TIN TỨC

Tiếng nói giàu trực cảm từ “Phút bù giờ”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-08 15:46:49
mail facebook google pos stwis
2511 lượt xem

HOÀNG THỤY ANH

Cầm trên tay tập thơ “Phút bù giờ”, tôi thấy Minh Đan rất “đặc biệt” trong cách đặt nhan đề. Trước đây là “Phút 89”, hiện tại là “Phút bù giờ”. “Phút 89” là nước rút rồi. Vậy “Phút bù giờ”, Minh Đan có gì mới? Có lật được tình huống mà chị đã từng thử thách mình không?

“Phút bù giờ” có 5 phần: Khâu múi nhớ, Phố trôi, Ghi chép vụn vặt mùa covid, Nước mắt xé trời, Lương tâm cô đơn. Từ những bi kịch, day dứt bên trong đến những éo le, khổ ải của cuộc thế đều dự phần làm nên chất thơ riêng của Minh Đan. Chị lặn sâu vào con chữ, lặn sâu vào thăm thẳm bể đời, không phải tham vọng chứng minh sự hiện diện của một chủ thể đa bản ngã mà chỉ mong đủ “hát khẽ cho riêng mình nghe”. Vì thế, thơ như là những lời tâm tình thủ thỉ. Mạch cảm xúc nối tiếp nhau hình thành nên kết cấu tự sự, kể chuyện, trần tình.

1. Người phụ nữ thể nghiệm với chính mình

Trước hết, thơ Minh Đan là tiếng nói riêng tư với những trạng thái, cảm xúc chông chênh, đầy mâu thuẫn, nhưng dám nói, dám thổ lộ, dám đấu tranh cho khát vọng tình yêu cũng như những nhu cầu hết sức bản năng của bất cứ người phụ nữ nào. Người phụ nữ trong thơ chị luôn sẵn sàng đi đến tột cùng bản thể dẫu phải trả giá mấy trăm lần khổ đau, dẫu phải nhọc nhằn tự khâu vá những vết thương, bởi một lý do hết sức táo bạo: sự thể nghiệm. Không chỉ thể nghiệm ở sự chia li, bị dối lừa mà còn thể nghiệm bằng chính thân xác của mình trong trò chơi của đàn ông. Người đàn bà thơ chị không giấu nhẹm nỗi đau, nỗi cô đơn, ngược lại, phản ứng/kháng, chấp nhận đối mặt để tự làm một cuộc thể nghiệm với chính mình. Bản nguyên nữ, do đó, khẳng định căn cước nổi loạn thơ chị: “bao lần khiêu vũ trong mưa/ tự nâng bước mình qua ngày giông gió/ thăng hoa với cô đơn” (em đàn bà… không cần tình nhân). Và cái nhân vị nữ giới thơ chị trọn vẹn hơn khi quăng quật trong vô biên nỗi đau: “cô đơn đóng khung chật cứng”, “đêm giăng đầy tim em”, “đếm tháng ngày méo tròn dằng dặc”.

2. Người phụ nữ với nỗi đau đời

Thơ Minh Đan giàu chất thế sự. 4 phần còn lại thể hiện rất rõ những tình cảm, suy tư của chị về thân phận của trẻ em đường phố, về những tháng ngày trong vòng vây của dịch bệnh, về nước mắt xé trời miền Trung, về thân phận con người,… Âm sắc nữ quyền vẫn là chủ âm của các phần này. Ý thức phái tính thể hiện rõ qua cái tôi tự thuật giàu cảm xúc. Hay nói cách khác, những câu chuyện tự thuật đều được soi ngắm từ bên trong, từ tiếng lòng đầy yêu thương, trắc ẩn của chị. Trước những mảnh đời nhọc nhằn, trái tim chị không thôi thổn thức, bao la, rộng mở, thánh thiện: “bác sỹ thẩm mỹ bó tay/ ý nghĩ trong tôi gai nhú:/ ‘có phép thần tiên nào hóa tất cả thành cao lương?// để tôi thết đãi những đứa trẻ bên đường" (mảnh vỡ). Những sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu không cầu kì, màu mè, tấc lòng ấm áp thế nào thì cứ thế chảy ra. Có lẽ vì thế, ở bài thơ nào, cảm xúc của chị cũng trào dâng, cháy trên từng câu chữ. Giọng điệu vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ, vừa bao dung vừa riết róng, vừa sâu sắc vừa quyết liệt, xác tín một cái tôi nữ giới bản lĩnh, chân thành, giàu trực cảm cho “Phút bù giờ”.

Như vậy, phút bù giờ mà chị đặt nhan đề cho tập thơ chính là muốn nói đến những khoảnh khắc tột cùng hết lòng với bản thể, với đời. Nếu cuộc đời cho chúng ta những giây phút bù giờ quý giá thì hãy tận dụng nó để tỏa sáng, để được là chính mình. Bởi, chỉ trong sự chật hẹp, thúc bách mới thấy được giá trị thẳm sâu của nỗi đau, sức mạnh của vết thương. Và khoảnh khắc ấy đã mang đến cho chị sự tự tin và lòng kiêu hãnh hết sức nhân bản: “điều hạnh phúc nhất là/ giữ được tiếng Người/ vươn thẳng mà đi” (ý niệm).

Minh Đan bộc bạch, chọn nghiệp bút nghiên đó là nghiệp trời đày. Mà xưa nay, thơ đày thì phải đày đến kiệt cùng mới đã đành! Nhưng nhờ thế, chúng ta mới có được những câu thơ day dứt viết từ sức ép của phút bù giờ, “viết từ dòng máu nóng”.

Quả thật, Minh Đan đã “cứa máu mình chỉ để thơ rơi”.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm
Bàn về tính lý luận trong các bài giảng của thầy và bài viết của trò hiện nay
Lý luận văn học Lý luận văn học (LLVH) là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học. Lý luận văn học tồn tại như một môn học độc lập ở một số trường đại học; nó cũng là một phân môn cho sinh viên và học sinh THPT thế hệ trước. Cho dù độc lập hay là phân môn của môn Ngữ văn thì vai trò của LLVH là vô cùng lớn.
Xem thêm
“Lời của gió” - Lời của nước mắt, nụ cười
Tôi may mắn được người anh, người đồng nghiệp quý mến - Nhà thơ, Nhà báo Trần Thế Tuyển gửi bản thảo trường ca “Lời của gió” với tin nhắn giản dị, mộc mạc “Gửi chú đọc và thẩm cho anh”. Đọc thì đương nhiên rồi, nhưng không dám “thẩm”. Mấy lời sau đây tôi viết với tư cách là bạn đọc, là người em của Nhà thơ Trần Thế Tuyển.
Xem thêm
Không gian thiền tịnh và buông xả trong thơ Nguyễn Thị Sơn
Chùm thơ 4 bài: Thiền, Tịnh, Buông, Nhàn của nhà thơ Nguyễn Thị Sơn đã khái quát một không gian thơ mang tính tâm linh cho riêng mình, ở đó mỗi bài đều chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm trạng và trải nghiệm của con người. Những bài thơ này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa thiên nhiên và tâm hồn. Mỗi bài thơ là một khía cạnh khác nhau của sự tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong cuộc sống.
Xem thêm