TIN TỨC

Trương Gia Hòa viết về những kỷ niệm thơm tho

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-06-13 09:01:39
mail facebook google pos stwis
1470 lượt xem

LÂM HẠNH

Nếu tìm một cây viết đem lại cho người đọc những cảm xúc yên lành, mà không nhàm chán, thì Trương Gia Hòa là một cái tên xứng đáng được nhắc đến. Bởi, đọc thơ hoặc tản văn của chị, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nụ cười hạnh phúc hoặcgiọng điệu đầy tinh nghịch...

Trương Gia Hòa nhìn muôn mặt của cuộc sống để rồi chuyển tải thành những miêu tả thật tinh tế. Một trong những ví dụ về sự tinh tế ấy là tản văn Những chiếc lá thơm tho đã được chọn  vào sách Ngữ văn 8, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo.

Tản văn này từng in trong tập Sài Gòn thềm xưa nắng rụng và tập Đêm nay con có mơ không? của Trương Gia Hòa.

Từ tuổi thơ êm đềm

Đọc những trích đoạn trong Ngữ văn 8, học sinh sẽ bắt gặp tình cảm gia đình đằm thắm trong suốt tuổi thơ trong lành của tác giả và tất nhiên đã trở thành kỷ niệm quý giá. Trương Gia Hòamay mắn khi được cất giữ được các kỷ niệm đẹp như hình ảnh bà nội ngồi phơi lá tràm (khuynh diệp) trong dáng điệu buồn để chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa người bạn đời đến cõi thiên thu.


Nhà văn Trương Gia Hòa

Có bà nội là có cả một gia tài. Chỉ với cây lá quanh nhà, bà đã “biến hóa” thành một thế giới thần tiên quanh cô cháu nhỏ bằng tình yêu thương vô bờ. Ở đó, lá dừa, lá cau, lá xoài… đều biến thành đồ chơi, đàn cào cào, chim sẻ, chiếc lồng đèn… Rồi các loại lá xông từ bà đã giúp cô cháu nhỏ đi qua bao cơn bệnh, vì tác dụng của lá, dĩ nhiên, còn vì cả công sức của bà.

Tấm lòng của bà thơm trong những chiếc lá thơm tho. Luôn thơm suốt những dặm dài trong bước chân từng ngày của đứa cháu nhỏ.

Trương Gia Hòa tâm sự: “Tôi viết tản văn này trong nỗi nhớ ông bà và bằng cả nỗi tủi thân khi thấy mình khá bơ vơ. Hai ngày sau khi tôi viết xong Những chiếc lá thơm tho, mẹ tôi từ quê lên thăm. Tôi đọc cho bà nghe, vừa đọc vừa khóc”.


Một trang trong "Ngữ văn 8", tập 1, bộ Chân trời sáng tạo.

Cái bơ vơ mà chị nói là cảm giác bắt buộc phải gặp trên hành trình trưởng thành của mỗi người, nên khi đọc bản đầy đủ ta bắt gặp một chút chạnh lòng: "Đời người ngắn ngủi, nhưng hành trình thiên thu chắc là dài, có ai lo cho tôi thơm tho, có ai lo cho tôi êm ái". Nhưng ngay sau đó, chị đã trở lại với những hy vọng mạnh mẽ luôn có trong mình: "Mỗi khi cầm chiếc lá bồ đề để ngước nhìn mặt trời, tôi thấy mình như bé lại, bé tí như hạt đậu chờ ngày nảy mầm".

Khi đọc các tản văn của Trương Gia Hòa, ta thấy hiện ra bao nhiêu con người thú vị nữa, chứ không chỉ bà nội. Ở tản văn Nhớ người, khi vết thương cứ mãi không lành, độc giả lại gặp nhân vật ông nội cùng một kỷ niệm khác không kém phần đẹp đẽ. Ông nội tác giả là một người thợ mộc lành nghề, đã khẳng định được tên tuổi với những món đồ tinh xảo. Tác phẩm cuối cùng của ông là cặp quan tài long phụng được chuẩn bị cho chính ông và bà. Hai vợ chồng già lo lắng cho nhau đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình, coi như hạnh phúc đủ đầy. Ba chị, mẹ chị, con trai và anh em ruột thịt hoặc họ hàng… được Trương Gia Hòa soi ngắm và nhắc tới trong những tác phẩm của mình ở những góc thú vị và tình cảm nhất của họ. Tình cờ đọc thấy, nếu độc giả tò mò hỏi về nhân vật trong đó, sẽ nghe chị kể vô số thứ hay ho, rồi cảm thán: "Tôi thương kinh khủng!".


