TIN TỨC

Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-07-20 23:55:25
mail facebook google pos stwis
1328 lượt xem

Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.

 

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn

Thử nhìn vào danh sách những nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật mới đây, có lẽ công chúng sẽ hiểu hơn về vị trí quan trọng của thơ phổ nhạc. Trong 21 nhạc sĩ vừa được nhận Giải thưởng Nhà nước, có ba người làm công việc nghiên cứu là Tạ Khắc Kế, Nguyễn Thụy Kha, Dương Hồng Từ, và có ba người chuyên thể loại giao hưởng, hợp xướng là Lê Hàm, Võ Đăng Tín, Đặng Văn Bông. Còn lại 15 nhạc sĩ sáng tác ca khúc thì có 10 nhạc sĩ được vinh danh với những tác phẩm phổ thơ. Nghĩa là tỷ lệ thơ phổ nhạc đã chiếm 2/3 trong bảng vàng thành tích của các nhạc sĩ sáng tác ca khúc ở Giải thưởng Nhà nước năm nay.

Nhà thơ Trịnh Công Lộc, tác giả bài thơ “Mộ gió”.

Nói có sách mách có chứng, xin thử liệt kê. Thứ nhất, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn với ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình” phổ từ thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Thứ hai, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo với ca khúc “Em đi giữa biển vàng” phổ thơ Nguyễn Khoa Đăng, ca khúc “Đi học” phổ thơ Minh Chính và ca khúc “Bàn tay mẹ” phổ thơ Tạ Hữu Yên. Thứ ba, nhạc sĩ Đoàn Bổng với ca khúc “Dòng sông quê anh, dòng sông quê em” phổ thơ Lai Vu và ca khúc “Hát về Người” phổ thơ Phạm Hổ. Thứ tư, nhạc sĩ Nguyễn Duy Thái với ca khúc “Mùa xuân” phổ thơ Hà Thúc Quả. Thứ năm, nhạc sĩ Nguyễn Khánh Vinh với ca khúc “Tia nắng, hạt mưa” phổ thơ Lệ Bình.

Thứ sáu, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩ với ca khúc “Điệu ru mặt trời” phổ thơ Hồ Minh. Thứ bảy, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai với ca khúc “Xe ta ơi lên đường” phổ thơ Huy Cận, ca khúc “Huế tình yêu của tôi” phổ thơ Đỗ Thị Thanh Bình và ca khúc “Nơi ấy điểm hẹn” phổ thơ Hải Như. Thứ tám, nhạc sĩ Đỗ Hòa An với ca khúc “Mặt trời trên Khuê Văn Các” phổ thơ Thi Sảnh và ca khúc “Mộ gió” phổ thơ Trịnh Công Lộc.

Thứ chín, nhạc sĩ Võ Vang với ca khúc “Nơi mặt trăng mặt trời gặp nhau” phổ thơ Lò Ngân Sủn, ca khúc “Biển trời linh thiêng” phổ thơ Nguyễn Nha Cao và ca khúc “Ngẫu hứng Huế” phổ thơ Triệu Nguyên Phong. Thứ mười, nhạc sĩ Lê Đăng Vệ với ca khúc “Bên mộ chiến sĩ vô danh” phổ thơ Vưsotky và ca khúc “Bài ca Tổ quốc” phổ thơ Trương Thiếu Huyền.

Trong số những nhà thơ được đứng tên “đồng tác giả” với các nhạc sĩ vừa nhận Giải thưởng Nhà nước kể trên, có người còn sống và có người đã mất. Và cũng ai dám chắc, các nhà thơ hoặc thân nhân của họ có biết đến cuộc vinh danh ấy không. Bởi lẽ, nếu các nhạc sĩ chọn cách im lặng hoặc cách lãng quên thì đóng góp của các nhà thơ trở nên mờ mịt. Thôi thì phân bua giúp nhau, rằng bây giờ cơm áo bận rộn, chẳng ai chu toàn được mọi ứng xử trên đời. Đôi khi tâm hồn bay lượn theo giai điệu bổng trầm hút xa mà các nhạc sĩ cũng không chú ý vấn đề bản quyền, cũng không nên trách giận.

Trong số 10 nhạc sĩ có thơ phổ nhạc vừa được Giải thưởng Nhà nước, không thể không chú ý đến nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn. Vì sao, vì nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn không chỉ là Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh mà còn là đương kim Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Khi chính thức đón nhận Giải thưởng Nhà nước, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn bày tỏ: “Điều hạnh phúc của tôi là cho đến giờ này, ca khúc đã đi vào đời sống xã hội ở các vùng miền trong nước và quốc tế. Đặc biệt, ca khúc như ăn vào máu của các chiến sĩ hải đảo. Tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước, Hội đồng các cấp đã bỏ phiếu cho “Tổ quốc gọi tên mình“. Và đến hôm nay được tin ca khúc được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật thì đó là vinh dự lớn lao của tôi. Tôi cũng cảm ơn tác giả phần lời của ca khúc đã cho tôi cảm hứng để ra đời một tác phẩm trọn vẹn”.

Những lời thổ lộ trên của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn dẫu dài dẫu ngắn thì may quá, cũng có nhắc đến “tác giả phần lời”. Bởi lẽ, có không ít nhạc sĩ coi việc phổ nhạc một bài thơ như là thái độ ban ơn cho nhà thơ. Sau khi ca khúc ra đời thì họ xem như thuộc quyền sở hữu của họ hoàn toàn, mà không đoái hoài gì đến người đã viết ra những câu thơ để họ phổ nhạc. Đây là một hành vi không mấy đẹp đẽ, cần phải thay đổi.

Các nhạc sĩ được Giải thưởng Nhà nước có gọi điện thông báo cho nhà thơ hay phân chia tiền thưởng với nhà thơ không? Đợt trao giải năm nay thì chưa rõ, nhưng mấy đợt trao giải trước thì rất đáng buồn. Qua một thăm dò nho nhỏ, thì hầu hết các nhà thơ có thơ phổ nhạc được Giải thưởng Nhà nước đều không nhận được chút “bổng lộc” gì. Ví dụ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng được Giải thưởng Nhà nước năm 2007 với ca khúc “Thời hoa đỏ” phổ từ thơ Thanh Tùng. Thế nhưng, dù lúc ấy nhà thơ Thanh Tùng còn tại thế và có ý mong ngóng được chia sẻ niềm vui, nhưng chờ đợi mỏi mòn cũng chả thấy tin tức gì từ nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng. Sao lại khó hiểu đến mức ấy nhỉ? Có phải tại vì bài thơ vô cớ rơi rơi như cánh phượng bên đường nên sau khi vinh quanh về tay nhạc sĩ thì nhà thơ càng thấm thía “hoa đặt vào lòng ta những vệt đỏ, như vết xước của trái tim”?

Nhà thơ Thanh Tùng, tác giả bài thơ “Thời hoa đỏ”.

Xung quanh câu chuyện thơ phổ nhạc, có lẽ cần phải có cái nhìn sòng phẳng hơn giữa nhà thơ và nhạc sĩ. Nếu nhạc sĩ dùng ca khúc phổ thơ để được Giải thưởng Nhà nước thì tại sao các nhà thơ lại chịu cảnh hẩm hiu trong bóng tối? Ở đây, phải xin lỗi để phơi bày một sự thật, có nhiều ca khúc chỉ có giá trị ở lời hát chưng cất từ bài thơ thôi, còn phần giai điệu thì chỉ nằm ở dạng thường thường bậc trung. Ngay cả bản quyền ca khúc, cũng chi trả rõ ràng giữa phần thơ và phần nhạc, thì tại sao giải thưởng vẫn chỉ xưng tụng nhạc sĩ?

Có thể lấy một trường hợp để cùng suy ngẫm. Bài thơ “Mộ gió” của nhà thơ Trịnh Công Lộc được khá nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó có nhạc sĩ Vũ Thiết và nhạc sĩ Đỗ Hòa An. Với ca khúc “Mộ gió“, nhạc sĩ Vũ Thiết được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2017 và nhạc sĩ Đỗ Hòa An được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2022. Vậy thì, câu hỏi đặt ra, nhà thơ Trịnh Công Lộc có thể dùng bài thơ “Mộ gió” để xin xét tặng Giải thưởng Nhà nước ở lĩnh vực văn học không? Một bài thơ góp phần mang lại Giải thưởng Nhà nước cho hai nhạc sĩ, mà lại không có giá trị gì cho sự nghiệp của một nhà thơ chăng?

