TIN TỨC

Vì tinh tú trong MẮT ẤM của Bùi Phan Thảo

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-09-28 10:44:32
mail facebook google pos stwis
367 lượt xem

LỆ HỒNG
(Về bài thơ “Mắt ấm” đăng Tạp Chí Sông Lam, số 36 (tháng 8/2023)

MẮT ẤM
 

Chiều lặn vào ngày

ngày lặn vào năm

gửi vào mắt dấu bóng chim tăm cá

những quán vừa quen

những người chớm lạ

vệt chân mày một nét giữ làm tin.

 

Năm tháng của ai mà mãi đi tìm

những khó thiếu thời

những vui thiếu nữ

những chiếc bình chứa bao mùa xưa cũ

bỡ ngỡ đón sắc hoa thời thượng kiêu sa.

 

Hồ như mùa về

hồ như mùa qua

chỉ mắt ấm tỏ bày lời chân thật

một mầm gieo vừa trở mình trong đất

tháng Chạp qua tay rồi biền biệt xa.
 

Nhà thơ Bùi Phan Thảo còn là một nhà báo, người bình thơ và các tác phẩm đầy tinh tế. Ngòi bút của anh vẽ ra sắc màu cuộc sống, ngay cả nỗi đau tận cùng của những cánh hoa rũ bên đường, chúng ta vẫn thấy được tia sáng nhấp nháy trong từng câu chữ của anh. Có đôi khi đọc thơ anh, ta dễ nhầm lẫn rồi mặc cho tâm tư xáo động. Bởi ta thấy cái lẫn của thế nhân bị kéo chùng xuống theo cơn giông mùa hạ, vàng vọt mùa thu và lặng căm tê tái giữa đông tràn:

Chiều lặn vào ngày

ngày lặn vào năm

Nghe qua tưởng thời gian với nhà thơ là vô hạn. Quy luật cứ thế mà trôi qua trong sự bất biến, nhưng có lẽ! Lời tự sự hay nhắc nhớ về tuổi đời quý giá đã ra đi. Chúng ta là những thân cây có vòng đời hạn hẹp, không phải trăm năm để làm nên sự hùng vĩ của cánh rừng. Chúng ta là những con người thở và thấy cuộc đời ta rõ thế nào nhất.

Chiều êm đềm mang hoàng hôn rãi khắp triền đồi, nhà cao tầng hay những con đường đầy bụi bậm, thì các hình thái đó đều được chiều ướp hương tình yêu và đưa vào khung dĩ vãng. Đôi khi ta chợt quay lại nhìn bức tranh ấy, để mỉm cười vì ta còn bước tiếp. Lắm lúc ta buộc cúi đầu thật sâu, mắt nhìn ngược về con đường trật trầy gian khó mà tự nhủ, ta ơi gắng lên! Ngày lặn vào năm rồi ngày sẽ bừng sáng, tuy cuối váng trời đỏ rực màu huyết dụ. Lãng đãng giữa mây trời xanh xám ta từng phải gửi gắm những gì có thể:

gửi vào mắt dấu bóng chim tăm cá

những quán vừa quen

những người chớm lạ

Mắt của vũ trụ hay của trái tim nóng! Mắt ấm dẫn lối, chân bước qua gập ghềnh, và thời gian có dừng lại đủ cho ta cảm được tình người lạ quen. Sự xúc cảm trong hồi ức của nhà thơ có phải là những khung hình đẹp làm nên cuộc sống?

Có quán vừa quen và người chớm lạ thì sự định hình trong dấu nhớ của anh chỉ là thoáng qua lặng lẽ. Thế nên, với anh sẽ không có chiếc áo đẹp, những khuôn ngài rực rỡ, là anh đã nghe được nhịp đập của những trái tim khát khao hạnh phúc, từng ngày. Để khắc ghi một:

vệt chân mày một nét giữ làm tin.

Ôi, nhà thơ yêu con người đến lạ! Và anh không hề kìm nén đến tự mình in dấu lên vết thời gian đa chiều. Nên sợ hay ngại mà anh xin ‘một nét giữ làm tin’, thật quá đỗi bồi hồi.

Có lẽ tôi cũng bắt đầu quay quắt tìm bóng thời gian mình bỏ lỡ. Đâu biết được ta đã mãi miết chạy cùng năm tháng, chỉ để kịp theo các cơn gió mùa mà vô tình hay cố ý, cơn gió chướng từng làm ta mạnh mẽ lướt qua đã rơi lại trong chiều nào đó. Có làm ai đau đáu một nỗi niềm, thì xin níu lại:

Năm tháng của ai mà mãi đi tìm

những khó thiếu thời

những vui thiếu nữ

Cả những đôi má ửng hồng, những vết nhăn khắc khổ đã làm ta của ngày hôm nay phải nhớ về, thì hãy cứ tìm nhau trong xa xót.

Trong ‘Ngón tay chỉ trăng’ của bậc thầy Osho có một đoạn “Nếu tôi chỉ cho bạn mặt trăng với ngón tay tôi, vậy hãy đừng chấp giữ vào ngón tay tôi, nó chẳng liên quan, nếu không bạn sẽ lỡ mất mặt trăng. Bạn phải thoát ra khỏi ngón tay để thấy mặt trăng. Sự sống là vô cùng kỳ bí, nhưng nó cũng rất đơn giản…”

Tuy đây là lời của thiền học về nhân sinh quan, có khác gì nhà thơ Bùi Phan Thảo đi tìm tính triết luận trong thi ca. Sao anh mãi ngắc ngứ với nhân sinh thế? cõi lòng anh phải là những hạt mầm đang ủ ấm, chực chờ nở hoa.

những chiếc bình chứa bao mùa xưa cũ

bỡ ngỡ đón sắc hoa thời thượng kiêu sa.

Ý tứ sâu xa trong cách diễn đạt ngỡ nhẹ mà nặng vô cùng, sao lại là những chiếc bình? Phải chăng ta là một thực thể lăn qua vùng cát nóng, rồi hân hoan đưa tay đón mưa trời mát lạnh để phủi bụi trầm luân. Trong ta chứa muôn ngàn điều tốt đẹp, cũng có thể sẽ mất đi trong hoạt cảnh thoáng chốc điêu tàn. Chiếc bình là vòng tay mẹ, đất mẹ giữ ta trong suốt yên bình.

Với hiện tại nhà thơ đang ngắm nhìn sự hối hả lướt qua. Mắt anh vẫn đắm đuối ghì lại những thăng trầm thời cuộc. Những ta của ngày hôm qua có làm nên hạnh phúc ngày hôm nay? Nếu ta không thể giữ được gốc rễ cội nguồn, không tưới tắm dòng nước ngọt ngào lên khu vườn lộng gió, sao có thể chờ được hít hà hương vị thơm nồng trong dáng hình hoa lộng lẫy kiêu sa. Tâm tư của nhà thơ đã vượt qua khỏi cánh đồng xưa thơ ấu, anh chới với giữa hiện thực đang làm anh khắc khoải muôn trùng. Tôi không biết mình có nhầm lẫn mà soi đếm từng dấu chân xưa để lại, để cố hiểu nhà thơ ở một khía cạnh rất người và rất đời. Là anh, một trái tim nhạy cảm vì quá yêu!

Hồ như mùa về

hồ như mùa qua

Anh lại đếm mùa trong hoài nghi cùng những tinh cầu đang lơ lửng. Tu từ ‘hồ như’ được lập lại có làm anh tỉnh giấc rồi lại tiếp tục hồ như. Đọc đến đây tôi đã hít thật sâu thở ra thật chậm để cảm chân mình còn chạm đất, bởi không khéo tôi cũng sẽ lơ lửng tầng không như nhà thơ mất thôi. Phải để mùa qua và chúng ta sẽ phết những màu tươi lên đó!

Và tinh tú sáng ngời đã kịp dõi theo anh. Những vì sao mai trong mắt ấm sẽ làm tốt cái việc giữ và ban phát lời thánh ca đẹp nhất trong mỗi phần người:

Chỉ mắt ấm bày tỏ lời chân thật!

Nhà thơ luôn hy vọng. Một lời thơ đẹp từ những tâm hồn đẹp.

một mầm gieo vừa trở mình trong đất

tháng Chạp qua tay rồi biền biệt xa.

Trong truyện ngắn ‘Chiếc lá cuối cùng’ của cố nhà văn O’Henry như một lời tiễn biệt, dẫu là ra đi vẫn không bao giờ là cuối cùng. Trái đất gieo mầm sự sống, một vì sao băng vừa tắt sẽ lại có ngàn ngôi sao lấp lánh giữa trời đêm. Con người không vĩnh hằng, nhưng đất ấm nuôi dưỡng sự vĩnh hằng. Chồi non lại được nảy mầm bởi chúng ta đã gieo mầm và biết cách gieo. Tháng Chạp qua tay rồi biền biệt xa… thì ký ức qua tay vẫn sẽ đọng lại. Dù tà dương có lặng lẽ chìm trong vầng trăng khuyết, thì hồn hoang vẫn giữ lại những vạt nắng trong chiều tím thẫm. Nhà thơ đừng buồn nhé! Gió lại lao xao đưa tháng Chạp trở về trong miền nhớ, một thưở xa xăm của người và ta. Mùa xuân lại về đấy thôi!

Chẳng thế mà nhà thơ Bùi Phan Thảo đã ươm mầm cho các tác phẩm thơ của mình: “Lao xao hồn phố”, “Không chờ những giấc mơ”. Tập truyện ngắn “Búp bê áo rách”. Tiểu thuyết “Giọt máu ly hương”. Bút ký “Hoàng hôn Ăngkor” cùng rất nhiều bài thơ được phổ nhạc “Qua ngày xuân nắng mơ”, “Đà lạt trong tôi”… đủ để ta thưởng thức một văn phong lãng mạn mà chất dữ dội vẫn len vào từng con chữ.

Có lẽ anh là một trong những tác giả mang phong thái ‘người soi thấu’, một khán giả đầy thấu cảm đứng bên lề với trái tim đỏ cháy. Vạn vật trong thế gian có đổi thay thế nào thì anh vẫn lặng thầm sẻ chia từng khoảnh khắc ngọt ngào lẫn đắng cay.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm