TIN TỨC

Đặng Phúc Minh - Một tấm lòng phụng sự vì sự phát triển của cộng đồng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1710 lượt xem

NGUYỄN VĂN HÒA

Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ, đã nghỉ hưu, nguyên là Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh. Anh có nhiều đóng góp và quan tâm đặc biệt đến với phong trào khuyến học, khuyến tài đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung. Bên cạnh những đóng góp đó, Đặng Phúc Minh còn là người tiên phong trong các phong trào đóng góp để xây dựng các công trình dân sinh và giúp đỡ người nghèo. Con người ấy, tấm gương ấy, những việc làm ấy rất đáng để chúng ta trân trọng và ngưỡng mộ.


Ông Đặng Phúc Minh và tác giả bài viết.

“Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1975, ở vùng sâu Vĩnh Thạnh người ta thường thấy một người gánh hàng trăm gánh nước mỗi ngày để tưới rau và cây trái. Đó là hình ảnh thầy giáo Toán - Lý Đặng Phúc Minh. Từ hai bàn tay trắng, bằng sức lao động chân chính, anh đã vươn lên mọi nghịch cảnh của cuộc đời để có cuộc sống đầy đủ như hôm nay, các con cháu anh đều thành đạt, là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân… Hàng năm anh và các cháu dành ra hàng chục triệu đồng hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học. Nhiều cháu được anh nuôi dưỡng đã trưởng thành. Nhờ tài vận động theo hướng xã hội hóa khéo léo của anh hơn 10 năm qua đã có được một ngàn chiếc xe đạp, hàng vạn cuốn tập và gần 20 tỷ đồng cho phong trào khuyến học, khuyến tài huyện Vĩnh Thạnh. Anh cũng đã từng chở honda đưa ông Chủ tịch Hội khuyến học Phạm Ngọc Trác đi các nơi, tính ra hơn 40 ngàn km (như đi 1 vòng quanh Trái đất). Có thể nói Đặng Phúc Minh là người đầu tiên ở Cần Thơ tìm ra con đường đưa học sinh du học qua Nhật thông qua trường Nhật ngữ Đông Du ở TP. HCM. Những năm qua toàn khu vực ĐBSCL có 53 em được du học sang Nhật thì Vĩnh Thạnh đã chiếm 41 em. Nhiều người gọi đó là “Hoa anh đào” nở trên đất Vĩnh Thạnh” (Lê Xuân).

Bên cạnh những hoạt động xã hội, Đặng Phúc Minh là một cây viết chắc tay với vốn kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực.  Không chỉ làm thơ mà anh còn viết văn rất ấn tượng. Những trang văn của anh chính là những trang đời. Đọc văn Đặng Phúc Minh, người đọc càng nhận ra sự tinh tế, sắc sảo trong cách nhìn nhận, đánh giá về thế sự nhân sinh. Có lẽ sự trải nghiệm, vốn sống và cả chiều sâu văn hóa đã giúp anh viết ra những trang văn thấm đẫm tinh thần nhân văn nhân ái như vậy.


Các tập sách đã xuất bản của Đặng Phúc Minh.

 

Tính đến thời điểm này, anh đã cho ra mắt 10 đầu sách:  Dâng hiến (NXB Kiên Giang- 1989), Đường ta đi (NXB Văn Nghệ, 2008), Dáng Kiều của nhân loại (Thơ-văn, NXB Phương Đông, 2010), Trỗi dậy và đi  (Thơ-Văn, NXB Phương Đông, 2011), Đường ta đi (Thơ văn song ngữ Việt – Anh, NXB Hội Nhà văn, 2011), Lời trăn trối cuối cùng của mẹ (NXB Thời đại, 2014), Điều kỳ diệu từ đôi mắt (NXB Hội Nhà văn, 2016), Trân quí điều bình thường (NXB Hội Nhà văn, 2017), Từ niềm tin đến niềm vui (NXB Hội Nhà văn, 2019), Mẹ, nguồn yêu thương vô bờ (NXB Hội Nhà văn, 2021).

Thơ Đặng Phúc Minh là những vần thơ đậm chất trữ tình, anh trung thành với lối viết truyền thống. Những bài thơ của anh bao giờ cũng bao giờ cũng chan chứa tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình, tình yêu; nỗi lòng của một con người sống hết lòng vì mọi người, hết lòng vì sự phát triển giàu đẹp của Tổ quốc. Đọc thơ Đặng Phúc Minh phải đọc đi đọc lại nhiều lần, bạn đọc mới thấy được ẩn ý mà nhà thơ ký thác vào đó. Một cái nhìn nhân bản, luôn hướng về cái đẹp, cái bình yên, hạnh phúc của con người. Ở đó, còn là sự tri ngộ của chính bản thân, phải sống, phải làm việc, phải làm gì có ích cho đời, để không phí thời gian mình đã sống trên cõi thế!

Ta muốn viết cho thơ trào ngọn bút/ Cho niềm tin dâng ngút cõi trời cao/ Cho tình yêu trải rộng đến muôn nơi/ Muôn thế hệ hát say lời thương mến/ Để con người thương nhau không bờ bến/ Và hạnh phúc nỗi nhau dài vô tận/ Cho đất cằn muôn nụ, muôn hoa/ Cây khô héo sẽ đâm chồi nẩy lộc/ Từng nhà máy dựng lên từ sa mạc/ Và biển xanh cá bạc chất no thuyền/ Cho ruộng lúa trĩu hạt vàng óng ả/ Từ thác ghềnh tỏa điện khắp muôn nơi/ Kìa em ơi!/ Đường đại học thênh thang chờ em đến/ Để kiến thức loài người/ Được trải dài vút bổng đến muôn sao/ Và em nhé!/ Trường mẫu giáo/ Đẹp như thời thơ ấu/ Thật rộng rãi khang trang và đầy đủ/ Thật huy hoàng lộng lẫy nhất hành tinh/ Đón từng cháu lên ba vào lòng mẹ...

Mượn câu chuyện tình yêu của Anh và Em, qua cuộc đối thoại giữa Anh và Em   Đặng Phúc Minh muốn chuyển tải một thông điệp sâu xa hơn trong bài Liên tưởng:

Anh hỏi em:

Vận tốc nào nhanh nhất?

Em trả lời:

Ánh sáng anh ơi

Ba trăm ngàn ki lô mét một giây

Gây chấn động kinh hoàng khi ta đến

Đúng chưa anh?

Anh yêu dấu của em.

 

Em nói đúng

Mới một phần nói đúng

Còn theo anh

Ánh sáng vẫn chưa nhanh

Vẫn phải mất một thời gian

 

Để lướt hết một không gian

Từ trái đất đến mặt trời ý ngoài tám phút

Rồi một vì sao ở gần ta nhất

Bốn năm sáng có khi hơn thế nữa

Lại có những vì sao chưa chiếu tới ta

Tuổi trái đất đã ngoài bốn tỷ

Cho anh nói phần anh suy nghĩ

Anh yêu quá!

 

Em ơi

Anh yêu quá!

Yêu con người

Yêu cuộc sống hôm nay

Và yêu mãi mối giây liên tưởng

Nó đi nhanh hơn ánh sáng em à.

Bằng liên tưởng ta trở về tròn quá khứ

Bốn ngàn năm lịch sử sáng từng trang

Bằng liên tưởng ta đến với ngày mai tươi sáng

Mỗi bước đi phơi phới dựng tương lai

Bằng liên tưởng

Anh đến với em không mất thời gian

Dẫu em có bị đại bàng nào bắt cóc

Đưa em đi hút bóng cuối chân trời.

 

Bằng liên tưởng

Em trở về trong khoảnh khắc

Hát bên anh, ôi khúc hát ban đầu

Hơn ánh sáng đó là liên tưởng

Chịu chưa em?

Em yêu dấu của anh.

Cái cốt lõi vẫn là tình yêu con người, tình yêu nhân loại và sự sống đáng quý từng giây từng phút này. Với ông, được sống đã là món quà quý mà Đấng tối cao đã ban tặng, sống và làm việc gì có ích dù rất nhỏ vẫn là điều mà ông luôn cố gắng thực hiện, khi bản thân ông thấy may mắn hơn người khác. Và ông còn có thể giúp đời trong khả năng của ông.

Đặng Phúc Minh là một trong số những người cầm bút có ý thức đào sâu nghiên cứu con người, cuộc đời trong nhiều mối quan hệ đa dạng của đời sống. Vì thế, không chỉ trong thơ mà ở những tác phẩm văn xuôi anh cũng dày công khai thác, tìm hiểu tình yêu, con người, các giá trị văn hóa tinh thần trong dòng chảy chung của thời đại. Đặng Phúc Minh đã đưa ra nhiều những số liệu, luận cứ, luận chứng thuyết phục. Đó chính là những tổng kết, gợi mở, dự báo về các vấn đề cốt lõi về con người và xã hội; về các giá trị văn hóa, đạo đức ở hiện tại và cả ở chiều tương lai.

Đặng Phúc Minh đã dành phần nhiều để luận bàn về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Trong đó, anh nhấn mạnh đến vai trò của người mẹ; vấn đề giáo dục con cái; lòng chung thủy và đi đến sự khẳng định gia đình là nền tảng của xã hội. Cuộc đời của mẹ mình, cách đối xử của mẹ với mọi người xung quanh và sự quan tâm chỉ dạy của mẹ dành cho bản thân anh là vô cùng lớn lao, vĩ đại. Nhà giáo, nhà thơ Đặng Phúc Minh nghiệm ra: Yêu thương quả là cội nguồn của bình an; Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc. Bởi hạnh phúc đích thực chỉ có khi con người hướng đến những giá trị tinh thần, tìm đến những lẽ phải để tạo dựng lòng tin và sự yêu mến của mọi người. Ngược lại, những thỏa mãn vật chất tầm thường chỉ mang lại cảm giác sung sướng nhất thời và sẽ nhanh chóng mất đi. Quan niệm về hạnh phúc còn có tác động lớn đến nhân cách: nhận thức đúng, con người sẽ dần đẹp lên mỗi ngày; nhận thức sai, con người trở nên lệch lạc và dần phá đi nhân cách...

Đọc những loạt bài Đặng Phúc Minh viết về các vấn đề văn hóa xã hội, nhất là bài viết về thực trạng gia đình hiện nay ở Việt Nam, với những suy thoái đang ngày một gia tăng, đó là: Sự ly hôn và nạn phá thai; sự gian dối đang diễn ra ngày càng nhiều. Điều này khiến cho những người có lương tri, trách nhiệm không khỏi đau lòng. Đọc những con số đáng báo động được tổng hợp, nêu ra trong bài viết, thấy rõ nỗi niềm trăn trở của tác giả: Theo phóng viên Ben Bland của tờ Financial Times, Radio Australia, số vụ ly hôn ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh (tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm, từ 53.000 vụ trong năm 2005 lên đến 90.000 vụ năm 2010)... Còn trên Báo Tuổi Trẻ ngày 27.9.2013, tác giả Nguyễn Quang Thân cho hay: theo công bố của Trung tâm Xã hội học thì tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp I là 22%; cấp II là 50%, cấp III là 64%; và sinh viên là 80%. Bên ngoài xã hội, sự dối trá diễn ra phổ biến và trở thành căn bệnh mãn tính...

Đặng Phúc Minh với tâm niệm rất nhân văn: “Thắp một ngọn nến, thay vì ngồi đó nguyền rủa bóng tối. Chúng ta đang sống trong một xã hội với biết bao thách đố, nhưng chúng ta không thể ngồi yên để nguyền rủa bóng tối... hãy thắp một ngọn nến thì tin chắc rằng ít nhiều bóng tối sẽ được xua tan...”.

Những số liệu mà Đặng Phúc Minh dẫn ra chính là hồi chuông cảnh báo đến tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Đọc những gì trong các tập sách mà Đặng Phúc Minh đã viết, gặp trực tiếp ông ở ngoài đời, được ông chuyện trò, trao đổi tôi càng quý mến và trân trọng tấm lòng, cốt cách của một người như ông. Ở thời buổi này, một con người sống lặng lẽ, làm nhiều việc có ích, luôn quan tâm đến người khác như Đặng Phúc Minh quả là thật hiếm.

Với Đặng Phúc Minh, cái còn lại cuối cùng của đời một con người là những việc mình đã làm, đã đóng góp cho nhân thế (dù rằng ông cho rằng đó chỉ là phần bé mọn). Với ông, được sống trên đời này đã là điều đáng quý, sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ để cùng nhau vượt qua khốn khó; bởi không chỉ cho cá nhân mình mà nhìn ra và quan tâm đến đồng loại xung quanh, nếu mình có chút gì để san sẻ để mà yêu thương!

Tôi gặp Đặng Phúc Minh vào một ngày đầu tháng 6/2024, Cần Thơ nắng mưa bất chợt bên cạnh ngôi nhà tổ của ông. Một công trình hoành tráng, lưu giữ những ký ức của gia đình, dòng tộc Đặng Phúc. Ông hào hứng giới thiệu về lịch sử gia tộc về những việc ông đã và đang làm cho hậu thế. Ông vẫn lặng lẽ làm những công việc “không tên” của một người luôn sống và nghĩ về người khác. Phía trước ngôi nhà tổ, là một nhà máy nước lọc miễn phí cho dân mà gia đình ông đã bỏ tiền ra làm. Dòng người vẫn hối hả đến lấy những bình nước lọc từ nhà máy trong niềm vui khôn xiết!

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phùng Quán – Người đặc biệt nhà số 4
Đối với anh em Văn nghệ Quân đội, nhà thơ Phùng Quán là một trường hợp rất đặc biệt.
Xem thêm
“Khắc đi… khắc đến” - Bước chân của một nghị lực phi thường
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 139, ngày 05/9/2024.
Xem thêm
Nhà thơ Hoàng Cầm – Mưa dần xanh lại lá diêu bông
Khi thực hiện bộ phim tài liệu chân dung Bên kia sông Đuống - cái nhìn về cuộc chiến tranh năm 2001 cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm tại căn nhà nhỏ của ông trên một con phố thủ đô Hà Nội. Tại sao lại chọn bài thơ Bên kia sông Đuống? Tôi cũng không rõ ai là người đầu tiên gợi ra tên phim từ một bài thơ của Hoàng Cầm, nhưng cái vế “cái nhìn về một cuộc chiến tranh” đã khiến anh em làm phim phải rất vất vả giải thích và bản thân tôi đã có được bài học sâu sắc cho riêng mình. Chẳng hiểu tại sao, đã bước sang thế kỷ mới, mà cái tên Hoàng Cầm và các tác phẩm của ông vẫn luôn phải chịu nhiều soi xét.
Xem thêm
Vị tướng của lòng dân
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng - BQP
Xem thêm
Nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai – Người tạo được “giang sơn” không cho riêng mình
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã định vị trong lòng công chúng với nhiều ca khúc nổi tiếng. Và trong số đó, không ít ca khúc được chị phổ nhạc cho thơ. Thơ của chị, thơ của nhiều nhà thơ. Đam mê nghệ thuật của chị không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà được mở rộng sang lĩnh vực thi ca. Với 6 tập thơ đến với bạn đọc, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã âm thầm, góp thêm cho đời sống văn chương những sáng tạo của mình để công chúng tham khảo, khám phá và cũng có thể hòa điệu tâm hồn.
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Có một mái đầu tóc bạc - bài hát đầy yêu thương tự hào…
”Có một mái đầu bạc “, bài hát đầy yêu thương tự hào với nhà lãnh đạo được nhân dân vô cùng yêu quý: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Bài do tác giả gửi cho Văn chương TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sáng mãi ánh Sao Khuê - Chùm thơ nhiều tác giả
Chùm thơ của Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Hùng, Hồ Bá Thâm
Xem thêm
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, với tôi là xà ngang, cột dọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã khá lâu không gặp. Dù công việc tôi đều theo tư cách đàn em, luôn hỏi anh. Nhớ ngày xưa, khi rất khó khăn, cần tiền đúng như mong “Bác Hồ hiện diện”, anh đã mời và bố trí tôi viết kịch bản phim truyện để có cần câu cơm mưu sinh khi làm ông bố. Cuộc mưu sinh đó cũng đã rất xa rồi. Hậu duệ của cuộc mưu sinh chắc chắn hoàn toàn không biết. Bạn ấy đã là chủ gia đình riêng nhỏ. Phạm Ngọc Tiến đã biết sợ không dám nhận thách đấu bia rượu thuồng luồng như ngày trước.
Xem thêm
Nhà thơ Văn Công Hùng với nhà thơ Hoàng Cát
Bài viết của nhà thơ Văn Công Hùng cùng bài thơ ký họa chân dung Hoàng Cát thay vài nén nhang viếng vọng từ xa.
Xem thêm
Một nhà quản lý thép với trái tim ấm nồng Trần Quỳnh Hoa
 Tập truyện ký “Bông Mai Xanh kiêu hãnh” là một tác phẩm mới, khá cuốn hút của nhà văn Kiều Bích Hậu, xoay quanh nhân vật chính – Cử nhân Khánh Hương.
Xem thêm
Nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa – tư tưởng Phan Khôi
Nhắc đến tiến trình vận động và phát triển của văn hóa, tư tưởng và báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không ai có thể phủ nhận những đóng góp cũng như vai trò to lớn của một nhà báo, nhà văn và nhà văn hóa – tư tưởng xuất sắc Phan Khôi (1887-1959).
Xem thêm
Tác giả Phùng Hiệu: Nhà văn đi làm báo sẽ dễ hơn nhà báo đi viết văn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nhà báo Phùng Hiệu đã chia sẻ những chiến lược và phương pháp độc đáo giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc viết báo và sáng tác sách.
Xem thêm