Chỉ cần có chút hiểu biết về văn học nghệ thuật, sẽ dễ dàng nhận ra nhiều bài thơ được phổ nhạc đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Đáng tiếc, vinh quang chỉ thuộc về nhạc sĩ, còn nhà thơ thì khuất lấp buồn thương. Nếu nhà thơ không cho phép phổ nhạc, thì kết quả sẽ ra sao nhỉ? Hơi rắc rối đấy.

Rất hiếm nhạc sĩ lừng danh nào ở Việt Nam cả cuộc đời không phổ thơ. Nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) được ca ngợi là “phù thủy phổ thơ”, từng thổ lộ: “Phổ nhạc vào thơ là hát những bài thơ đó lên, theo lối của tôi. Lý do tôi thích phổ thơ cũng rất là giản dị, trước hết, tôi yêu thơ từ ngày còn bé. Lớn lên, tôi có nhiều bạn là thi sĩ làm thơ hay và làm cho tôi càng yêu thơ hơn lên”. Thế nhưng, có vài nhạc sĩ phổ thơ lại đong đưa ghi chú “phỏng thơ” hoặc “ý thơ”. Buồn cười hơn, rõ ràng là ca khúc phổ từ thơ người khác, nhưng các nhạc sĩ khi nói về tác phẩm lại vòng vo rằng tôi đã cảm hứng nọ kia mà không chịu bắt đầu bằng ngữ cảnh đã tiếp xúc với bài thơ như thế nào.

TUY HÒA/ VNCA

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phi hư cấu
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 27 tháng 8/2024
Xem thêm
Chuyện Làng Văn và... người văn
Nguồn: Mục Góc nhìn của Tạp chí Sông Lam.
Xem thêm
Nét văn hóa độc đáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi đầu sự nghiệp chính trị từ việc làm báo. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp ngành ngữ văn, ông về làm báo tại tạp chí Cộng sản (trước đây là tạp chí Học tập) - cơ quan lý luận của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đào tạo cơ bản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của Đảng và nhà nước, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của TBT Nguyễn Phú Trọng đậm dấu ấn văn hoá từ quan điểm chính trị đến mối quan hệ giữa con người với con người.
Xem thêm
Kỷ niệm sâu sắc với Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP gửi cho Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Công và tội của việc khen sách
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 29, ngày 20/7/2024.
Xem thêm
Thích Minh Tuệ: Thức tỉnh mê trầm - Góc nhìn văn học
Những ngày gần đây, có vẻ như Phật giáo đang rơi vào cơn bão của sự khủng hoảng truyền thông, con người lạc vào mê trận niềm tin tín ngưỡng ồn ã đa chiều, mặc dù trước đây, Phật giáo cũng đã từng gây ra tranh cãi trong cộng đồng phật tử từ câu chuyện một vài sư thầy giảng đạo đi ngược lại tinh thần nhà Phật, gieo rắc những bài thuyết giảng tà kiến hù dọa con người, đã không ít lần dư luận lên án và bức xúc, nhưng nó giống như một con sóng dồn dập rồi tan vào cát, tiếp nối, kéo dài làm người ta trở nên chán ngán đến dửng dưng, nhưng thường khi điều gì vụt lên quá cao hoặc rơi xuống đáy sâu thì sẽ có một sự việc, hiện tượng làm cho nó đảo chiều ngược lại.
Xem thêm
Chúng ta học gì từ sư Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi...
Xem thêm
Làm mới Truyện Kiều
Truyện ngắn “Mây bồng” tác giả Nguyễn Trường in Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 18+19, ra ngày 30/4/2022 đặt ra vấn đề bảo tồn Truyện Kiều trong xã hội phát triển.
Xem thêm
Có duyên gặp Thích Minh Tuệ - Góc nhìn văn học
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều “nan đề” như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành kiểu doanh nghiệp với “doanh thu” không bao giờ được công bố. Sự kiện pháp hội được tổ chức rình rang bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục đem theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu về tiêu riêng là xong…
Xem thêm
Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách
Bài viết của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ số 19/2024
Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm