TIN TỨC

Bàn tay của Chúa Trời…

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-23 18:44:02
mail facebook google pos stwis
1037 lượt xem

Truyện ký của LÊ THANH HUỆ

Bàn tay của Chúa Trời (Đấng tạo hóa, Thượng đế, ông Trời...), là bức ảnh của tác giả Lê Đông chụp được vào ngày sinh nhật thứ 73, sau 53 năm cầm máy và 3 lần bấm máy cuối cùng của cuộn phim...

Chiều thứ sáu ngày 08/8/2014; trời thu Sài Gòn thăm thẳm xanh. Sau một ngày lang thang chụp các bức ảnh, tác giả Lê Đông chỉ còn lại mấy tấm phim cuối cùng trong cuốn phim nhựa màu Kodak (Color 35mm Negative Film); lúc đó, bước chân vô định đưa ông về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

Một đám mây nhỏ bay đến, dừng lại, nhanh chóng tản ra, càng lúc càng giống hình bàn tay giữa bầu trời xanh thẳm. Nghệ sỹ Lê Đông quỳ xuống, lết trên nền đất đầy phân chim bồ câu. Xung quanh ông là du khách nước ngoài và người Việt. Một cụ bà nhắc nhở: “Dơ lắm! Ông ơi...”. Ông kêu lớn:

- Các bạn đừng bỏ qua, đấy là bàn tay Chúa Trời! - Ông nhắc lại bằng tiếng Trung Hoa, và bằng tiếng Pháp - La main du Dieu!

Khi đám mây đã nằm gọn trong phần trên của ống kính, tưởng như chạm vào 2 đỉnh tháp, ông bấm máy liên tục đến lần thứ 3. Hết phim; đám mây tản ra biến vào hoàng hôn.

Ông lên xe Honda chạy trong mơ đến Minilab Bình Minh, bảo Hà:

- Mầy để tao đi đón con, hoặc mầy đưa chìa khóa cho tao rửa ảnh...


Tác giả Lê Đông giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Bàn tay của Chúa Trời” – Ảnh Lê Thanh Huệ.

Hà vào ngay phòng Lab tráng ảnh. Đến 7 giờ tối, những bức ảnh rửa xong và tấm ảnh “Bàn tay của Chúa Trời” cho thấy thời khắc chụp nằm trên đồng hồ nhà thờ: đúng 5 giờ 15 phút.

Ông cầm bức ảnh (20x30)cm vừa đi vừa ngắm. Chủ tiệm gọi ông quay lại lấy xe máy để ở tiệm. Tay trái khư khư giữ tấm hình, ông chạy xe máy về nhà trong mơ.

Ông cho biết, tiệm ảnh phóng lớn bức hình, đặt khung ảnh bằng gỗ Cẩm lai gửi tặng Tòa thánh Vatican...

Bàn tay của Chúa Trời - Tác giả Lê Đông chụp lúc 5:15PM ngày 08/8/2014.

*

Cậu bé Lê Đông sinh ngày 08/8/1941 tại quê: xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; con của Thiếu tá Lê Văn Bài, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307. Trong nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh bến Tre có chục ngôi mộ quây quần bên nhau có chung tên gọi “Bộ đội Ba Bài”.

Ông Nội Lê Văn Vê bắt được bé Đông bỏ học, theo bạn bè đá banh. Lê Đông nằm trên nền nhà bằng đất sét nện, tụt quần lòi mông; nhịp nhịp cây roi ông quát:

- Tao nghèo, chịu khổ để cho tụi bây đi học là học cho tụi bây, học cả cho tao – bé Đông sợ đau khóc rống lên, ông vẫn cương quyết – Tao đánh là để tụi bây biết, làm người ai cũng như nhau: có công được khen, có tội phải trừng...

*

Năm 1954, Lê Đông theo cha tập kết. Ba Bài sức yếu, không được phân công trở về Nam chiến đấu; ông làm phó ty thủy sản tỉnh Quảng Ninh.

Một sáng mùa hè, nhóm cán bộ tình báo đến nhà. Họ khéo léo bảo Lê Đông tìm nơi khác chơi để người lớn làm việc. Ông Ba Bài xua tay: “Kệ nhỏ, các đồng chí cứ làm việc bình thường đi”. Họ hỏi ông thời học trò thân với ai nhất. Ông thật thà:

- Có 2 người bạn học thủa bé, một người giờ là đại tá, tỉnh trưởng Bến Tre và người kia là Trung tá dưới quyền. Tụi tôi thường trốn học rủ nhau xuống bờ sông Cửu Long hái quả bần chấm muối ớt ăn với nhau. Tôi theo cách mạng. Do hoàn cảnh xui khiến, tụi nó đi vô hàng ngũ địch, làm sỹ quan – Ông dừng lại một lúc, giọng trầm xuống – Tụi nó vẫn thương tôi nên rất tốt với bố đẻ tôi – Ông nghiêm giọng khi thấy các sỹ quan tình báo liếc mắt nhìn nhau, nói tiếp - Ở thời nào, theo phe nào, những người giỏi luôn trung thực, nghĩa tình, thủy chung...

Họ chụp ảnh ông Ba Bài, đưa ông đọc lá thư đánh máy, nhờ ông chép lại, ký tên. Ông chăm chú đọc xong, thẳng thắn:

- Tụi bây biểu tao chép lại, ký tên, đúng nét chữ, đúng chữ ký nhưng tụi nó đọc, biết ngay không phải do tao viết. Trong thư nhiều đoạn chia phe phái, không hợp với tình cảm của chúng tao. Đại để tao tính viết vài câu, tao đọc, tụi bây nghe, thấy được không – Ông đi đi lại lại và đọc to:

“Tao ở tỉnh Quảng Ninh, sức xuống, gác súng, nhưng biết tụi bây dù thăng tiến, vẫn luôn ghé thăm ông già tao, giúp đỡ ổng... Tao viết mấy chữ để hai đứa biết tao nhớ tụi bây.

 Bây giờ, do thời cuộc, tụi mình, ba đứa, hai phương; lúc nào tao cũng nhớ tụi bây, tình bạn tụi mình khi đói, khi no, tao mang theo đến chết. Nhưng mà quê hương ruột thịt của mình bao giờ cũng là trên hết.

Tao sẵn lòng chết cho quê hương tụi mình. Tao muốn tụi mình để lại chút tiếng thơm đặng sau khi chết, quê hương còn nhớ đến tụi mình...”.

Những lời đó khắc vào lòng của cậu bé Đông, phải trung thực, nghĩa tình, thủy chung, rồi mới hết lòng vì quê hương đất nước, cũng là phần đầu bài học chân, thiện...

*

Năm 1961, Lê Đông được Nhà nước cử đi học ngôn ngữ học tại trường đại học Sophia. Trong công viên cạnh trường, anh loay hoay bấm máy ảnh chụp trộm cô bé tầm tuổi trăng tròn, xinh đẹp, hồn nhiên. Người bố cô bé vẫy anh lại, bảo ngồi giữa 2 bố con, hỏi:

- Anh là người Trung Quốc, người Triều Tiên?

- Người Việt Nam! – Lê Đông trả lời.

Ông giang tay ôm Lê Đông vào lòng: “Ồ! Đây là con em của một dân tộc anh hùng”. Ông bảo anh hãy xin phép con ông để được chụp ảnh. Chờ cho Lê Đông xin phép con gái mình và chụp mấy kiểu ảnh, ông hỏi họ tên, xin số điện thoại khoa của Lê Đông, chủ động mời anh đến nhà dùng cơm; dặn anh mang theo khoảng 20 tấm ảnh ưng ý và 10 tấm ảnh không ưng ý.

Sau bữa cơm thân mật do vợ và con gái sửa soạn, Levinsky xem 20 tấm ảnh và vứt vào sọt rác, trong 10 tấm không thích ông chọn ra tấm ảnh chụp bé trai đang kéo quần đi tiểu. Dòng nước cầu vồng bao lấy chiếc xe tăng phát xít Đức nỗi rõ chữ thập ngoặc và nòng súng gãy, tựa như không chịu được sức nặng dòng nước, cong xuống. Phía sau là sườn đồi xanh mướt cây cối trải đến hết tầm...

- Đây mới là khoảng khắc tạo ra tác phẩm lớn. Cả đời ta chưa gặp được những khoảng khắc này. Muốn lặp lại, cháu hãy cần mẫn bấm máy cho đến lúc cháu gặp may mắn của định mệnh và tuyệt đối tuân theo quy tắc – Ông chuyển sang nói tiếng Pháp – Le vrai, le bien et le beau (Chân, thiện, mỹ).

Từ hôm đó, Lê Đông thực sự yêu thích nhiếp ảnh.

*

Về nước, Lê Đông trở thành lính lái xe vận chuyển hàng hóa vào chiến trường, thuộc binh đoàn 559.

Một lần qua Dốc Kẻm đá dừng; bộ đội mệt mỏi ngồi, đa số nằm duỗi người nhìn vách đá thẳng đứng cao tận đến mây xanh. Lê Đông ôm viên đá nặng chục cân ném xuống vực, một màu đen tuyệt đối và không có tiếng vọng dội về. Nơi sâu thẳm và cao vút thế này, không có cách nào ghi hình lại được.

Phim rất quý, chỉ khi gặp các phóng viên chiến trường mới xin được 1 cuộn phim Liên Xô sản xuất. Chụp xong, gặp các đoàn đi ngược ra bắc, gửi phim về cho chị ruột Lê Thị Duyên tráng, in ảnh. Đường hành quân dài theo năm tháng, anh chẳng thấy ảnh mình chụp ở chiến trường.

Con đường xe qua ngày càng gần đến quê hương. Năm 1973, từ cao nguyên đoàn xe ô tô băng về miền trung du đến nơi phải qua một đoạn đường hẹp, hai bên vực sâu thăm thẳm một mầu đen tuyệt đối. Mưa hôm trước đọng lại trên mặt đường trơn. Trung đoàn trưởng Bảy Sự (quê ở Long An) cần một chiến sỹ lái xe đi đầu để đoàn xe sẽ nối đuôi nhau vượt cung đường ngay trong đêm. Lê Đông xung phong. Sáu Tiểu quê ở Quảng Nam giành đi đầu vì cho rằng tay lái mình vững hơn Lê Đông.

- Anh Sáu Tiểu không có quyền giành sự hy sinh về mình vì anh có 6 đứa con. Tôi hy sinh chỉ có 3 đứa mồ côi cha; phía trước là quê hương Bến Tre của tôi, tôi phải được quyền đi trước.

Trung đoàn trưởng quyết định cho Lê Đông dẫn đoàn. Ông bảo đoàn quân:

Có nhiêu rượu tụi bây mang hết ra đây uống với Lê Đông...

Hoàng hôn Trường Sơn nhuộm màu máu lên những ánh mắt long lanh ngấn nước trong tiếng gió đại ngàn như bão tố. Khoảng khắc đó, Lê Đông không có phim, anh không có lòng dạ nào để ghi hình.

*

Năm 1975, Lê Đông giải ngũ về làm phó phòng hành chính Ty giao thông Tiền Giang. Anh vẫn miệt mài nhiếp ảnh.

Năm 1992, anh mua được tờ báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và tìm thấy trong tờ báo những tác phẩm, bài viết xoay quanh trục: chân - thiện - mỹ. Từ đó đến nay, 30 năm ông mua và đọc không sót số nào. Khi tôi giao báo tận nhà ông (281/68 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình); ông tâm sự:

- Các bài báo được tuyển chọn từ những tác phẩm tốt nhất theo tiêu chuẩn chân thiện mỹ; xoay quanh nhân tình thế thái từ cổ chí kim. Do không có các bài kém chất lượng nên Báo Văn nghệ không lạc hậu sau thời gian dài được in ra. Nó là nguồn động viên để bản thân mình kiên trì kim chỉ nam: chân, thiện, mỹ.

Đêm thu 30/9/2000 mưa bay lất phất. Thảo cầm viên một chú hạc đang lần mò kiếm mồi. Lê Đông thoáng thấy và nhờ 4 anh bảo vệ cầm đèn pin chiếu vào.  Bà Từ Khánh Thu - vợ của ông dùng áo mưa che ống kín. Sau 3 lần bấm, hết phim. Khi thay phim, chú hạc bỏ đi. “Đêm tàn Thu” là bức ảnh đẹp mang tính hoang sơ được chụp do nhiều người giúp đỡ khiến ông ưng ý nhất đến thời điểm đó...


Các kỷ vật Trường Sơn của tác giả Lê Đông - Ảnh Lê Thanh Huệ

*

Về hưu, ông có thời gian dành cho nhiếp ảnh nhiều hơn.

Phút giây định mệnh chỉ đến với ông vào ngày sinh nhật thứ 73, sau 53 năm cầm máy và 3 lần bấm máy cuối cùng của cuộn phim...

Như nhiều người xem bức ảnh đều có chung nhận xét: tác giả Lê Đông sinh ra để chụp bức ảnh “Bàn tay của Chúa Trời”.

Trong phòng ở của mình bày biện nhiều máy ảnh và vật dụng mang từ chiến trường, nhiều cuốn anbum dày đựng các ảnh chất lượng cao do ông chụp và không có bức nào can thiệp bằng chỉnh sửa.... Những bức ảnh ông trưng bày trong nhà của mình: 5 bức, trong đó người nhà chiếm mất 3 bức ảnh; bức hình “Bàn tay của Chúa Trời” ông treo ở nơi trang trọng nhất ....


Đêm tàn Thu – chụp lại ảnh của tác giả Lê Đông

Chúng ta biết: xác xuất để có lại khoảng khắc chụp bức ảnh “Bàn tay của Chúa Trời” là bằng không. Tác phẩm đích thực của một thiên tài thường không quá số 1, cao lắm cũng không quá số ngón của một bàn tay. Những người không có những tác phẩm để đời thường có khối lượng tác phẩm đồ sộ và đi rất nhanh vào quên lãng... Để có kiệt tác nghệ thuật, ngoài sự chăm chỉ phải có may mắn gặp được những thân phận, những mảnh đời, những khoảnh khắc kết tinh của hơi thở cuộc sống. Phần còn lại là tài hoa của tác giả như kiểu chọn góc máy, ánh sáng, tiêu cự... và số lần bấm máy ứng với số tấm phim còn lại trong máy ảnh đủ để ghi lại khoảng khắc đó mà thôi. Do đó, cũng không có gì phải hãnh diện hoặc xấu hổ nếu chúng ta đi theo con đường nghệ thuật nhưng không có tác phẩm để đời.

Điều đáng ngạc nhiên, ông không vào hội nào, không gửi ảnh đăng báo, không mở triển lãm ảnh nghệ thuật. Tôi chỉ tìm thấy một trang tin điện tử* đưa tin về bức ảnh “Bàn tay của Chúa Trời” của ông được trưng bày trong phòng khánh tiết Tòa thánh Vatican; ông xác nhận thông tin này và cho biết thêm: ông không theo tôn giáo nào.

Suốt đời ông tôn thờ điều gì? Ông nói ngay: chân, thiện, mỹ và nhắc lại: ông là bộ đội Trường Sơn, chiến sỹ Đoàn 559...

Sài Gòn, tháng 11 năm 2022

Nguồn: Báo Văn Nghệ -  trang 50 số: 2+3+4 (2023) Tết Quý Mão.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm
Nợ sách đèn
Ngày ấy, chúng tôi từ khi đầu tiên mới tập tễnh cặp sách vào lớp 1 bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, thế hệ học trò chúng tôi trải qua khá nhiều kỳ thi qui định. Học trò có thi đỗ mới được lên lớp.
Xem thêm
Thương một nhà văn cao tuổi
Nghe tin một nhà văn cao tuổi (85 tuổi) là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, cũng là người tôi quý mến bị bệnh ung thư và khó qua khỏi trong thời gian tới. Tôi lật đật chạy đến thăm ông dưới cái nắng hè oi bức.
Xem thêm
Chất lính - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3262 – 3263.
Xem thêm
Beijing lá phong vàng (8) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu
Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.
Xem thêm
Cha tôi: Một ngón đàn tài tử đậm hồn thơ – Tạp bút Tương Như
Trong suốt cuộc đời, đôi khi phải chịu đựng cảnh mưa gió chìm nổi, tôi vẫn thường tự nghĩ mình là có lẽ là nơi hội tụ cơ duyên giữa ba dòng sông nghệ thuật: mỹ thuật, thi ca và âm nhạc.
Xem thêm
Duyên đá - Bút ký của Minh Đan
Mỗi ngày, mặt trời phía xa xa chưa kịp lấp ló, đã thấy ba tôi cần mẫn xách những xô nước mát trong trĩu nặng đôi bờ vai xương xẩu tưới lên những tia sống khỏe, mớm yêu cho từng khóm cây, chậu cảnh vườn nhà.
Xem thêm
Sức quyến rũ của sự chân thành
16 giờ ngày 14.4.2024, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu giữa tác giả - Tiến sĩ Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn)
Xem thêm
Sông chảy bên đời – Tuỳ bút của Nguyễn Thị Thu Thủy
Một đời người đã đi qua biết bao dòng sông, bao nhiêu ngã rẽ, khúc cua; mỗi dòng sông đều để lại bao luyến lưu, vương vấn, để lại những kí ức luôn tươi xanh mỗi khi nhớ về. Sông vẫn cứ chảy như thời gian trôi đi mải miết vì vậy “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Xem thêm
Rặng Diên Vĩ - Tản văn của Quốc Tuấn
Gió vẫn thổi, mái tóc thơm tuột khỏi giây buộc, quấn quanh đầu như vòng hoa nâu thẫm, vô tình quất bỏng môi người. Mùi hương đó, quen quá. Mùi tóc mẹ, hương quê vị quán. Tựa như làn nước lung linh, hơi thở chị uyển chuyển theo nhịp điệu không gian. Đôi mắt và đôi môi vẫn mỉm cười nhưng đã có chút tiếc nuối. Chính nỗi buồn ẩn chứa trên khuôn dung đã khiến chị trở nên hấp dẫn, pha lẫn sự hồn nhiên, ngây thơ tạo nên một tổng thể đẹp đến khó tin.
Xem thêm
Trần Bảo Định - Thú thưởng ngoạn văn chương qua tác phẩm “Đọc thơ bạn”
Có thể nói Trần Bảo Định là một hiện tượng văn học Việt Nam hiện đại: Chỉ trong vòng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, từ khi về hưu anh đã cho ra đời 6 tập thơ, hơn 10 tập tản văn, truyện ngắn và 3 tập tiểu luận phê bình trong khi phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác...
Xem thêm
Canh cá rô đồng – Tản văn của Châu Duyên
Tôi biết về món canh cá rô đồng đã lâu theo lời kể của cô bạn đang ở thành phố mang tên Bác, toàn những tin nhắn như là: Ê! Trưa nay tớ đang ăn canh cá rô đồng nè.
Xem thêm
Sài Gòn như nhà, như mẹ, như quê… – Tản văn của Triệu Vẽ
Ở Sài Gòn, không có ranh giới trọng khinh giữa dân “Sài Gòn” hay dân “tỉnh lẻ”, dân “phố” hay dân “phèn”. Trong huyết quản sâu xa của người Sài Gòn có ruộng đồng, bờ bãi, con trâu, con gà.
Xem thêm
Ơi mùa hoa ban! – Bút ký của Nguyễn Huy Bang
Chiếc máy bay VJ 299 từ Tân Sơn Nhất (sau 2 giờ 5 phút) bay qua không phận 3 nước.
Xem thêm
Tháng Ba hoa gạo – Tản văn của Bằng Lăng Tím
Đào phai, mai vàng là sự kì diệu của tháng giêng. Chúa của các loài hoa tháng ba chính là hoa gạo. Xuân sắp sửa đi qua, hạ lấp ló ở đầu ngõ. Hoa gạo đẹp theo nét riêng và tùy vào thời tiết. Hôm nào trời quang hoa đỏ thắm, ngời sắc trong khoảng không. Ríu rít đàn chim, lao xao ong bướm. Hoa như đốm lửa thắp sáng cả bình minh. Hôm nào sương dày đặc, nhìn hoa như ánh lửa đêm đông, lập lòe mang đến sự ấm áp lạ thường.
Xem thêm