TIN TỨC

Từ Kế Tường đánh thức thời hoa mộng

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-08-25 23:06:48
mail facebook google pos stwis
54 lượt xem

Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.

Tác phẩm của Từ Kế Tường – người từng được xem là “ảo thuật gia” ngôn ngữ tuổi mới lớn – sắp trở lại văn đàn qua Tủ sách Tuổi Ngọc.

“Thiếp xin chàng chớ bạc đầu

Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung”

Bìa sách Huyền Xưa của nhà văn Từ Kế Tường

“Giữ mãi lấy màu trẻ trung” có lẽ là điều ước bất khả với một kiếp người của thi nhân Đặng Trần Côn qua khúc ngâm của nàng chinh phụ gần 300 năm trước. Nhưng trên văn đàn, không ít tác phẩm – vẫn như những phi thuyền xuyên không – giữ được màu sắc tươi trẻ, đồng hành đời sống tinh thần của nhiều thế hệ.

Ý nghĩ đó chợt đến khi biết tin nhà văn Từ Kế Tường, với sự hỗ trợ của Tủ sách Tuổi Ngọc, sắp lần lượt tái bản hàng trăm đầu sách văn học, trong đó số lượng lớn là tác phẩm viết cho tuổi teen và thiếu nhi.

Từ Kế Tường, tên khai sinh là Võ Tấn Tước, quê gốc ở Bình Đại – Bến Tre, nhưng lên Sài Gòn học khá sớm. 19 tuổi tác giả đã là thư ký tòa soạn tờ Tuổi Ngọc, tờ báo dành cho thiếu nhi. Năm 1969, Huyền xưa, tiểu thuyết đầu tay của ông, được in nhiều kỳ trên báo, sau đó mới in sách, lần đầu khoảng 150.000 bản.

Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, văn học thiếu nhi là một đặc sản ăn khách của văn học phương Nam, với sự xuất hiện của khá nhiều tên tuổi. Nhiều cuốn có số lượng in hàng trăm nghìn bản. Lãnh địa văn học trong sáng, chỉ có yêu thương và mơ mộng. Ngay cả các tác giả văn chương “dữ dằn” ở nơi khác, nhưng khi bước vào địa giới này cũng trình làng những tác phẩm trong trẻo.

Điều đó lý giải vì sao nhiều năm sau ngày đất nước thống nhất, những tác phẩm văn học trước 1975 ở miền Nam được in lại đầu tiên đều thuộc nhóm tác phẩm này. Nhà văn Từ Kế Tường có mặt trong đội hình không nhiều cây bút có tác phẩm được tái bản khá sớm: Bài hát thần tiên, Đường phượng bay, Suối mây hồng, Mối tình như sương khói, Như mưa ngọt ngào, Áo tím qua đường, Còn những bóng mưa tan, Mùa thu mưa bay. Số lượng bản in các tác phẩm của ông cao ngất ngưởng, thường hàng trăm nghìn bản.

Suốt đời viết báo, say mê làm biên tập và quản lý nhiều báo, qua các thời kỳ, sức viết của ông vẫn dồi dào. Ông từng viết sách hình sự, trinh thám, điều tra, khảo cứu, rất nhiều bài báo, và nhiều không kém là thơ, có thời ký tên Phan Tường Niệm. Nhưng bạn đọc biết đến ông nhiều nhất vẫn là những tác phẩm cho thiếu nhi, nổi bật là loại sách Hoa Tím chuyên viết về tuổi mới lớn. Hồi những năm 90 của thế kỷ 20, khi đang đi học lớp chính trị dài hạn, nhà văn vẫn vừa viết vừa in trong ba tháng liền 10 tập Bầu trời màu trứng sáo 100 chương cho Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nhà văn Từ Kế Tường

Những năm chiến tranh, văn học thiếu nhi miền Bắc mạnh về phản ánh hoạt động học tập, sản xuất và chiến đấu. Sau 1975, các tác phẩm viết về giai đoạn trưởng thành này của các nhà văn phía Nam được đón nhận như khám phá một không gian mới của văn học. Mỗi nhà văn đều có một thế giới nhân vật riêng quen, với cách xưng hô, lối kể chuyện, chỉ cần đọc vài trang là nhận ra tác giả.

Có những nhà văn giữ được phong cách, ngôn ngữ của mình, mà không trải qua giai đoạn chuyển đổi khó khăn. Về mặt này, Từ Kế Tường là một ảo thuật gia của ngôn ngữ tuổi mới lớn. Sự đa dạng trong cách sử dụng nhiều lối diễn ngôn đã làm nên một thế giới nhân vật kiểu riêng của ông, không bị trùng lặp.

Không ham chữ lạ, không quá cầu kỳ, nhà văn sử dụng năng lực tích hợp của các kiểu diễn ngôn phù hợp với chủ thể và ngữ cảnh để làm giàu các tính cách và những diễn biến tâm sinh lý của các nhân vật có xuất thân khác nhau. Từ đó, phát hiện ra những vẻ đẹp tâm hồn vừa khác biệt, vừa gần gũi.

Từ Kế Tường – như từng được nhận xét – đã “ướp hương lên ngôn ngữ”. Trang viết của ông đánh thức một thời hoa mộng về những cảm xúc mới lạ của lứa tuổi, như một người thầy lặng thầm chỉ dẫn những cách ứng xử, những kiến thức, kỹ năng sống mà không lớp học nào chỉ dạy, giúp mỗi người tự hoàn thiện nhận thức, đạo đức, tâm hồn. Những cuốn sách ấy giúp bạn đọc khám phá bí ẩn tâm hồn tuổi thơ, những tình cảm yêu đương đầu đời, có nhiều thứ thoáng qua rồi biến mất, nhưng có những tình cảm níu giữ lại suốt đời.

Hơn 50 năm qua, nhiều thế hệ người đọc, cảm thấy may mắn và hạnh phúc, khi có những cuốn sách của Từ Kế Tường làm bạn. Nhà văn đã sáng tạo ra một thế giới bao la để cho những tâm hồn trẻ nương náu, được an ủi, hy vọng khi ngoài kia, cuộc đời – nhất là trong những năm chiến tranh đầy những tai họa, bất trắc, cái thực dụng luôn lấn lướt.

Lần tái bản hàng trăm đầu sách này, có lẽ những người thực hiện muốn tiếp nối mong muốn: Xây dựng lại thương hiệu của một tác giả từng là best seller của người đọc một thế hệ.

Hy vọng những cuốn sách vẫn giữ được màu sắc trẻ trung, giúp những bạn đọc trong quá khứ xa và gần gặp lại tuổi ấu thơ vụng dại, hồn nhiên, và đầy sâu sắc. Các bạn trẻ hôm nay và cả ngày mai tìm thấy ở trong những nhân vật thời xa xưa ấy những người bạn đầy năng lượng sống, luôn vượt qua muôn vàn thử thách, không thụ động, bó tay trước những ngang trái trên đường đời.

Những cuốn sách hay không chỉ giúp giữ lửa mà còn thắp sáng đường đi phía trước của nhiều thế hệ.

NGÔ THẢO

Theo VnExpress

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Tôi đọc một mạch cuốn sách Người thầy (Nxb Quân đội nhân dân, 2023) của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh xong mà cứ bâng khuâng mãi. Người thầy xanh thẳm nỗi đời chất chứa yêu thương
Xem thêm
Nguyễn Quốc Trung đã về miền mây trắng
Bài viết của nhà thơ Lê Thành Nghị
Xem thêm
Ký ức một thời trận mạc của chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đó là Đại tá Hoàng Long Xuyên, sinh năm 1918, nguyên Đội trưởng đội du kích Hòa An - Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công an Khu tự trị Việt Bắc kiêm Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) Khu tự trị Việt Bắc.
Xem thêm
Nhà văn Lương Sỹ Cầm: Như dòng sông lặng lẽ trôi
Nhà văn Lương Sỹ Cầm sinh ngày 15.01.1929 tại Hà Tĩnh, hiện là hội viên cao tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua đời vào lúc 13h ngày 28.8.2023 tại Hà Nội hưởng thọ 96 tuổi. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Ông đã sống, đã sáng tạo gần một thế kỷ trên cõi đời này như không hề biết mệt mỏi. Mới cách đây 5 năm, khi ở tuổi 90, ông vẫn cho ra mắt tiểu thuyết Đèn kéo quân và được trao Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng”. Tưởng nhớ nhà văn lão thành Lương Sỹ Cầm, Vanvn.vn trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thế Hùng về ông.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần cuối)
Là một trong những hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam,
Xem thêm
Phạm Vân Anh - Gót sen nở thắm biên thùy
Từng là sinh viên ngành “hot” (ngôn ngữ Anh) của trường “top” (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.
Xem thêm
Nhạc sĩ Xuân Oanh - nhà ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Xuân Oanh (1923-2010) là tác giả của bài ca “Mười chín tháng Tám”
Xem thêm
Nhà thơ Vân Long và những người văn Thăng Long
Nhà thơ Vân Long làm việc ở báo Độc Lập, sau này anh về NXB Hội Nhà văn, phụ trách phần thơ.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 3)
Bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ luôn dành cho Xuân Oanh danh xưng Nhà Ngoại giao Nhân dân
Xem thêm
Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương, đôi bạn thơ và vùng hoài niệm
Bài viết của Ngô Đức Hành về đôi bạn Lê Minh Quốc - Trương Nam Hương
Xem thêm
Mối tình vì hòa bình
Nhạc sĩ Xuân Oanh (1923-2010) tên đầy đủ là Đỗ Xuân Oanh. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông từng làm việc cho báo Cứu quốc.
Xem thêm
Văn Cao: Từ “Buồn tàn thu” tới mùa thu Cách mạng
 Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), một chương trình nghệ thuật đặc biệt Đàn chim Việt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ ngày 20.8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Trần Lệ Chiến – Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam về nhạc sĩ Văn Cao.
Xem thêm
Đỗ Xuân Oanh - một cuộc đời, một nhân cách
Phim tư liệu giới thiệu nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Đa tầng hiện thực và cách tân tiểu thuyết
Lần gần nhất tôi gặp nhà văn Nguyễn Bình Phương – Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi anh tham gia cùng đoàn công tác của Trung ương tham dự hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo tổ chức tại Quảng Nam ngày 4.7.
Xem thêm
Nhà văn, nhà viết kịch Minh Khoa với những “hào kiệt phương nam”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP.HCM số 85, ngày 3/8/2023
Xem thêm
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: Muốn có thơ hay, phải sống thật với chính mình
Trong vòng tháng 7.2023, vợ chồng nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lần lượt rời cõi tạm về chốn vĩnh hằng sum họp với nhau. Từ chiều 30 đến tối 31.7, lễ tưởng niệm và chương trình thơ sẽ diễn ra ở Huế để tôn vinh hai bậc lão thành tài hoa đáng trọng của văn học Việt Nam đương đại. Vanvn.vn xin trân trọng giới thiệu lại bài trả lời phỏng vấn của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ với những quan niệm về thơ đáng để chúng ta suy ngẫm.
Xem thêm