TIN TỨC

Viết về doanh nhân và đường đi tác phẩm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-21 08:18:27
mail facebook google pos stwis
613 lượt xem

TRẦM HƯƠNG

Món nợ nho thương

Doanh nhân nhiều nhưng nho thương hiếm. Vì hiếm nên rất quý, rất cần những tác phẩm văn học viết về tầng lớp tinh hoa đã đem trí tuệ, công sức mình tạo nên những giá trị lợi nhuận, góp phần chấn hưng và xây dựng đất nước. Đất nước ta từng có được những doanh nhân giàu lòng yêu nước như chí sĩ Lương Văn Can - người đã sáng lập nên trường Đông kinh Nghĩa Thục, nhằm nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ và tự hào dân tộc; truyền bá tư tưởng tiến bộ, nếp sống văn minh; hỗ trợ phong trào Đông Du và Duy Tân. Hậu thế nợ ông cuộc đời bị Pháp lưu đày sang Nam Vang suốt 8 năm, được giảm án về Hà Nội vẫn tiếp tục mở trường, soạn sách. Chúng ta nợ cuộc đời Nguyễn An Ninh bán dầu cù là, bán ruộng đất mua máy in, làm báo Tiếng chuông rè hoạt động cách mạng. Chúng ta nợ nhan sắc và thanh xuân của chủ nhân Chiêu Nam lầu, mở khách sạn làm hậu thuẫn cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ. Chúng ta nợ cô sáu Cầu ông Lãnh (Trương Thị Sáu) - dốc sức kinh doanh giúp chồng làm nên phong trào Thanh niên cao vọng, phát triển hội kín  Nguyễn An Ninh làm nên một phong trào yêu nước. Chúng ta nợ chủ nhân nước mắm Liên Thành - một thương hiệu của lòng yêu nước. Chúng ta nợ Quách Đàm - thương nhân người Hoa đã xây dựng chợ Bình Tây, góp phần kiến tạo, phát triển một vùng đất trù phú...


Bà Trương Thị Sáu (Cô Sáu cầu Ông Lãnh) phu nhân nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Bà cùng cô chồng Nguyễn Thị Xuyên nấu dầu cù là từ toa thuốc của ông hoàng Miến Điện tặng thời kinh doanh khách sạn Chiêu Nam Lầu. Nguyễn An Ninh nảy ra sáng kiến mang dầu cù là đi bán, vừa tuyên truyền cách mạng. Nhân dân Sài Gòn, Lục tỉnh mua dầu cù là vừa để chữa bệnh, vừa ủng hộ cách mạng. Tiền lời bán dầu cù là tuy không nhiều nhưng nhờ bán với số lượng nhiều, nên khi Đảng chủ trương đưa Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai ra tranh cử Hội đồng thành phố, bà Nguyễn An Ninh cũng có được số tiền giúp hai ông Tạo, Mai một cách đắc lực.


Bà Nguyễn Thị Xuyên (Cô ruột Nguyễn An Ninh) mở Chiêu Nam lầu (đường Nguyễn Huệ ngày nay) làm hậu thuẫn cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ

Sau chiến tranh, nhiều doanh nhân đã dám đối mặt với thử thách, đặt nh ững viên gạch đầu tiên cho sự phát triển kinh tế, văn hoá... Đó là anh hùng Đih Văn Vui – chủ nhân khu du lịch Suối Tiên; Người phụ nữ anh hùng trong chiến tranh, toả sáng trong hoà bình được mệnh danh nữ hoàng coopmark - Anh hùng Nguyễn Thị Nghĩa; người nữ anh hùng "tay không bắt giặc" ngành du lịch - Nguyễn Thị Hoa Lệ - Chủ nhân du lich Hoà Bình. Câu chuyện nữ  doanh nhân Trần Thị Lệ - từ một bác sĩ rẻ hướng kinh dong, sáng lập nên Nutifood vì nỗi trăn trở góp phần cải thiện thể lực người Việt Nam truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những người cầm bút. Nhiều và rất nhiều doanh nhân - những nho thương mà chúng ta mắc nợ những hy sinh thầm lặng, những nỗ lực, rào cản, những bước đi đầu tiên, khó khăn thách thức trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt của thế giới ngày càng trở nên rất phẳng... Mỗi cưộc đời doanh nhân gợi mở những quyển sách chưa viết ra, hay những quyển sách đã được viết để chúng ta tìm đọc, tôn vinh và ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, viết về doanh nhân rất khó...

Tri kỷ giữa nhà văn và doanh nhân

Lòng yêu mến, ngưỡng mộ, sự thấu hiểu là điều kiện cần của nhà văn để viết về doanh nhân, Ngược lại, doanh nhân phải mở lòng, đồng hành cùng nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Nhà văn và doanh nhân phải hiểu nhau, yêu mến nhau, trân quý những giá trị của nhau. Tiếc thay, mối quan hệ này đôi khi chỉ một chiều. Nhiều doanh nhân nghĩ rằng có tiền là có được tác phẩm. Thật sự, doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm nên tác phẩm viết về họ. Đôi khi, họ có những vấn đề riêng tư, những bí mật phải chôn vùi, những bí quyết không thể chia sẻ. Đọc "Hòn tuyết lăn" -  quyển sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của Warren Buffett - nhà đầu tư huyền thoại xứ Omala; chúng ta hiểu tình bạn giữa ông và Alice Schroeder. Phải có sự thấu hiểu của tình bạn, con người vốn kín tiếng, chừng mực như Warren Buffett mới trải lòng để tác giả thấu hiểu quá khứ, những khởi nghiệp không dễ dàng, những xung đột và nghịch lý, những bí quyết để trở thành một trong những con người giàu có nhất hành tinh. Trong khi Warren Buffett luôn được các phương tiện truyền thông săn lùng nhưng những gì xuất hiện ở truyền thông chỉ là bề nổi, bởi ông chưa từng chia sẻ những câu chuyện trọn vẹn cuộc đời mình cho ai, cho đến khi ông gặp Alice Schroeder - một nhà phân tích tài chánh bảo hiểm thành đạt tại phố Wall. Warren Buffett đã đề nghị bà dành trọn thời gian viết quyển sách về ông. Alice Schroeder nhận lời. Bà làm việc với ông trên dưới 2.000 giờ, thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn với những người liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bà tìm ra những chi tiết đắt để thể hiện con người độc đáo của Warren Buffett. Tại sao Warren Buffett chỉ đặt niềm tin và ký thác  quyển sách cuộc đời mình chỉ vào  Alice Schroeder mà không là ai khác?! Phải chăng ông nhận ra khả năng của bà bằng sự thấu hiểu. Bà thấu hiểu, đồng cảm với biểu tượng hòn tuyết lăn mà ông ví von: "Cuộc đời như một quả bóng tuyết. Điều quan trọng là bạn tìm ra những bông tuyết đủ sức bám dính và một sườn đồi đủ dài để nó lăn đi...". Chưa bao giờ ông dành quỹ thời gian gần như vô hạn cho một quyển sách. Tình tri kỷ ấy đã cho ra đời "Hòn tuyết lăn" - một câu chuyện giải mã những bí ẩn về nhà đầu tư được xếp hạng giàu nhất thế giới rất đáng đọc.

Không có giá trị vĩnh hằng

Doanh nhân Việt Nam khởi nghiệp và kinh doanh trong một đất nước vận hành cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế có quá nhiều cơ hội, lẫn thách thức, rủi ro. Còn nhớ những chính sách, nghị định về đất đai, chỉ qua một đêm thức dậy, nhà đầu tư trắng tay. Anh hùng và tội phạm chỉ trong nửa bước chân. Vì đâu nên nỗi khiến doanh nhân hôm qua còn là Anh hùng được tôn vinh thì hôm sau đã mất trắng cơ nghiệp, sa vào nhà tù. Nhiều doanh nhân một bước lên trời nhờ vào kẻ hỡ pháp luật. Nhiều giá trị ảo dẫn dắt xã hội, được tụng ca. Chứng khoán Việt Nam một thời xanh màu hy vọng thì  nay rơi vào màu đỏ lè của hoài nghi và bất an. Một doanh nhân chia sẻ: "Cần lắm những tác phẩm viết về doanh nhân Việt Nam để những sinh viên Việt Nam tham khảo, bởi những bạn trẻ trong nước khi học kinh doanh lại được đọc nhiều sách về doanh nhân nước ngoài!". Tôi hiểu nỗi trăn trở đó của anh, bởi với môi trường kinh doanh đặc thù của Việt Nam, nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett chắc cũng khó vượt qua những rào cản, giới hạn. Doanh nhận Việt Nam vừa làm, vừa run, vừa liều... Chưa bao giờ họ mong muốn có được môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định như lúc này, đặc biệt sau dịch covid, cần lắm những cú hích phát triển kinh tế. Những quy định về khung giá đất, những kẽ hở pháp luật về luật đất đai, những văn bản dưới luật, những quy định lỗi thời...  tạo những quả bom rủi ro lơ lửng có thể phá làm phá sản doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Cũng dễ hiểu vì sao những người bạn doanh nhân của tôi tuy giàu có nhưng đời sống đầy bất an. Tóc họ bạc sớm và sức khoẻ bị huỷ hoại dù rất  nhiều tiền. Có quá nhiều bất trắc trong môi trường kinh doanh. Nhữg người trẻ khởi nghiệp không kém phần gian nan, đầy rủi ro, thách thức. Chính vì lẽ đó, sự thành đạt của doanh nhân ở Việt Nam là điều thật đáng trân trọng. Thành công của họ thật đáng học hỏi, cần được chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua số phận, những giới hạn, rào cản. Và cũng không có gì phải kinh ngạc khi nghe tin đồn đoán một  doanh nghiệp Việt Nam đang đình đám, từng được báo chí ca ngợi, hào phóng chi cho những dự án án thiện nguyện lại rơi xuống vực thất bại, nợ nần phải phá sản, chủ doanh nghiệp vào tù.

Không  có bữa trưa miễn phí

Cuộc đời doanh nhân với những nỗ lực, thăng trầm, đầy kịch tính là nguồn dữ liệu giàu có, chất liệu phong phú để nhà văn sáng tạo nên tác phẩm. Doanh nhân chịu mở lòng, dành thời gian, đồng hành với trang viết nhà văn là một điều kiện thuận lợi để làm nên sự thành công của tác phẩm. Vì lẽ đó, khi viết về doanh nhân, tôi không bao giờ yêu cầu họ phải dành cụ thể bao nhiêu tiếng đồng hồ cho mình, cũng không yêu cầu cụ thể về tiền bạc (lý tưởng là doanh nhân bằng sự thấu hiểu, tạo điều kiện cho nhà văn an tâm ngồi viết); bởi thời gian của nhà văn lẫn doanh nhân đều vô giá. Những trải nghiệm, giá trị, bí quyết kinh doanh doanh nhân trải lòng, chia sẻ thật quý báu. Điều quan trọng là có được tình tri kỷ giữa nhà văn và doanh nghiệp, để họ tin cậy, gởi gắm tâm tự, sẵn sàng trả lời những câu hỏi khó, tự nguyện dành thời gian vô hạn định cho mình, sẵn sàng bộc lộ tính cách, nội tâm con người đầy mâu thuẩn, xung đột và nghịch lý của họ; những bước đi táo bạo, những bức phá và quyết liệt hành động... Để có được tình tri kỷ ấy, nhà văn cũng phải học tư duy của doanh nhân, phải có kiến thức về lĩnh vực doanh nghiệp mình thể hiện. Cần đặt mình vào vai trò doanh nhân để thể hiện nội tâm. Không phải ngẫu nhiên mà Warren Buffett chọn Alice Schroeder là người viết hồi ký cho mình, nếu bà không phải là một người ngoài khả năng văn chương, sự thấu hiểu còn là một nhà phân tích tài chính thành đạt. Và Alice Schroeder đã không phụ lòng Warren Buffett, bởi sau khi "Hòn tuyết lăn" ra đời, đã "lăn" đến tay bạn đọc khắp thế giởi. Quyển sách không chỉ kể về cuộc đời ông mà còn là kho báu đúc kết những kinh nghiệm đầu tư tài chính... Và ngược lại, Warren Buffett cũng phải học tư duy nhà văn để mở lòng, để kể chuyện, chân thành bộc lộ con người thật của mình, những góc khuất, cả sai lầm, thất bại và đặc biệt biết hài hước, biết nâng niu những chi tiết sống động... Đôi khi chỉ vài chi tiết độc đáo khiến độc giả kiên nhẫn với hàng ngàn trang quyển sách để tìm kiếm, tò mò. Alice Schroeder rất thông minh nên bà không hề bỏ qua những chi tiết độc đáo mà Warren Buffett đã kể...

Viết về doanh nhân đúng là khó. Đường đi một quyển sách viết về doanh nhân đến với công chúng cũng là câu chuyện đáng bàn. Nhà văn không phải là người viết thuê (ngoại trừ khi họ tự nguyện) mà đồng sở hữu tác phẩm. Sự thành công tác phẩm, sách "lăn" vào tay nhiều bạn đọc sẽ mang lại sự khích lệ, động viên về tinh thần lẫn vật chất cho những người cùng kiến tạo nên tác phẩm.


Tác giả trò chuyện cùng doanh nhân Nguyễn Thị Cúc - nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất, năm 2019. Sau chiến tranh, bà Cúc khép lại quá khứ của một “nữ y tá Việt cộng”, một người cầm bút tham gia lực lượng “ký giả ăn mày”cùng với sinh viên Sài Gòn xuống đường đấu tranh đòi hòa bình; bước vào cuộc chiến cho người nghèo. Trận chiến ấy muôn phần cam go, khốc liệt nhưng bà đã vượt qua, nhiều lần xé rào đưa sản phẩm sang Mỹ và các nước Đông Âu. Khởi nghiệp bằng đôi bàn tay trắng, với tình thương dành cho người nghèo, với lòng quả cảm, nghị lực phi thường; hợp tác xã Ba Nhất của bà ngày nay trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ, có thị trường ở 40 quốc gia, nuôi sống hàng vạn lao động. Ảnh Nguyễn Hoàng


Ông Trần Hoàng, Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn chia sẻ: "Mỗi doanh nhân thành công đều có một cuốn sách gối đầu giường để tìm ra định hướng kinh doanh, điều hành công ty. Khi các doanh nhân viết sách và chia sẻ những bài học kinh nghiệm, triết lý kinh doanh tới cộng đồng, sẽ có ý nghĩa khích lệ, truyền cảm hứng vô cùng lớn tới giới trẻ, nhất là những bạn trẻ đang trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Giúp họ rút ngắn hành trình chạm tới thành công. Tại các trường đại học ngày nay, giáo trình giảng dạy và truyền cảm hứng kinh doanh cho sinh viên phần lớn lấy từ những cuốn sách của doanh nhân nước ngoài. Điều ấy tốt nhưng chưa trọn vẹn, khi văn hóa của Việt Nam có những đặc thù riêng. Do vậy, việc có nhiều sách hay do doanh nhân Việt viết và viết về doanh nhân Việt để giảng dạy hoặc truyền cảm hứng cho giới trẻ sẽ gần gũi và phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.


Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Phúc Sinh, tác giả quyển sách "Vượt lên những con đường kinh doanh" truyền cảm hứng cho đông đảo độc giả về hình ảnh một ông "vua cà phê" khởi nghiệp gần như từ con số không, ngày nay đã vượt doanh thu trên 300 triệu đô la, 6 nhà máy và sản phẩm có mặt trên 200 nước trên thế giới. Cuốn sách đầu tay của ông là ấn phẩm "Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh" do NXB Tổng hợp TPHCM in ấn năm 2017 được bạn đọc đón nhận với 13.000 bản in. Không chỉ cà phê sạch, ông còn muốn đưa sách mình ra thế giởi... Ảnh Nguyễn Hoàng, toạ đàm "Doanh nhân viết và viết về doanh nhân" ngày 5.10.2022.

Nhà văn Lưu Vĩ Lân với bộ ba tiểu thuyết về thăng trầm một gia tộc doanh nhân trong dòng chảy lịch sử chia sẻ trong toạ đàm: "Chúng ta phải kể lại câu chuyện của lịch sử này, dân tộc này qua cái nhìn kinh tế, kinh doanh, thương trường, kiếm sống, tích luỹ, mất mát... Vì đó là động lực đang thúc đẩy mọi chuyển động của nhân loại. Và phải kể nó bằng thể loại phi hư cấu, bằng tiểu thuyết, vì thể loại này giúp ta tạo ra những bay bổng, đang xen kỳ diệu của các thân phận, những trái ngang, những buồn vui, khổ đau, hạnh phúc... Đó mới chính là lịch sử như nó đã từng. Điều này cũng chẳng mới mẻ gì, vì hầu hết chúng ta ngồi đây đều hiểu rõ tư tưởng của một triết gia bậc thầy đã chỉ ra, ông đã nói: Chính chuyển động của kinh tế đã đã tạo ra những chuyển động lịch sử".

Trong toạ đàm "Doanh nhân viết và viết về doanh nhân" do Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn phối hợp với Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức; doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo tặng tôi quyển sách "Chủ và tớ" bộc bạch: "Chúng tôi vẫn thường nói với nhau doanh nhân không chỉ lao vào kiếm tiền mà cuộc sống này còn có hoa, có nhạc, có thơ... Vì thế mà doanh nhân viết sách. Qua các bài viết, mình có cơ hội giải bày cho các giới khác trong xã hội hiểu về giới của mình, cũng "hoàn cảnh lắm", không béo tốt, bụng phệ, ăn trên ngồi tróc, lên xe xuống ngựa, như một số người lầm tưởng đâu. Và khi doanh nhân chịu viết thì Nhà nước sẽ hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân kinh doanh. Cụ thể như qua viết báo, tụi mình nói rõ với Nhà nước là thích hoạt động trong cơ chế thị trường hay cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó sẽ giúp Nhà nước hiểu mà điều chính cơ chế cho phù hợp, như vậy doanh nhân mới có thể làm giàu cho mình và cho đất nước". Ảnh Nguyễn Hoàng, ngày 5.10.2022.

T.H

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm