TIN TỨC

Beijing lá phong vàng (1) – Tùy văn Nguyễn Linh Khiếu

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-01-13 22:07:47
mail facebook google pos stwis
755 lượt xem

Ở châu Á nơi nào cũng gặp sen. Nhưng sen trong băng thì mới gặp một lần. Đó là khi tới thăm Di hòa viên (Yihe Yuan). Đây được mệnh danh là Cung điện mùa hè (Summer Palace) và cách Beijing khoảng 15 km về phía bắc.

Nhà văn Nguyễn Linh Khiếu

Tuyết rơi

Buổi trưa có một đợt tuyết đầu mùa rơi nhẹ. Không ai ngủ được. Người nào cũng háo hức xem tuyết rơi. Các bạn Beijing nói tuyết đầu mùa bao giờ cũng mang may mắn tới mọi người.

Những bông tuyết trắng tinh bé xíu lơ lửng bay từ trời cao xuống đẹp tinh khiết.  Mong manh đến thắt lòng. Mọi người đứng ngoài trời giá lạnh xòe tay hứng tuyết. Tuyết bám vào mặt vào tóc vào khắp áo quần.

Tuyết tan mát lạnh chảy lênh láng thấm thía trên thịt da thật diệu kỳ. Tuyết rơi như mưa. Chỉ một lúc tuyết đã vun thành đống trắng muốt như gạo như muối dưới chân. Trời lạnh lắm.

Tuyệt đẹp thật nhưng làm sao đứng hứng tuyết dưới độ âm ngoài trời mãi được. Tiếc rẻ trở về phòng. Bạn hỏi: Anh thấy tuyết đẹp không? Nói: Tuyệt. Nhưng ngoài trời tuyết lạnh buốt. Hỏi: Thế sao? Nói: Trong nhà tuyết nóng bỏng. Bạn lừ mắt: Thật sao. Tuyết đầu mùa bao giờ cũng đến cùng may mắn.

 

Sen băng 

Ở châu Á nơi nào cũng gặp sen. Nhưng sen trong băng thì mới gặp một lần. Đó là khi tới thăm Di hòa viên (Yihe Yuan). Đây được mệnh danh là Cung điện mùa hè (Summer Palace) và cách Beijing khoảng 15 km về phía bắc.

Hôm ấy giữa mùa đông. Hồ Côn Minh (Kunming hu) rộng 230 mẫu trong khuôn viên Di hòa viên hoàn toàn đóng băng. Mênh mông một màu trắng lạnh vừa kỳ vĩ bi thương vừa bát ngát vô cảm. Mênh mông và kỳ vĩ đến nỗi không còn một sinh vật nào sống được.

Mình theo lan can ven hồ đến gần chiến hạm đá trắng thì bất ngờ gặp sen.

Trong băng hình hài sen còn nguyên vẹn nhưng sen đã chết. Sự sống ẩn náu ở đâu đó rất xa dưới đáy bùn. Hình như bùn là nơi đầu tiên sự sống trên hành tinh này sinh ra và bùn cũng là nơi cuối cùng sự sống trên hành tinh này ẩn trú.  Không có bùn chắc là không có sự sống. Không có bùn trái đất không có hoa sen. 

Sen trong băng tất cả đã héo quắt. Trông sen thật não nùng. Sen trong băng đẹp bi thương.

Ta sống với sen hàng ngày. Thân thuộc mọi vẻ đẹp của sen. Từ bùn lên sen như một thôn nữ kiêu sa dáng vẻ đài các lá ngọc cành vàng. Mọi hoàng hậu công chúa hoa hậu cũng từ bùn đất mùa màng mà ra. Tự nhiên sen thế.

Sen là sen. Bùn là bùn. Không có bùn thì không có sen. Bùn hóa thân thành sen hình hài tuyệt tác. Sen vinh danh bùn. Sen là bùn ở thời không khác.

Nhưng vẻ đẹp của sen trong băng thì kỳ vĩ và đau thương quá.

Không thấy sen bị hủy diệt tàn khốc và mĩ lệ trong băng thì không hiểu được sự vĩ đại của sự sống. Sen băng đó là vẻ đẹp phóng chiếu vị lai.

 

Đêm sáng

Ngày nào không nổi gió lớn ban đêm trời rất sáng. Những ngôi sao xanh biếc chới với hư không.

Đêm phương Bắc thăm thẳm trong vắt như thể mắt ai đã xa lâu rồi. Mắt ấy bây giờ không biết ở đâu. Đau đáu nhìn trong giá buốt. Buốt giá nhìn xót xa. Xót xa nhìn hư vô. Hư vô nhìn tuyệt vọng. Không nhớ nhung. Không luyến tiếc. Không oán giận. Không buồn. Không vui.

Mắt ấy thân thương lắm nhưng sao cứ vời vợi ở tận đâu. Đời người ngắn ngủi làm sao gặp lại được. Duyên mỏng phận hẩm làm sao trở về. Cái gì trong đời ta đã ra đi là vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.

Đêm phương Bắc thăm thẳm trong suốt. Có thể nghe được tiếng thì thào của xa xưa. Bỗng dưng hoang mang hoảng hốt vô cùng.

Từ gốc bạch dương cổ thụ nhìn lên những cành cây không lá in vào nền trời loáng thoáng vài ngôi sao lạnh buốt cô độc im phắc tạo nên một bức tranh mực Tàu vô cùng hư ảo. Bức tranh thực sự tĩnh lặng. Chỉ những đêm mùa đông phương Bắc sáng trời mới tạo ra những hình bóng nao lòng đứt ruột nát gan như thế.

Đêm mùa đông sáng trời có thể cảm nhận được thân phận của mình.

 

Trăng non

Sớm mai thức dậy một mình đi ra khu vườn trường. Khu vườn lạnh giá yên ắng lạ lùng. Không tiếng côn trùng không tiếng chim không tiếng lá.

Sớm mai bầu trời rỗng không trong suốt. Một bầu trời tuyệt đối hư không. Có một mảnh trăng lưỡi liềm mỏng manh xanh ngắt lạnh lẽo vời vợi cuối trời. Mảnh trăng xanh biếc chơi vơi như một lời vĩnh biệt.

Bầu trời trong suốt này mình chưa bao giờ gặp. Mảnh trăng non xanh ngắt này mình chưa bao giờ gặp.

Hôm nay mình gặp. Lúc này mình gặp. Biết đâu sẽ không bao giờ mình gặp lại bầu trời trong suốt này nữa. Biết đâu sẽ không bao giờ mình gặp lại mảnh trăng xanh ngắt này nữa./.

N.L.K

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm