TIN TỨC
  • Lý luận - Phê bình
  • “Da liễu Tây Nam bộ - một thời để nhớ” - Một tác phẩm mang tính nhân văn

“Da liễu Tây Nam bộ - một thời để nhớ” - Một tác phẩm mang tính nhân văn

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-10-10 10:30:43
mail facebook google pos stwis
100 lượt xem

                                                                                              Nguyễn Thanh

Xuất thân là Thầy thuốc, Nhà giáo, P.GS TS.BS Huỳnh Văn Bá không chỉ có mỗi ngày tận tụy cầm ống nghe khám sức khỏe cho bệnh nhân. Ông cũng không chỉ miệt mài đứng lớp giảng dạy cho sinh viên hoặc cầm bút làm thơ, viết văn theo tiếng gọi Y khoa và Nghệ thuật. Con người mang phong cách nghệ sĩ bẩm sinh của Bác sĩ Huỳnh Văn Bá trong tâm tư còn trĩu nặng một khát vọng chứa chan là Đi tìm cách làm Đẹp cho con người.

Nhà văn Nguyễn Thanh

Tác phẩm văn chương đích thực đầu đời của nhà thơ P.GS.TS Bác sĩ Huỳnh Văn Bá - thi tập “Đời và Thơ” (*) hiện hữu trên văn đàn với bốn ngôn ngữ (tetralingual poetry collection) xứng đáng ghi nhận là dấu ấn đẹp ngay từ đầu với những vần thơ tuyệt bút, sáng tác theo nhiều thể loại khác nhau. Tuyển tập với gần 30 bài thơ chọn lọc ra từ trong mấy trăm bài thơ sáng tác trong nhiều thập niên qua với nỗi trăn trở từ một nghề cao quí cũng đã được các nhạc sĩ, soạn giả : Tương Như, Huy Thọ, Phan Bá Kiệt... chuyển thể thành ca khúc và bài ca cổ phát sóng trên trên Youtube qua giọng ca của các nam nữ nghệ sĩ thời danh.

Như một hành giã đinh ninh cả đời đi tìm lý tưởng cao đẹp phục vụ cho con người, thầy thuốc giàu lòng nhân ái nặng hồn thơ Huỳnh Văn Bá ngày càng khao khát được đóng góp thêm nhiều điều hữu ích cho đồng bào xã hội.                     

Với tiêu chí làm tăng thêm nét đẹp thẩm mỹ từ thể hình đến tâm hồn con người, ở vị trí của người thủ lĩnh làng Y, Bác sĩ tự nguyện chủ biên một xóm văn. Không ngần ngại đứng ra kêu gọi những đồng nghiệp thầy thuốc giàu tâm huyết luôn biết sống hết mình vì mọi người, Huỳnh Văn Bá nhiệt thành cổ vũ cho Sứ mệnh Làm đẹp Chân dung, Vóc dáng con người. Ông tâm huyết kêu gọi các bác sĩ, chuyên viên, cán bộ y tế thuộc chuyên ngành Da liễu tập trung các bài viết phổ biến kinh nghiệm qua quá trình tác nghiệp y khoa theo ngành nghề chuyên môn của mình với ước mong xoa dịu bớt nỗi thương đau, nghiệt ngã của bệnh tật đồng thời làm tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho con người. Chủ trương mang ý nghĩa cao đẹp đậm tính nhân văn của Nhà văn. Bác sĩ. Huỳnh Văn Bá nhanh chóng được y sĩ đồng nghiệp từ bốn phương hưởng ứng hồ hởi gửi bài viết thích hợp chủ đề Da liễu về cho Bác sĩ chủ biên Huỳnh Văn Bá........

Xin chào mừng những thầy thuốc giàu tâm hồn nghệ sĩ - tác giả những bài gửi cộng tác ! Thế là việc dự trù xuất bản tập Truyện ký mang tính đặc thù về biệt ngành y khoa “Da liễu Tây Nam bộ - một thời để nhớ” do Bác sĩ Huỳnh Văn Bá chủ trì biên tập đã trở thành hiện thực. Với bản gốc tiếng Việt do nhà văn - dịch giả Nguyễn Thanh chuyển ngữ sang tiếng Anh- Pháp cùng với sự cộng tác bài vở của gần ba mươi tác giả vốn là thầy thuốc chuyên ngành sáng lòng nhân ái lúc nào cũng thương người hơn thương mình !

Đọc kỹ nội dung tổng thể gần 30 bài viết đa phần chuyên về Da liễu hay còn gọi là bệnh phong, độc giả có thể nhận rõ ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ đầu tiên cho đến bài cuối tập là tấm lòng nhân ái và nhân cách cao đẹp của những người thầy thuốc khả kính mà Bác Hồ vĩ đại kính yêu của chúng ta đã từng ca ngợi “Thầy thuốc như mẹ hiền ”.

Về tiêu chí tác phẩm “Da liễu Tây Nam bộ - một thời để nhớ”, Nhà văn Chủ biên .P.GS.TS.BS Huỳnh Văn Bá trước tiên đã chủ trương Làm đẹp vóc dáng, sức khỏe và sắc đẹp cho con người. Hơn 20 tác giả bác sĩ còn lại qua bài viết của mình đã hướng theo quỹ đạo chủ đề tác phẩm, dựa trên những kiến thức kinh điển uyên thâm tích lũy từ trường Y khoa để nói lên những kinh nghiệm quí báu nơi môi trường thực tế qua quá trình tác nghiệp của mình về bệnh Da liễu, bệnh phong:  Bài 2 của BS Ngô Thanh Tân - Cà Mau.... và cả bệnh HIV- AIDS: Bài 26 của TS. Ngô Tán - Bến Tre. Điều cảm động khôn cùng là các bài viết cộng tác được gửi tới cho nhà văn Bác sĩ Chủ biên Huỳnh Văn Bá đều là những phản ánh khách quan và khoa học. Đó là tâm tư tình cảm cao đẹp được nói lên tự sâu thẳm đáy lòng trong sáng thanh cao của những thầy thuốc giàu lòng nhân ái trong môi trường hoạt động y khoa về Da liễu Tây Nam bộ, kèm theo hình ảnh minh họa vô cùng sinh động. Bên cạnh những bài viết của bác sĩ chuyên ngành yêu nghề luôn hết mình vì bệnh nhân còn có những sáng tác của cán bộ y khoa và bằng hữu hằng quan tâm và yêu thích ngành y. Từ đó, số lượng bài gửi cộng tác gửi tới cho Bác sĩ Chủ biên ngày càng phong phú, đa dạng về thể loại và sâu sắc về nội dung. Tập ký chuyên ngành viết về y học đặc biệt không ngờ đã sớm thăng hoa trở thành một đại ngàn văn chương với kỳ hoa dị thảo, rực rỡ ngạt ngào sắc hương nghệ thuật. Trong những trang văn của những chiến binh áo trắng hiện diện nơi đây, người đọc sẽ cảm thấy thích thú khi bất chợt phát hiện ra những từ ngữ đẹp long lanh như hạt ngọc và những câu văn tuyệt bút thâm thúy như những sợi tơ vàng của những cây bút bẩm sinh có phong cách nghệ thuật độc đáo chưa hẵn là nghiệp dư này !

Có gì cảm động hơn tấm chân tình của những y sĩ đồng điệu khi nghe tiếng chim thánh thót gọi đàn của Nhà thơ. Nhà văn. Bác sĩ Chủ biên Huỳnh Văn Bá. Từ bốn phương trời, những bằng hữu hậu duệ của y thần Hyppocrates và nhà báo đồng điệu đã sâu sắc cảm thông, cùng nhau gửi về những trang văn tâm huyết tinh khôi của mình để chung tay góp phần vào giai phẩm.

Đồng thanh tương ứng, mỗi tác giả đa phần là y sĩ chuyên khoa không thiếu kinh nghiệm từ mọi miền đất nước với bài viết hiện diện trong “Da liễu Tây Nam bộ - một thời để nhớ” đã tạo nên dấu ấn đặc thù không chỉ trong sinh hoạt chuyên ngành y học. Tập truyện ký mang dấu ấn y học còn là biểu tượng những tấm lòng cao đẹp của những chiến sĩ áo trắng trên đấu trường quyết tử với kẻ thù bệnh tật không đội trời chung !

Cảm động khôn cùng trước những cuộc hành quân xa không quản ngại cực khổ của những hậu duệ Biển Thước Hoa Đà. Tất cả vì nỗi khổ đau của bệnh nhân đáng thương, nhà văn. Bác sĩ Chủ biên Huỳnh Văn Bá, đã thể hiện lòng thương người rất đáng trân trọng. Như một cánh chim không mỏi, ông đã  cùng đoàn cán sự, đã không ngại bôn ba tìm đến chữa trị bệnh cho bà con ở mọi miền đất nước. Từ Tây đô- thủ phủ miền Tây gạo trắng nước trong, cây lành trái ngọt đến từng vùng đất Mũi xa xôi, Đồng Tháp bao la, hay miền duyên hải Trà Vinh, Kiên Giang và đảo Nam Du giữ biển hơi quanh năm bập bùng sóng vỗ, nơi đâu cũng từng in đậm dấu chân hành quân của lữ đoàn áo trắng do Huỳnh Tướng công thống lĩnh. Cả đến những chuyến đi công cán của Bác sĩ chủ biên đến nơi hải ngoại xa xôi như đất nước hoa anh đào là cũng để tích lũy thêm kiến thức chuyên môn với mục đích về quê nhà chữa bệnh hiệu quả cho bà con xa gần trong nước.

Bác sĩ Huỳnh Văn Bá chủ biên tác phẩm “Da liễu Tây Nam bộ - một thời để nhớ” không chỉ là một thầy thuốc, một nhà giáo mang phong cách nghệ sĩ, đã làm thơ, viết văn và từng ngồi ghế giám khảo chấm thi hoa hậu luôn hết lòng tham gia bao công tác xã hội. Nhà văn. bác sĩ Huỳnh Văn Bá còn không ngại nắng mưa vất vả, âm thầm xuất tỉnh đi xa chữa bệnh cho bà con mang bệnh. Cả lần xuất dương công tác cũng là cơ hội tốt để ông thỏa mãn mộng tiêu dao nơi cảnh sông nước phương xa của một nghệ sĩ lãng tử giang hồ đi tìm cảm hứng sáng tác văn chương.                                                3

Nhà thơ, nhà văn Bác sĩ Huỳnh Văn Bá chủ biên với sự cộng tác của một số đồng nghiệp thầy thuốc và nhà văn, độc giả sẽ trước hết sẽ vừa thích thú có được cảm nhận biết được nhiều điều bổ ích thường thức về một bệnh ngoài da (thường gọi là bệnh phong) thực sự là không phải là hiếm gặp ở nhiều người để chữa trị và phòng ngừa. Thứ đến, các bạn cũng có dịp thưởng thức thêm cho vui những tác phẩm văn chương chưa chắc hẵn là của tác giả nghiệp dư ngành y trong những phút giây trà nước tâm sự bên nhau về thế thái nhân tình. Dù vậy, ở ngòi bút nào, bạn đọc cũng không khó nhận ra ở bài viết của tác giả tỏa ra một triết lý nhân văn cao đẹp rất đáng trân trọng : “Lòng thương người hơn thương mình”, và sự hy sinh vô bờ cho người bệnh cao quý khôn cùng ở những người chiến binh áo trắng !

                                               Vọng nguyệt các, mùa Trung Thu . 2024

                                                                  N.T

 

*Do Nguyễn Thanh biên tập và chuyển ngữ từ Việt sang Anh-Pháp-Trung  (HNV XB  quí I/2021)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm
Những vần thơ sáng nghĩa kim bằng
Nhà thơ Trinh Bửu Hoài là người bạn văn tốt của tôi đã quen thân nhau từ năm 1970 khi anh hoạt động văn nghệ ở An Giang. Cách nay hơn 10 năm, sau khi nhà văn quá cố Nguyễn Khai Phong đã vài lần giục tôi làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam cùng với tán thành của nhà thơ đánh kính Trịnh Bửu Hoài. Dù biết ở Cần Thơ mình là người mồ côi, kém tài lại vụng về trong giao tiếp nên ít có bằng hữu tình thâm, năm 1918, tôi vẫn đánh bạo nghe lời những người bạn tốt xin vô Hội Nhà văn Việt Nam với sự giới thiệu nhiệt tình cùng lúc của các nhà văn : Nguyễn Khai Phong, Trịnh Bửu Hoài, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Trọng Tín. Mặc dù biết rằng với mình, con đường về La Mã vẫn còn diệu vợi ! Hôm nay, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài đã về với cõi Ly Tao bất diệt, tôi viết bài này để ân tình bày tỏ lòng nhớ ơn anh, một thi sĩ tài hoa nhân cách rất tốt với bạn bè.
Xem thêm
Nội trú trong ta một nỗi buồn
Bài viết của nhà thơ Đặng Huy Giang về “Năm ngón chưa đặt tên” của Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn 2024
Xem thêm
Thấy gì từ “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng?
Bài viết của Lê Xuân Lâm, cộng tác viên tích cực của Văn chương TPHCM.
Xem thêm
Mấy điều bất thường xung quanh bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ
Không phải vì tác giả là người viết kịch, có duy nhất một bài thơ được chọn vào sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân, mà bài thơ này có tính bất thường. Trong sách của Hoài Thanh và Hoài Chân có những tác giả sau chỉ có một bài : Thúc Tề, Đoàn Phú Tứ, Vân Đài, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm, Phan Thanh Phước, Hằng Phương, Mộng Huyền. Có hai tác giả được nói đến mà không trích bài nào trọn vẹn là T.T.KH, và Trần Huyền Trân. Vậy thì bài thơ của Đoàn Phú Tứ bất thường ở chỗ nào?
Xem thêm
Tiểu thuyết “Trưng Nữ Vương” – Bản tráng ca về những Nữ Vương đầu tiên của đất Việt
Bà Trưng quê ở Châu Phong,Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.Chị em nặng một lời nguyền,Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Xem thêm
Về nương bậu cửa kiếm tìm an yên
Bài viết cho cuộc ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm với ‘Ấm lạnh pháp đình’
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Bồi hồi, thổn thức, bâng khuâng…
Bài viết cảm nhận của nhà thơ Hoa Ngọc Dung
Xem thêm