TIN TỨC

Chu Quang Mạnh Thắng & Kẻ trộm bất đắc dĩ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1604 lượt xem

“Kẻ trộm bất đắc dĩ”, là một cuốn truyện dài, dành cho tuổi teen, vui, hài, nhiều tình tiết hấp dẫn, thú vị, nhẹ nhàng, giàu tính hành động, giải trí, và gần gũi với điện ảnh… Sách do NXB Kim Đồng phát hành vào tháng 2/2022.


“Kẻ trộm bất đắc dĩ” của Chu Quang Mạnh Thắng thu hút bạn đọc bởi nhiều chi tiết hấp dẫn, lối viết giản dị, nhẹ nhàng. 

Với những kỹ thuật viết mới hoàn toàn so với những tác phẩm viết cho thiếu nhi trước đây của Chu Quang Mạnh Thắng, Kẻ trộm bất đắc dĩ được viết theo phong cách giản dị, nhẹ nhàng, tự nhiên, giản lược những đoạn văn chương miêu tả rườm rà, nhằm tạo ra những diễn biến nhanh cho câu chuyện, với đầy ắp các diễn biến liên tục, bất ngờ, và được chia thành các lớp lang và các trường đoạn, các cao trào, các điểm chốt mở,… một cách rất chuyên nghiệp và bài bản.

Tác phẩm Kẻ trộm bất đắc dĩ cũng đã được tác giả chuyển thể thành kịch bản phim điện ảnh mang tên Truy tìm kẻ trộm, và lọt vào tốp 18 kịch bản xuất sắc nhất trong số 225 kịch bản tham dự cuộc thi Sáng tác kịch bản điện ảnh do Cục Điện ảnh tổ chức năm 2020.

Trước đó, nhà văn Chu Quang Mạnh Thắng cũng đã có gần một chục đầu sách viết cho tuổi thiếu nhi và tuổi mới lớn cùng một số kịch bản phim truyền hình nhiều tập dành cho lứa tuổi này, như: Võ đường Trúc Lâm, Phiêu lưu mùa hè, Trước ngưỡng cửa đời…


Nhà văn Chu Quang Mạnh Thắng.

Năm 2022, cũng là năm đánh dấu sự quay trở lại của nhà văn Chu Quang Mạnh Thắng trong lĩnh vực văn học, sau hơn một chục năm anh tạm gác chuyện văn chương để tập trung tham gia vào những công việc liên quan tới phim ảnh.

Ngoài viết văn, anh còn là một nhà biên kịch và một đạo diễn điện ảnh. Sau Kẻ trộm bất đắc dĩ, Chu Quang Mạnh Thắng còn có một tác phẩm văn học được phát hành ở nước ngoài vào tháng 4 năm 2022, có tên tiếng anh Scenes of life in Viennam, và một số tiểu thuyết đang sắp được hoàn tất.

Theo Vanvn

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm