực bất tòng tâm khi tài chính có hạn".

Tôi hiểu tâm trạng của má, chị em tôi từng theo nhóm thiện nguyện của má đến thăm, tặng quà tại Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè. Hình ảnh những em nhỏ bị teo tóp chân tay phải nương nhờ vào chiếc nạng, khung tập đi hoặc xe lăn, những em mắc bệnh về não còn tội nghiệp hơn: nằm lặng lẽ trên giường mở đôi mắt vô hồn, có em la hét tự cào cấu đánh vào mình... Những hình ảnh đó theo mãi bên tôi, tôi thấy mình vô cùng hạnh phúc, tôi trân quý cuộc sống đang có và cố gắng bằng mọi cách có thể để giúp đỡ, xoa dịu nỗi đau cho các em tàn tật, mồ côi ấy.

Chị em tôi thích lắng nghe kể về hành trình thiện nguyện của má, hình ảnh trong câu chuyện má kể như hiện ra trước mắt tôi: con đường miền núi, đá lởm chởm, nhiều "ổ gà" gập ghềnh lại trơn trợt, chiếc xe như trườn rồi bò, nhích từng chút một, người trên xe lắc lư chồm lên tuột xuống, ai cũng mệt lại thêm nắng nóng oi ả nhưng khi đến nơi thấy hàng trăm bà con chờ đón, mọi người trong nhóm bắt tay vào việc phát quà, bà con vui mừng cảm ơn là dường như tan hết mệt mỏi trong người.

 

Năn nỉ làm thiện nguyện trong mùa dịch

Em gái tôi, Nguyễn Ngọc Minh Anh, giống má từ gương mặt đến tấm lòng. Minh Anh rất thích làm thiện nguyện. Những lần má đi làm thiện nguyện, nếu sắp xếp được việc học là em luôn xin đi cùng, mấy cô chú trong đoàn rất yêu quý và ngợi khen Minh Anh. Ở trường đại học Bách Khoa mà em đang theo học luôn có những chương trình phát cơm, quà...cho người nghèo; liên kết cùng "Quán cơm Nụ Cười 7" bán những suất ăn dinh dưỡng, ngon lành cho người lao động nghèo với giá 2.000 đồng/ 1 phần ăn.
 


Bà Lê Thị Ngọc Nữ (phải) trong một chuyến thiện nguyện

Những ngày Covid-19 bùng phát, em xin má cho được tham gia cùng đoàn thanh niên của phường, nghe em năn nỉ mà thương: "Con hứa sẽ giữ gìn 5K, mặc bảo hộ đàng hoàng và sát khuẩn trước khi về nhà. Con sẽ cố gắng không đem bệnh về nhà đâu. Má cho con đi giúp mấy anh chị đi, thiếu người nên anh chị vất vả lắm". Cuối cùng, em tôi đã thuyết phục được ba má cho đi làm thiện nguyện mùa dịch.


Nguyễn Ngọc Minh Anh cùng các anh chị, các bạn trước quán cơm 2.000 đồng

Công việc của Minh Anh là hỗ trợ tổng hợp các đơn hàng rau củ đồng giá 10.000 đồng cho bà con trong phường. Mấy anh chị Đoàn phường liên hệ bà con nông dân các tỉnh Long An, Tiền Giang... giải cứu nông sản mùa dịch và cung cấp cho các hộ gia đình trong phường với giá combo 50.000 đồng/ 5 kg. Cứ nghĩ là giản đơn nhưng mọi người vất vả, khổ tâm lắm.

 Các cô chú mua nông sản sẽ đăng ký và chuyển khoản, Minh Anh cùng các anh chị phải tổng hợp theo khu phố, do có nhiều combo khác nhau nên việc tổng hợp cũng khá nhiêu khê. Khi xe nông sản về đến sân UBND phường, các bạn thanh niên phải tập trung chia các loại combo và giao theo từng khu phố nhanh chóng để rau củ được tươi ngon. Trách nhiệm này không phải của Minh Anh nhưng thấy mọi người làm không xuể, em cũng xung phong hỗ trợ. Có hôm tận 22 giờ đêm em mới về nhà, má tôi nóng ruột đi tới đi lui trông ngóng làm tôi phải chạy ra chỗ em để phụ giúp cho xong việc.

 Những chuyến xe chở hàng đôi khi cũng gặp phải sự cố hư hỏng, kẹt xe... hệ lụy là một số nông sản bị dập, héo. Nhiều cô bác cảm thông vui vẻ nhận hàng, tuy nhiên vẫn có một số người khó tính bắt đền. Có lần em về ràn rụa nước mắt trong mệt mỏi, rồi gia đình động viên, an ủi, hôm sau em lại xách giỏ, chào cả nhà đi làm thiện nguyện với nụ cười nở trên môi. Em nói cảm thấy hạnh phúc khi mang niềm vui đến cho mọi người.

 "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm", tôi nghĩ câu ngạn ngữ Bulgaria này thật đúng với những người dốc lòng làm thiện nguyện, hết lòng giúp đỡ những người khó nghèo, bất hạnh.


Nguyễn Ngọc Minh Anh cùng các bạn chuyển các phần cơm từ thiện cho người nghèo

Hiểu tấm lòng má tôi nên lãnh đạo công ty ưu tiên cho gom những ngày phép năm dồn lại để cùng các nhóm đi thiện nguyện vùng xa như ở Trung tâm bảo trợ xã hội Madagoui huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng; thăm người nghèo các buôn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; trại phong Ea Na ở xã Đrây Sáp,  huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk; làng người mù Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng; Viện dưỡng lão ở chùa Liên Bửu, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh... Những chuyến thiện nguyện xa thường vất vả nhưng cả đoàn ấm lòng vì đã đem lại ít nhiều niềm vui cho bà con nghèo, những món quà tuy nhỏ nhưng đã giúp nhiều gia đình vơi đi phần nào khó khăn trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm