TIN TỨC
  • Bút ký - Tạp văn
  • Từ chiến trường đến trại tù Côn Đảo: Người chiến sĩ quân báo khi về lại đời thường

Từ chiến trường đến trại tù Côn Đảo: Người chiến sĩ quân báo khi về lại đời thường

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-04-05 10:13:11
mail facebook google pos stwis
1337 lượt xem

CUỘC THI "ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA"

PHẠM BÁ NHIỄU

Chuyến đi về TP Bạc Liêu thăm bạn tù Côn Đảo, tôi may mắn được đi cùng bác Nguyễn Văn Ẩn, thương binh hạng 4/4 ở Hội CCB P. Tân Quy - Quận 7, để đến thăm một bạn tù Côn Đảo - bác Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Hội CCB tỉnh Bạc Liêu. Đó là 2 bạn tù cùng 6-7 năm liền ở Trại tù Côn Đảo. Cả 2 đều là thương binh nặng, từng ở các trại tù ác nghiệt nhất nhiều năm liền tại nhà lao Côn Đảo - Trại A.6 và Trại A.7 (các trại cấm cố) mà không hề biết khuất phục những trận đòn thù chí tự tại Côn Đảo.

 Người tù A.7 CCB Nguyễn Văn Ẩn (thứ 2 trái qua) thăm lại chiến trường xưa Cà Mau  -Ảnh: PBN.

Những người tù Côn Đảo không hề khuất phục

Khi gặp lại bạn tù qua bao năm, mà hai người cùng giam giữ tại Côn Đảo - Trại A.7, mà hai người đều không giấu niềm xúc động. Bác Huỳnh Đảm cho hay, Côn Đảo 50 năm trước, các dãy nhà tù đều bị mốc meo, cây cối trong các dãy tù thì ít, mà trời khi nắng lên cứ chỗ nào cũng hầm hập, cái nóng kinh  người trong mỗi trại tù, song lính ngụy canh gác không hề rời nữa mét khi các anh ra sân hay khi tù nhân đi đổ rác... tất tần tật đủ 24/24 giờ, mỗi trại giam đều có lính canh đầy đủ. Bác Huỳnh Đảm khi đó là giao liên mật của Cục hậu cần Quân Khu 9, bị địch bắt đày ra Côn Đảo 7 năm liền, còn bác Nguyễn Văn Ẩn là chiến sĩ quân báo theo dõi diễn biến tình hình địch tại chiến trường miền Trung địa bàn Quân khu 5, và khi bị lộ,  địch bắt giam tháng 12 năm 1970, sau đó xét xử và đày ra Côn Đảo vào trại cầm cố A.6, sau sang trại A.7. 

Bác Ẩn kể chúng tôi biết, ngày đó trong tù khu Trại cấm cố thời Mỹ là nơi chúng canh giữ rất cẩn mật, đề phòng tù nhân ta trốn trại. Đó là hai dãy chuồng tù, làm hai hàng dài cả mấy chục mét dọc căn nhà, phía trên có hàng kẽm lưới B40 trãi hết trại, để khi tù nhân chống đối, chúng dễ cho cả nắm bột vôi... trừng trị tù nhân.

Bác Huỳnh Đảm kể thêm, trong đời tù cấm cố, hễ chúng biết là những người lính hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng nào, là chúng cho nhốt vô đây, để khỏi hòng ra thoát trại. Trại cấm cố được anh em tù mệnh danh như loại chuồng cọp thời Pháp, mà anh em bạn tù quen gọi là chuồng cọp Mỹ (tức là 2 thời thực dân chiếm giữ Đảo, đều dung những trại này để tra tấn tù nhân yêu nước). Với chuồng cọp thời Pháp, là một căn nhà khoảng 6 x 10 mét nằm riêng, khi thả tù nhân vào, chúng bỏ phân bò lên ngập nữa chân người, có khi người tù mà chúng biết là nhân vật thật quan được trọng của Cộng sản, thì chúng cho phân bò gần đến nữa người, rồi đẩy tù nhân vào đó - bác Trần Trọng Tân (Hai Tân), có lần khi sinh hoạt chi bộ với chúng tôi tại Ban Tuyên giáo Thành ủy, cho biết - nơi mà bác Hai Tân đã ngấm vào đó cả mấy tuần lễ liền, chỉ ngữi mùi phân bò thối nồng nặc hằng ngày.

Còn đối với Trại cấm cố dưới thời đế quốc Mỹ (trại A.7) là một dãy nhà tù dài khoảng 20 phòng/mỗi bên. Chúng nhốt tù nhân vào đó chỉ vẽn vẹn trong mỗi phòng rộng 1,5 X 3 mét mà không cho tù nhân nào được ngoi đầu lên, hay thoát ra khỏi 4 bức tường để thở. Điều mà chúng muốn, là hầu như chúng cố không cho tù nhân cựa quậy, chứ đừng nói đến giao lưu với ai hay làm được cái gì trong trại tù A.7. Khi có biến động chính trị, tù nhân phản ứng, thì chúng cho lính gác đứng lên gác trên đầu tù nhân, tung cả nhiều nắm vôi bột cay xé mắt, hay cả xô nước bẩn giội xuống... mà chúng muốn làm cho tù nhân sống chết sao mặc kệ. Trong trại A.6 và trại A.7, mỗi tù nhân một ngày chỉ được dùng đúng 1 ly (loại ¼ lít) nước sạch, còn muốn có nữa người tù nhân nào khát nước thì chỉ có lấy nước tiểu trong người mình vừa tiểu ra... mà uống. Điều hết sức dã man của hai tại Trại cấm cố trại A.6 và trại A.7 là thế - bác Huỳnh Đảm nhấn mạnh.

Thế nhưng, suốt những năm tháng dài, cả hai bạn tù tri kỹ của 2 miền Nam - miền Trung, bác Huỳnh Đảm và Nguyễn Văn Ẩn đã trụ tại đây hàng 6-7 năm liền (bác Huỳnh Đảm 7 năm), mà không ai sa ngã hay không người tù nào khai ra các bí mật gì của đơn vị. Cho đến ngày Hiệp định Paris ký kết tháng 01/1973, sau 1 năm chúng mới cho bộ đội ta ra đảo để đón các ông được trở về đất liền.

Tại Trại cấm cố, có những chuyện bây giờ anh em kể lại, mà bác Nguyễn Văn Ẩn thì không muốn anh em nhắc nhiều đến mình, đó là hành động tự mổ bụng mình để cực kỳ phản đối chính sách hà khắc đối với người tù của trại tù Côn Đảo.

Vào một sáng ngày hè 1973, người tù chiến sĩ quân báo Nguyễn Văn Ẩn cùng anh em bạn tù cùng đứng lên hô to phản đối chính sách hà khắc của bọn trại tù đang áp dụng những chính sách thời trung cổ với tù nhân; đấu tranh chống chào cờ Việt Nam Cộng hòa, thực hiện dân sinh, dân chủ cho tù nhân... Và chính ông đã tự dùng con dao bí mật giấu trong phòng cai ngục để tự rạch bụng mình, trước bọn cai ngục, để phản đối trại tù A.7. Suốt 23 ngày liền cuối năm 1973, các tù nhân trại A7 và cùng nhiều trại khác đã đấu tranh không khoan nhượng với bọn cai ngục tại Côn Lôn, buộc chúng sau đó phải chấp nhận những yêu sách của tù nhân.

Chủ ngục tù Côn Đảo vào lúc đó là Trung tá Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Vệ (từ 1973-1975). Hắn ta luôn ra lệnh cho bọn cai ngục sẵn sàng đàn áp dã man tất cả trại tù khu A.6, A.7 và các trại chuồng cọp Pháp và chuồng cọp Mỹ kế bên. Và cùng hai chiến sĩ tù nhân khác, bác Nguyễn Văn Ẩn nhờ bạn tù kế bên cho mượn lưỡi dao là thẻ bài (tức thẻ tù) mài bén một bên, được các ông cất giấu bí mật. Ông đứng thẳng nói bọn cai ngục của trại: Tụi tao sẽ đứng lên mổ bụng của mình, để chúng bay và cả thế giới sẽ biết nhà tù đế quốc Mỹ - Việt Nam Cộng hòa đối xử tù nhân ra sao? Nói rồi tự ông lấy lưỡi bảng hiệu tù bằng thép, được các ông mài sắc bén như lưỡi dao một bên, tự đứng lên rạch phần dưới bụng của mình, máu ra xối xã, trước mặt những kẻ canh giữ trại tù...  Bọn cai ngục xin hứa sẽ cải tạo lại những chủ trương cho tù nhân ăn uống và sinh hoạt, chỉ là đấu tranh để cho mỗi một tuần bạn tù cùng nhau được ra sân tắm nắng 2 lần, mà chúng vẫn để anh em tù nhân phải đổ máu, chúng mới cho - hai bác bạn tù Côn Đảo nhắc tới chuyện đó, thật khó mà những chiến sĩ trong trại cấm cố A6,A7 có ngày nào được quên.

Vậy đó, chế độ lao tù Côn Đảo là vậy! người tù chiến sĩ quân báo Nguyễn Văn Ẩn nhắc lại chúng tôi nghe, khi lần ra đảo vào dịp tháng 4/2019 năm rồi, khi chúng tôi ra đảo tìm đến Trại cấm cố 6 và Trại 7 mà chúng đã nhốt  các ông nhiều năm trời, mới thấy sự khủng khiếp của chế độ lao tù thời đế quốc Mỹ là như thế nào, cách tra tấn thế nào, mà các cựu tù Cộng sản vẫn không một lời khai báo.

Còn chiến sĩ Nguyễn Hồng Tráng (Ba Tráng) cựu tù tại nhà tù Phú Quốc 7 năm liền từ 21/4/1966 đến 3/1973, nay ông đã 73 tuổi, nhà ở P.Phú Thuận, Quận 7-TPHCM cho tôi biết: điều mà giờ đây, tôi không thể quên sự ám ảnh thật man dã của cách tra tấn cực kỳ là man rợ, không đổ máu là dùng dây thu bắn vào hạ bộ mỗi tù nhân. Theo đó, khi chúng đến lượt tra tấn mình, chúng bắt lột hết tất cả quần áo, kể cả quần lót, rồi căng giang hai tay mà hai tên đao phủ trại tù cầm giữ chặt, sau đó, trong vòng một giờ đồng hồ, chúng lần lượt dùng dây thun, bắn vào hòn dái của mỗi người tù bộ độ ta. Mỗi lần chúng bắn như thế, dù máu không có chảy ra, nhưng sự tác động thần kinh, nhức nhỏi trong óc thì thật là kinh khủng, nó nhức lên tận đáy óc não của mình trong cả tiếng đồng hồ. Cái đau về thần kinh của người lính tù nhân bộ độ ta ở cách tra tấn này, thì trên cả thế giới chưa hề thấy ở đâu mà có như chúng đã tra tấn bộ đội ta khi lọt vào tay chúng hàng chục năm ròng.

Thế nhưng, chúng tôi những tù nhân Bộ đội Cụ Hồ, vẫn quyết không ai khai đơn vị mình ở đâu, làm gì? vì chúng biết ông là một chiến sĩ quân báo, nắm giữ nhiều thông tin quan trọng, cần phải bắt khai báo ra cho chúng - Bác Ba Tráng nói rõ.

Tôi hỏi, bác còn nhớ ai đã tra tấn bác không? Bác Ba Tráng nói, tên thượng sĩ Nhứt Nhu (quê hắn ở Đồng Tháp) là một đao phủ của loại tra tấn này. Bình thường, hắn dùng kềm nhổ răng mỗi anh em chúng tôi hàng ngày, tôi cũng bị hắn nhổ răng mất 5 cái, nhưng nhổ răng dẫu máu có ra mà còn chịu đựng được, còn khi chúng bắn dây thun vào bộ hạ của mình thì thật nhức nhối cho cả người, vì đó là nút thần kinh - bác Ba Tráng khẳng định. Lần ra Phú Quốc năm 2010, tôi may mắn được một chiến sĩ tình báo bộ đội ta giam giữ và bị tên thượng sĩ Nhứt Nhu (Trần Văn Nhu) tra tấn, đến thăm khu vườn của y trong khu vực đối diện trại tù Phú Quốc. Ông ta là người tầm thước thấp, mập, nhìn thì như người bình thường, nhưng theo các chiến sĩ tù nhân ta, thì ông ta là một tay ác độc vào lại hàng đầu thế giới của trại tù Phú Quốc. Mỗi khi ông ta tra tấn, ông ta chỉ chọn hai cách nhớ đời cho mỗi chiến sĩ ta khi đối diện lọt vào ông thượng sĩ Nhứt Nhu, là cầm kềm nhổ răng cho máu tuôn xối xã và dùng dây thun bắn vào bộ hạ từng người. Cái độc ác thế, phải nói là giữ kỷ lục của cái ác với từng chiến sĩ ta khi lọt vô Trại tù Phú Quốc. Sau năm 1975, ông về tá túc tại khu vườn rộng gần 1000m đối diện Trại tù Phú Quốc, mà bộ đội ta cho ông ta ở.

Nay khi nghĩ hưu, bác Ba Tráng lại trở về Quận 7-TPHCM, đưa vợ và 3 người con vào làm ăn, bác phụ trách Phó Ban liên lạc Hội tù kháng chiến tại Quận 7-TPHCM, con cái của bác vẫn học tập, lao động giữ thanh danh của người cha mình từng 7 năm đày đọa tại Trại tù Phú Quốc, một con trai bác hiện là Phó Chủ tịch UBND P.Phú Thuận, Quận 7.

Người tù Côn Đảo thành CCB gương mẫu làm ăn kinh tế

Sau Hiệp định Paris một năm, tháng 2/1974 CCB Nguyễn Văn Ẩn được trao trả tại Thị xã Lộc Ninh, và tổ chức đưa về căn cứ Trung ương Cục miền Nam, tiếp tục an dưỡng rồi thực hiện nhiệm vụ phân công về công tác Quân báo ở Khu 5.  

Ngày giải phóng miền Nam, bác Văn Ẩn về thăm lại TP Đà Nẵng quê mình. Hết thời gian an dưỡng và phục vụ ở cứ, ông lại về quê và được Khu ủy Khu 5 (năm 1975 - 1976) phân công về phụ trách công tác vật tư nông nghiệp cho địa bàn tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (lúc đó), là Phó Tổng giám đốc Công ty Vật tư Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT). Rồi sau đó, năm 1991 được Bộ NN-PTNT điều động vô TPHCM, tiếp tục giữ nhiệm vụ Tổng giám đốc Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản và Vận tải, chuyên trách thị trường vận tải nông sản từ miền Trung vào vùng miền Nam và ngược lại. Bác Ẩn nói vui, cũng nhờ vậy mà ông bén duyên được với cô gái Sài thành quê gốc xứ Quảng nhà tôi và rồi mua đất cất nhà cho vợ con tại Khu phố 3 - Tân Quy năm 1993.

Đảm nhiệm Tổng giám đốc Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản và Vận tải thuộc Bộ NN - PTNT hơn 15 năm liền, nên ông đều rất am hiểu và chuyên tìm đúng các nguồn vật tư nông nghiệp mà lúc này bà con nông dân miền Trung đang rất thiếu cho ruộng đồng, đưa ra thị trường TP Đà Nẵng, và tỉnh Quảng Nam lúc đó, khi bà con làm nông nghiệp còn quá thiếu thốn các nguồn vật tư nông nghiệp.  

Sau nhiều năm tham gia làm kinh tế, bác CCB Nguyễn Văn Ẩn đã xây dựng được một hệ chân rết từ TP.HCM ra các tỉnh Long An, Bình Dương, Biên Hòa, Cần Thơ... Công việc muốn hiệu quả, phải rất bận rộn. Đối với bác Ẩn, khi về P. Tân Quy, Quận 7 hoạt động Cựu Chiến binh (CCB) ông đã có dịp san sẽ cùng các CCB những việc gì Hội CCB Phường cần đến là ông không lúc nào từ chối.

Ngày Đảng, Nhà nước cho nghĩ hưu năm 1997 sau hơn 40 năm tham gia cách mạng, ông về cùng Hội CCB P.Tân Quy, năm 2000 và 10 năm liền ông đảm nhiệm Ủy viên Ban Chấp hành Hội CCB Phường, Chi hội trưởng Chi hội CCB Khu phố 2 - P.Tân Quy, Quận 7, cùng chia ngọt, sẽ ngọt với từng hội viên CCB, trong đó có gần 20 tù nhân là các chiến sĩ bộ đội ta đã từng nếm đủ các trại tù của Mỹ-ngụy.

Đến nay, đúng 70 tuổi đời, hơn 45 tuổi Đảng (ông vào Đảng ngày 10/12/1975), người lính quân báo chiến trường năm xưa và người tù trại A.6, trại A.7 - các trại cấm cố - cũng như tham gia công tác CCB hơn 30 năm nay, vẫn luôn một lòng, một ý cùng đưa trí tuệ của mình, cùng các CCB P. Tân Quy Quận 7 mãi mãi trung thành với Đảng, với Tổ quốc để phấn đấu không ngừng đưa Hội CCB vững mạnh. Với những chiến công trong ngành quân báo, ông đã được tặng Huân chương Kháng chiến Hạng 3, Bằng khen đấu tranh dũng cảm trong tù của Khu Đoàn Khu 5 - Đoàn Thanh niên CM Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng; cùng nhiều giấy khen, bằng khen của Hội CCB Thành phố, UBND Quân 7.

Trong gia đình ông là một người chồng, người cha đáng kính với 2 đứa con trai đã thành đạt trong học hành, làm việc (cháu thứ 2 đang làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin và sinh sống tại Nhật Bản), cháu đầu là chủ doanh nghiệp - đều làm việc hết mình noi theo cha mình. CCB Nguyễn Văn Ẩn mong muốn, khi còn đủ sức khỏe thì còn có thể đóng góp được gì cho CCB Khu phố và Hội CCB Phường, ông không bao giờ ngán ngại, để những người lính từ nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc sau khi trở về địa phương, sẽ vẫn luôn giữ mãi nguyên bản lĩnh & lòng tự tin của mình vẫn mãi là người lính bộ đội Cụ Hồ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm
Nhớ hoa đào - Tùy văn của Nguyễn Linh Khiếu
Mỗi năm khi sắp tết bao giờ mình cũng mua hoa đào. Hà Nội không có hoa đào làm sao gọi là tết. Dù là bích đào bạch đào hay đào phai thì hoa đào bao giờ cũng mang tết đến mỗi ngôi nhà thân thương. 
Xem thêm
Giữa những mùa hoa nở - Bút ký Nguyễn Xuân Thủy
Từ Yên Khương, thuộc huyện Lang Chánh chúng tôi đi theo đường tuần tra biên giới lên Đồn Biên phòng Bát Mọt, thuộc huyện Thường Xuân. Đường tuần tra biên giới chập chùng uốn lượn giữa núi non, len lỏi giữa màu xanh của rừng. Càng lên hướng Cửa khẩu Khẹo càng có cảm giác đang đi về nơi thâm sơn cùng cốc. Cũng đúng, Bát Mọt là tuyến cuối của dải biên giới xứ Thanh, nơi có cột mốc 378 là nơi tiếp giáp biên giới giữa Thanh Hóa và Nghệ An. Những nơi cuối đất cùng trời bao giờ cũng gợi cho người ta sự rưng rưng về những niềm thương nỗi nhớ.
Xem thêm
Lửa Cát Bi, ngọn trao truyền khí chất Hải Phòng
“Ơi Hải Phòng cửa biển quê hương/ Tổ quốc đang ghi những trang lịch sử/ Của Hải Phòng viết trên sóng bão Thái Bình Dương”. Với vị thế địa lý của Hải Phòng, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi đây luôn là miền đất tiền tiêu quan trọng, cửa ngõ chiến lược. Bởi kẻ thù thường tiến hành xâm lược Hải Phòng đầu tiên, lấy đó làm bàn đạp để đánh chiếm Thăng Long – Hà Nội. Khi thất bại, chúng cũng thường chọn Hải Phòng là một trong những tuyến đường rút chạy cuối cùng. Hải Phòng là địa phương luôn “đi trước về sau”, có vị trí xứng đáng, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng như các cuộc kháng chiến của cách mạng Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Cảng trung dũng, quyết thắng”.
Xem thêm
Mùi Tết vương dấu chân xa – Tản văn của Đặng Tường Vy
Mỗi độ xuân về, người con xa xứ không tránh khỏi rưng rức, chạnh lòng. Nỗi nhớ trong lòng người tha hương rất lạ: sâu lắng, dịu dàng, chôn kín. Như gái đôi mươi thầm thương trộm nhớ một ai đó, âm thầm, mãnh liệt, nồng nàn,  tha thiết.
Xem thêm
Mùi hương thảo - Tản văn Quốc Tuấn
Chị mười tám, hay hai lăm tuổi. Tôi cũng chẳng biết và không cần biết, chỉ cần trong tôi đã bận lòng trước vẻ đẹp thuần khiết của loài cúc lam đồng thảo ấy. Nơi đáy mắt thể hiện những đốm lửa vui, những nét cong, nếp gấp mong manh nơi khóe miệng, bờ môi thể hiện sự phong phú nơi nhiệt tâm.
Xem thêm
Phép màu đã không đến với chị, chị Hồng Oanh ơi!
Chia sẻ của nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Vào vườn hương
Thành phố Cần Thơ đất rộng người thưa không chỉ có gạo trắng nước trong để níu chân người và du khách bốn phương. Tây Đô còn là mảnh đất văn hiến với không hiếm những trang anh hùng hào kiệt yêu nước và nghệ sĩ phong lưu tài hoa nhân cách. Kế thừa truyền thống văn chương của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt … và các bậc văn nghệ sĩ đàn anh: Kiều Thanh Quế, Lưu Hữu Phước, Hoài Sơn, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, …đã có không ít thế hệ đàn em kế thừa xứng đáng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Xem thêm
Suy ngẫm về “chữ” của “một thời vang bóng”_ Tản mạn của Quốc Tuấn
Người xưa, dẫu không biết chữ nhưng khi thấy một mẫu giấy có vết mực sẽ lượm lên, mang về cất giữ. Điều đó thể hiện sự “sùng chữ” (trân trọng giá trị của văn chương, chữ nghĩa) của ông cha. Những người không biết chữ đã biết đối xử với con chữ bằng tấm lòng trân quý như thế, thì dễ hiểu các trí giả đời trước họ sống với chữ nghĩa sâu sắc đến độ nào.
Xem thêm
Má tôi
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Xuân yêu thương - Tết sum vầy
Phút giao thừa, nhìn ngắm dòng người “tống cựu”, “nghinh tân”, cảm nhận trong mắt mỗi người lấp lánh ánh nhìn hạnh phúc, nhất là khi trên bầu trời đêm pháo hoa rực rỡ...
Xem thêm
Ngày cuối năm... - Tản văn Lê Thiếu Nhơn
Kẻ tha phương dù mải mê danh lợi cũng bất giác bần thần trước mênh mông tiếng gọi quê nhà ngày Tết. Tháng Chạp bao giờ cũng vội vàng trong mắt kẻ tha phương. Tháng Chạp bao giờ cũng hấp tấp trong lòng kẻ tha phương. Vì vậy, càng nhiều tuổi, tôi càng thấy sốt ruột khi thời gian nhích dần vào khoảnh khắc tất niên mà mình chưa kịp trở về ngôi nhà thơ ấu.
Xem thêm