 Trương Gia Hòa và ba - người thầy văn chương đầu tiên.

Đến chút xíu… cũng thành chuyện

Trương Gia Hòa có thói quen nhìn thấy thứ gì ấn tượng sẽ tỉ mỉ kể lại cho mọi người. Chị nghe mọi loại tin tức và bàn về chúng.

Chuyện nhỏ tí ti như tin đảo Lý Sơn có điện, nghe rồi cho qua chứ ít ai ngẫm nghĩ, vậy mà từ một tin tức nhỏ chị dông dài về điện, rồi đi ngược về quá khứ với ông nội - người chơi đùa với những cây đèn dầu; và chú - người đã thay thế ông nội làm cây đèn dầu trong đám tang của bà.

Chỉ một dòng chữ "coi chừng chó dữ" được treo trước nhà hàng xóm và sau đó người em trai bị cắn cũng khiến chị nghĩ "vẩn vơ" về đời, về "con chó dữ" có sẵn trong lòng chúng ta.

Không chỉ thấy điều ấy ở những tập tản văn đã in, độc giả cũng sẽ bắt gặp những mẩu nhỏ về chuyện này chuyện kia, khi thì cảm động khi thì buồn cười, nếu có dịp lang thang trên trang Facebook của Trương Gia Hòa.


Ba mẹ, Trường Gia Hoà và con trai.

Mới đây, chị kể chuyện gặp người đàn ông lặng lẽ đứng từ xa tiễn đưa bạn ở một trung tâm hỏa táng, với câu cuối: "Chắc là người mất sẽ thấu tỏ, một người bạn 53 năm chưa gặp lại đang day dứt khóc mình, đang lẻ loi trong cái nóng rát bỏng của trời đất, của đời người".

Rồi tiếp đó, ở một dòng trạng thái khác, rất buồn cười, chị khoe ảnh và viết: "Mấy bữa nay cơ thể đổ mồ hôi nhiều quá, hoang mang đi gặp bác sĩ mới biết mình bị bịnh nghèo chớ hong có gì nghiêm trọng", nhân khi trời nóng đến gần 40 độ C.

Thường chúng ta hay bỏ quên thói quen để ý người thân của mình, càng gần càng khó thấy, nhưng Trương Gia Hòa thì khác, chị nhớ từng chuyện một, từ hồi xưa lắc tới giờ. Hỏi chị quan sát người thân là sở thích bẩm sinh, hay vì nhà chị toàn người thú vị, chị trả lời gọn trơn: "Chắc vì thương và cũng chắc vì tôi hên, có ông nội, bác, ba, chú… đều nhẹ nhàng, khéo léo, hiền lành, dí dỏm". Dĩ nhiên, Trương Gia Hòa cũng "lãnh đủ" bộ gen ấy - không thể khác. Vậy nên, những điều có trong mã gen ấy khi hóa thành văn chương có thể buồn sâu thẳm, có thể vui, có thể giật mình thảng thốt, nhưng không lạnh lùng, cay đắng, hoặc thù hằn.


Tản văn "Sài Gòn thềm xưa nắng rụng"

Và chữ nghĩa đằm thắm

Với văn chương và báo chí, Trương Gia Hòa lặng lẽ viết, với xuất bản, chị lặng lẽ chăm sóc từng bản thảo và chẳng có tham vọng chứng minh điều gì. Mọi thứ sẽ được bày ra rõ ràng trên các con chữ. Chữ nghĩa của chị cũng vậy, giản dị và đằm thắm. Kiểu rổn rảng, véo von không hợp với tạng của chị.

Thế nhưng lạ thay, chị lại rất rộn ràng và hài hước khi ngồi với bạn bè. Chị có sẵn cái khiếu kể chuyện duyên dáng và dí dỏm tới mức bạn bè luôn muốn nghe, có khi chỉ một câu chuyện mà đòi kể đi kể lại, rồi cười.

Quen biết chị sẽ nghe ra sự dí dỏm đồng nhất giữa đời thường và trong sáng tác. Ví như hai câu thơ: "Cuối cùng em đã đứng lên/Cong môi tuyên bố vùi chôn cuộc tình". Nếu chơi vớichị sẽ hiểu đây rõ ràng là lối làm bộ cong cớn, bông đùa quen thuộc.


Tạp văn "Đêm nay con có mơ không?"

Còn trong cảm xúc miên man về người bà đáng kính, thì đây là dòng pha vào sự hóm hỉnh, không cố tình: "Nội không mãi mãi ngồi đó nhìn mình mặc cái quần jeans ôm sát hai ống chân rồi tưởng tượng, rủi mà có con kiến nó chui vô thì cách gì mà bắt nó ra".

Trương Gia Hòa là vậy! Rất nhiều thứ thú vị ẩn phía trong mà phải chịu quan sát mới thấy, như cái cách mà chị quan sát những người xung quanh mình để tìm ra điều ấy.

Chị đầy nữ tính, ngẫm nghĩ về phụ nữ rất nhiều, nhưng chẳng bao giờ lớn tiếng nói về nữ quyền. Chị suy tư, bàn luận về những vấn đề thời sự xã hội, nhưng chẳng bao giờ lên tiếng với giọng điệu gay gắt, bất mãn…

Văn chương với Trương Gia Hòa: "Là một niềm an ủi, nhưng có lẽ là một phần của số phận - chẳng thể khác đi" - lời của chị - "Tôi suy nghĩ nhiều lắm về việc nếu ngày xưa mình lựa chọn như chúng bạn, học kinh tế, bách khoa hay gì gì đó, thì cuộc đời mình sẽ ra sao? Hẳn là khác sẽ khác, nhưng vì tôi vẫn còn thương những vết sẹo, những khốn khó trong tâm hồn mình nên nếu phải lựa chọn lại, chắc sẽ là con đường ấy thôi, để được là mình, được chơi với chữ, được làm việc với sách vở".

Còn trong cảm xúc miên man về người bà đáng kính, thì đây là dòng pha vào sự hóm hỉnh, không cố tình: "Nội không mãi mãi ngồi đó nhìn mình mặc cái quần jeans ôm sát hai ống chân rồi tưởng tượng, rủi mà có con kiến nó chui vô thì cách gì mà bắt nó ra".

Trương Gia Hòa là vậy! Rất nhiều thứ thú vị ẩn phía trong mà phải chịu quan sát mới thấy, như cái cách mà chị quan sát những người xung quanh mình để tìm ra điều ấy.

Chị đầy nữ tính, ngẫm nghĩ về phụ nữ rất nhiều, nhưng chẳng bao giờ lớn tiếng nói về nữ quyền. Chị suy tư, bàn luận về những vấn đề thời sự xã hội, nhưng chẳng bao giờ lên tiếng với giọng điệu gay gắt, bất mãn…

Văn chương với Trương Gia Hòa: "Là một niềm an ủi, nhưng có lẽ là một phần của số phận - chẳng thể khác đi" - lời của chị - "Tôi suy nghĩ nhiều lắm về việc nếu ngày xưa mình lựa chọn như chúng bạn, học kinh tế, bách khoa hay gì gì đó, thì cuộc đời mình sẽ ra sao? Hẳn là khác sẽ khác, nhưng vì tôi vẫn còn thương những vết sẹo, những khốn khó trong tâm hồn mình nên nếu phải lựa chọn lại, chắc sẽ là con đường ấy thôi, để được là mình, được chơi với chữ, được làm việc với sách vở".

Đang dành thời gian cho viết
Trương Gia Hòa sinh năm 1975 tại Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP.HCM. Từng là biên tập viên cho một số nhà xuất bản và các báo Sài Gòn tiếp thị, Pháp luật TP.HCM…Hiện chị sáng tác tự do.
Từng xuất bản Sóng sánh mẹ và anh (tập thơ), Đêm nay con có mơ không? (tạp văn, Tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM năm 2017), Sài Gòn thêm xưa nắng rụng (tản văn),Sài Gòn hít chậm thở sâu (tản văn)…

Nguồn: ttps://thethaovanhoa.vn/gap-lai-cac-tac-gia-duoc-dua-vao-sach-giao-khoa

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Gia Bảo: Văn học thiếu nhi nuôi một đời vui
Bài viết của Tống Phước Bảo trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
Thắp nỗi vắng xa bập bùng từng con chữ
Bài của Lê Thiếu Nhơn trên Văn nghệ Công an.
Xem thêm
“80 gương mặt Văn nghệ sĩ Quân đội” Chất lính trong những tâm hồn mơ mộng
80 con người, 80 gương mặt là 80 cá tính khác nhau. Thế nhưng ở họ có hai điểm giao rất độc đáo, đó là màu áo xanh của người lính và tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật và cái đẹp.
Xem thêm
Nhà văn Nam Cao trong thoáng cười lặng lẽ
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. HCM số Xuân Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Có một người Ninh Bình di cư
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng về nhà văn Hoàng Phương Nhâm
Xem thêm
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm - Những kỷ niệm khó quên
Tôi được gặp nhà văn Đỗ Viết Nghiệm từ khá sớm. Đó là Trại viết Đồ Sơn năm 1996. Khi đó tôi đang là binh nhất học ở Trường Lái xe 255 - Tổng cục Kỹ thuật được nhà văn Khuất Quang Thụy đi xe máy lên Sơn Tây làm việc với Ban Giám hiệu để tôi được đi dự Trại viết...
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà thơ Xuân Sách
Trong những thăng trầm mỗi nhà văn nếm trải mỗi người mỗi vẻ ấy, tôi luôn có suy nghĩ rằng, nhà thơ Xuân Sách đã nếm trải nỗi buồn, có những lúc như là sự cơ hàn và cả sự thất vọng ở một tình thế khác người. Và ông đã tự vượt qua. Và ông cầm bút viết ra những bài thơ, những trang văn, theo tôi không ít trang sâu sắc và bình dị. Để rồi, khi sau này dành thời gian viết những bài thơ chân dung các nhà văn, chất lượng và tâm huyết ở thời kỳ mới, đã dường như gây ra những nỗi buồn cho người viết chăng? Tôi vẫn nghĩ chưa có sự công bằng cho các bài thơ chân dung của ông, và về phía cá nhân, tư cách người viết văn, tôi mong muốn các tác phẩm ấy được hiểu một cách bình đẳng. Chúng ta nên tự nâng mình trong sự hiểu và cho phép hiểu mọi tác phẩm văn học nghệ thuật, miễn là phục vụ sự tiến bộ của xã hội loài người, trong đó có những văn nghệ sĩ, để chúng ta, khi viết về nhau một cách bình thường, cũng là chuyện bình thường. Những khuyết điểm, kể cả sự non yếu, ấu trĩ về chính trị của người viết, đương nhiên nó sẽ tự đào thải, thời gian và sự tinh tường của độc giả đích thực sẽ biết giải quyết êm thấm một cách công bằng những điều ấy.​
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền: Một dòng sông lặng trầm, xoáy xiết
Nhà thơ Quang Chuyền sinh năm 1944 tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Từng công tác tại Hội Văn nghệ Việt Bắc. Phó Tổng Biên tập Báo Thông tin. Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 596 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc). Hiện sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đã in các tập thơ: Đường qua kỷ niệm, Chùm quả đầu mùa, Khoảng cuối mùa thu, Hạt giống chim gieo, Lặng thầm, Mắt đêm, Khát, Trở lại cánh rừng, Sông gọi, Chiều đi qua cửa, Lục bát không mùa…
Xem thêm
Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa
Chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết của Nguyên Hùng về tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân của Phan Thị Nguyệt Hồng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm