TIN TỨC
  • Bút ký - Tạp văn
  • Vẫn chờ tiếng chuông điện thoại của cựu đồng nghiệp - Tản văn Trọng Bình

Vẫn chờ tiếng chuông điện thoại của cựu đồng nghiệp - Tản văn Trọng Bình

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-08-13 00:45:25
mail facebook google pos stwis
744 lượt xem

Trọng Bình

Tiếng chuông Zalo điện thoại đổ liên hồi, tôi quyệt nút nghe máy thì đầu bên kia giọng của Cô thều thào nấc lên từng hồi “Cháu ơi! Chú không về nữa rồi”. Tôi lạnh toát từ đầu đến chân trong vòng vài giây rồi động viên Cô bình tĩnh lại.


Tác giả Trọng Bình.

Cô và Chú là đồng nghiệp, cán bộ hưu trí của cơ quan tôi. Hôm dịch Covid-19 chưa bùng phát, tô gặp Cô nhân dịp kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và Sài Gòn 45 năm vinh dự được mang tên Người. Cô vui mừng lắm, Cô bảo tôi chụp cho Cô vài tấm ảnh cá nhân để gửi cho các con ở xa gia đình, chụp ảnh họp mặt tập thể để về đưa cho Chú xem, vì Chú mệt không tham gia cùng Cô được.

Hôm nay nhận tin dữ khiến tôi ngậm ngùi, dứt cuộc điện thoại với Cô mà trong đầu tôi cứ vẳng vẳng lời Cô như cầu cứu, bám vứu lấy tôi để mong có một sự cứu giúp.

– Cháu ơi! Hơn năm mươi năm sống với nhau mà giờ Chú đi Cô không nhìn thấy mặt chú lần cuối, không thắp cho chú được nén nhang, làng xóm không ai đưa tiễn, chú hơn 50 năm tuổi đảng, nhà cả 3 thế hệ cống hiến cho ngành điện cháu ơi! Cô đau sót quá!

Cô cứ nấc lên trong những hơi thở yếu ớt!

– Hai con gái Cô ở xa chúng nó cũng đau khổ lắm, dịch dã như này sao giờ cháu ơi! Cô thương Chú quá! Bây giờ không biết ông ấy đang ở đâu nữa cháu ơi! Mất mát lớn quá! Nhanh quá, hôm qua Chú còn ở nhà với Cô, thấy ổng khó thở đến chiều họ đưa đi, giờ họ báo với Cô là Chú đã đi rồi. Khổ quá cháu ơi!

Những lời thắt ruột thắt ngan của người phụ nữ gần 80 tuổi khiến tim tôi nhói lên từng hồi, là một người dưng thôi nhưng cảm xúc trong tôi còn không kìm lại được huống chi là Cô và các con của mình. Tôi như mất đi một thứ gì đó trong người mà chưa rõ nguyên nhân, thâm tâm nhẹ bổng, lời Cô đồng nghiệp hưu trí cứ vẳng vẳng trong đầu khiến không gian càng não nề thê thảm.

Covid-19 nghiệt ngã quá, nó tràn đến Thành phố này ngay vào dịp mùa xuân đẹp nhất, rạng ngời tự hào của độc lập. Sài Gòn 46 năm thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm sáng mãi tên Người, đáng lẽ ra đây là một thời điểm hào hùng nhất, đẹp đẽ nhất của Sài Gòn ở độ tuổi trung niên, cả nước sục xôi hướng về Sài Gòn tươi trẻ và hào sảng. Con người Sài Gòn phải được tận hưởng những giây phút hân hoan này. Nhưng tất cả đã phải dừng lại niềm vui, niềm tự hào để chống lại cơn đại dịch đang gây ra cho Sài Gòn tồi tệ nhất!

Người cựu đồng nghiệp của tôi còn khổ hơn thế nữa, hai ông bà thủ thỉ với nhau lúc “bóng xế chiều tà”, niềm vui hạnh phúc bấy lâu đang tốt đẹp, Cô, Chú tự hào bởi sự thành đạt của các con đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, Cô, Chú tự hào bởi đã đóng góp cho ngành điện miền Nam 46 năm hình thành và phát triển, Cô, Chú hân hoan tự hào khi mỗi khi họp mặt đồng nghiệp được một lần trong năm, gặp gỡ thế hệ trẻ chúng tôi để kể về thành tựu của ngành, cũng để chia sẻ cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu, rồi còn truyền lửa và dặn do chúng tôi dựng xây đất nước hùng cường hơn, xứng đáng là niềm tin của thế hệ Cô – Chú.

Đùng một cái! y tế phường đến đưa Chú đi rồi Chú không về với Cô nữa, cô một mình hoang mang đến tột độ, rồi Cô cũng chẳng biết chú đang nằm ở bệnh viện nào, khu cách ly nào, chắc chắn là không thể nhận chú về để tổ chức tang lễ theo phong tục truyền thống được!? Nhưng khi nào mới nhận được tro cốt của chồng đây, các con thì ở xa vạn dặm, quê Chú ở Bến Tre, Cô quê ở Thanh Hóa, người thân không có bên cạnh, bám vứu vào ai lúc này đây!?. Tôi là người nhận điện thoại của Cô đầu tiên, thương Cô – Chú quá! Nhưng biết làm sao giờ, tôi không thể tự ý ra ngoài đến nhà Cô lúc này mà không có lý do chính đáng, bởi cả Thành phố đang thực hiện rất nghiêm Chỉ Thị 16 của Thủ Tướng Chính phủ. Thôi đành chọn đi đi lại lại quanh căn phòng nhỏ để tiếp tục chờ những cuộc điện thoại của Cô.

***

Một tuần, hai tuần rồi ba tuần… trong thời gian ấy, những dòng tin của cô gửi cho tôi chẳng có gì ngoài nội dung “Chú không biết giờ ở đâu nữa? khổ! Vợ chồng sống với nhau mấy mươi năm mà không thắp cho ổng một nén nhang cháu ạ”. Vậy là chỉ biết Chú đã mất thôi chứ thi hài thì chẳng biết đang ở đâu, mà cũng không thể tiếp cận được bởi là không thể và không thể vào lúc này. Thật tội nghiệp và ngang trái cho những tháng ngày cuối đời của Chú và Cô.

Tuần thứ tư cô gọi cho tôi, hỏi về một ngôi Chùa ở Quận 10, được biết các con Cô gọi điện thoại về bàn bạc và quyết định chọn chùa Liên Hoa xin gửi nhờ tro cốt Chú vào đó, sau này xã hội bình thường trở lại sẽ làm thủ tục đưa Chú về quê. Nhưng đó cũng chỉ là dự kiến còn thực tế đến nay Cô vẫn chưa nhận được tro cốt của Chú.

Tôi lên mạng tìm kiếm và đã có được số điện thoại của Trụ Trì ngôi chùa mà gia đình cô cần nhờ cậy vào lúc này. Đặc biệt là cảnh neo đơn một mình cô xoay sở, ngày đêm ngóng trông tin tức về Chú, ở cái tuổi này, trong bối cảnh này dường như cô đang cố tiết kiệm từng chút sức lực chờ điều vô vọng từ chồng, cho dù chẳng còn chút hi vọng gì về Chú nhưng Cô vẫn đinh ninh là chú quanh quẩn đâu đây không bỏ mặc Cô lầm lũi một mình.

Ngày nhận được hộp tro cốt của Chú thì cũng hơn một tháng ròng, Cô chẳng có gì ngoài nước mắt chờ đón Chú. Cô lại thỏ thẻ “Tội Chú quá, ông ấy ra đi lạnh lẽo và thiệt thòi, hơn 50 năm tuổi đảng rồi, nếu bình thường thì nhà nước lo chu đáo đấy, nhưng trong điều kiện này thì vậy là tốt rồi, mong dịch mau qua để mọi nhà còn đoàn tụ”.

Vậy là Chú đã mãi mãi không bao giờ về nhà với Cô nữa, chú đã về với cực lạc để Cô một mình trong ngôi nhà cô quạnh. Tến năm nay là năm đầu tiên Cô phải đón Tết lạnh lẽo một mình trong đời, con cái ở xa, mình Cô sẽ ảm đạm lắm. Mong rằng Cô sẽ sớm vượt qua những nỗi đau, nỗi mất mát này. Dù trong điều kiện như nào đi nữa thì điện thoại cháu vẫn luôn chờ đón những lời chia sẻ của Cô.

T.B

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm