TIN TỨC

Thương phố ngày đau… – Tản văn của Thanh Tuân

Người đăng : staff
Ngày đăng: 2021-07-21 10:44:42
mail facebook google pos stwis
2981 lượt xem

Những ngày dịch bệnh lan tràn là những ngày Phố đau. Ngày đầu ủ bệnh, ngày vài chục tới vài chục ca dương tính, phố bắt đầu thấy mình mẩy đau nhức. Xe cộ đi lại thưa hơn, người cũng bớt ra đường hơn, đèn điện vẫn còn sáng nhưng tiếng nhạc dường như vắng. Đó là những ngày phố đau âm ỉ. Những nỗi đau không hiện hình thường là những nỗi đau dai dẳng. Để rồi một ngày kia nỗi đau ấy không còn là âm ỉ nữa mà là sự bùng phát dữ dội, ngày ấy phố oằn mình trong nỗi thương mang. Khắp cả cơ thể Phố, chỗ nào cũng trở thành tâm điểm của dịch. Phố bệnh thật rồi…

Xe cộ không còn ra đường như mọi khi. Tiếng nhạc và ánh đèn không còn đủ sức gợi cảm để mời mọc con người tụ tập. Và, con người ta có thương nhau, nhớ nhau cũng đứng xa mà nhìn. Ánh mắt khắc khoải và nụ cười như có nước đằng sau lớp khẩu trang dày và bí hiểm. Con người ta buộc phải ngờ vực nhau trong cơn hoang mang tột độ. Buộc phải né tránh nhau trong cơn thèm khát yêu thương. Và, buộc phải tàn nhẫn với chính mình và người thân kể cả một khi con người ta lìa trần vẫn không một ai đưa tiễn.

Phố khóc. Nỗi đau đến tận cùng rồi con người ta sẽ rơi vào câm lặng. Phố lặng thinh. Đó là những ngày phong thành. Ngày Phố giãn cách, có lẽ là những ngày đớn đau nhất. Con đường không người thấy xa vời vợi. Những đại lộ không còn ních chật những xe và người ngay cả giờ tan tầm. Đại lộ trở nên thênh thang trong nỗi cô độc. Những con hẻm trở nên sâu hun hút về đêm. Cây cột đèn ngày nào có đôi trai gái hẹn thề bây giờ cũng trơ trọi phả ánh nhờ nhợ vàng.

Ngày Phố giãn cách, những hàng quán muôn màu sắc ngày nào giờ chỉ còn màu tiếc nuối đằng sau cánh cửa khép hờ. Ghế đá công viên không còn tiếng cười của lũ trẻ, không còn ánh mắt những cụ già tập dưỡng sinh liếc nhau tình tứ và cả không còn những chiếc xe kem kèm theo vài chùm bóng bay. Vài chiếc lá vàng đậu buồn thiu một nỗi buồn cách li vô tận.

Ngày Phố giãn cách, vỉa hè như rộng thêm ra. Hương cà phê mỗi sớm mai không còn thoang thoảng, khói thuốc cũng chẳng còn bâng khuâng xoáy thành vòng tròn hư ảo trước khi tan vào không trung. Và, cũng chẳng còn tiếng bấm máy lách tách của một nhiếp ảnh gia nào đó đang len lén chụp vội gương mặt của cụ già bán vé số ven đường.

Phố giãn cách, đêm trở về đêm đúng nghĩa. Phố thinh lặng trong màu u tối. Phố thèm lắm tiếng rao hàng đêm khuya khoắt: Ai… tàu hủ… bánh đậu xanh…, Ai… hủ tiếu hông… Ôi… cái âm điệu ru hời bất tận đã ru phố qua mấy trăm năm từ khi phố có tuổi giờ rơi đâu mất. Phố chìm trong quay quắt nhớ nhung. Phố thèm lắm những lời rao âu yếm ấy. Thèm như thèm một ánh mắt người tình sau bao ngày ngóng đợi. Phố rầu rĩ úa nhàu trong nỗi quặn thắt từng cơn. Những hàng me, hàng phượng vĩ và xà cừ mới ngày nào còn lơi lả trong niềm hân hoan đón hè với tiếng ve ca thán mùa li biệt, giờ cũng ca vẫn bài ca mùa cũ ấy nhưng nghe sao bồn chồn quá. Phượng thèm một cành tay nào đó vin hái. Me thèm một cái tựa lưng nào đó của một bóng yêu kiều nghiêng vành nón lá. Giờ tất cả đều nghe xa lắc trong niềm nhớ nhung vô định.

Phố đau. Những cánh chim sẻ, bồ câu lang thang sẽ không còn giật mình bay thoảng thốt. Không khí chẳng còn bàng hoàng trong ô nhiễm. Những cơn mưa bất chợt không còn trêu đùa cho đôi tình nhân chạy vội. Và, con người cũng chẳng còn xô lấn trong cuộc mưu sinh. Nhưng như thế thì phố còn gì là phố. Nếu con người ta chỉ đóng cửa an phận trong những con biệt thự, biệt phủ để tìm niềm an yên cho chính họ và gia đình thì những ánh mắt nơi vỉa hè sẽ thêm bần thần, hoang dại biết bao nhiêu. Nếu phố không còn xô lấn trong cuộc mưu sinh thì những mảnh đời bất hạnh lê la sẽ về đâu khi đèn đường vụt tắt. Phố buồn trong âm điệu buồn thương ca của mùa trời phẫn nộ. Biết làm sao khi còn đó những yêu thương nhưng phải xa cách nghìn trùng? Biết làm sao khi còn đó những khát khao và ước vọng nhưng phải dở dang mà không phải dở dang vì lòng người thôi không gắng sức? Thương phố…

Bảy ngày, chín ngày, mười bốn ngày, hai mốt ngày, hay còn lâu hơn nữa…  Bao giờ phố thôi đau? Bao giờ phố lại thay tiếng còi cứu thương bằng tiếng rao hàng ngọt lịm? Bao giờ phố thay những bóng áo trắng đi lại vội vàng bằng những bóng hồng lả lướt? Hay đến bao giờ những biển báo biển cấm sẽ nhường chỗ cho em bé đi lại lũn cũn bên cụ già móm mém cười? Đến bao giờ phố tìm lại mình nơi cửa mở toang với những hoa lệ, những sầm uất, những rộn ràng vui bất tận? Bao giờ?

Trong cơn đau phố vẫn mơ về một ngày bình thường mới. Ngày bình thường ấy phố sẽ chan thương nhớ lên tiếng cười trong veo của cậu bé đánh giày nơi hàng quá ven đường; phố sẽ sớt yêu thương vào để tiếng rao đêm dài hơn, ngọt hơn, và sâu bất tận; Phố sẽ sớt niềm hạnh phúc để em bé không còn co ro ngủ bên vỉa hè, trên xe ba gác hay trên ghế đá công viên trong đêm cô tịch… Rồi Phố sẽ dang những con đường ôm chặt lấy người và xe để phố thôi không còn đơn lạnh trong thinh vắng. Phố lại trỗi nhạc, Phố lại phơi màu trên những đèn đường biển hiệu… ngày đó phố sẽ thật lung linh, thật xênh xang trong khuôn mặt mới, bộ quần áo mới, sẽ hân hoan trong ngày khi thôi không còn giãn cách. Phố mơ trong niềm đau; phố hoài vọng; phố khắc khoải, niềm khắc khoải bình thường. Thương phố ngày phong thành…Thương phố những ngày đau…

T.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tản mạn “Đêm trừ tịch”
Tản văn của Đại tá nhà thơ Trần Thế Tuyển
Xem thêm
Gặp gỡ Trường Sa – yêu hơn Tổ quốc mình
Một hành trình giàu cảm xúc của nhà báo nhà văn Phương Huyền
Xem thêm
Không thể - Trần Thế Tuyển
Không thể – một khúc nhớ lặng lẽ nhưng chan chứa yêu thương và tri ân của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển dành cho Đại tá, nhà báo Phạm Đình Trọng
Xem thêm
Ngòi bút thi sĩ giữ lửa nghề báo: Một trăm năm mãi xanh
Chuyên mục Tiếng nói nhà văn của báo Văn nghệ, số 25, ngày 21/6/2025
Xem thêm
Ngày của sự sinh thành - Bút ký của Lê Thị Tuyết
Bài viết về ngày 30/4/1975 và những năm tháng không thể nào quên
Xem thêm
“Quan trí” - Bút ký của Lê Thanh Huệ
Nguồn: Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Việt Nam số 3193
Xem thêm
Vì yêu mến chữ yêu người yêu văn
Bút kí của LA GIANG (Nguyễn Minh Đức)
Xem thêm
Trước bóng tiền nhân – Ký của Nguyên Hùng
Bài đăng Tạp chí Sông Lam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Cây bàng vuông trên đất Hải Châu
Về quê, tôi nhận được tin nhắn của Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát Nguyên Chính uỷ Vùng 5 Hải quân “Trân trọng mời anh dự lễ trồng bàng vuông do Mặt trận Tổ quốc huyện đảo Trường Sa tặng“. Đúng giờ chúng tôi đến ngôi nhà nhỏ của Chuẩn Đô đốc nằm cạnh dòng kênh nhỏ bên bờ biển Thịnh Long nổi tiếng, thơ mộng. Đồng đội, bạn học và bà con nội ngoại của chủ nhà đã tề tựu đông đủ. Phần lớn là cựu chiến binh (CCB) lớn tuổi quân phục hải quân trắng tinh với đường viền màu xanh da trời thân thuộc.Gặp nhau là quý rồi. Một CCB cao niên mặc quân phục Hải quân nhắc lại lời của Người Anh Cả quân đội – Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm mọi người rưng rưng. Tôi thấy đôi mắt Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát đỏ hoe. Càng thấy việc làm của vị tướng Hải quân này có ý nghĩa.Chỗ quen biết từ lâu (anh trai Ngô Văn Phát học cấp 3 cùng liên khoá với chúng tôi), Ngô Văn Phát bộc bạch:• Có thể nói cả đời quân ngũ, tôi gắn bó với biển đảo. Năm 2024 thăm lại Trường Sa. Bà con và đồng đội tặng cây bàng vuông. Tôi mang về quê trồng để ghi nhớ những năm tháng gắn bó với Trường Sa, biển đảo. Khi làm báo QĐND, tôi có dịp làm việc với Ngô Văn Phát và đơn vị của anh- những chiến sĩ Hải quân như cây phong ba, bàng vuông giữa biển cả. Người con trai có dáng nhỏ thó, nhanh như sóc từ làng quê “ chân lấm tay bùn” trở thành vị tướng chỉ huy tài ba như đồng đội của anh khen tặng. Trở về đời thường, Ngô Văn Phát sống bình dị như bao chàng trai miền sông nước này. Luôn hướng về quê hương, góp sức xây dựng nông thôn mới, Ngô Văn Phát còn trực tiếp làm Chủ tịch Ban liên lạc cựu học sinh THPT B Hải Hậu tại TP.HCM và khu vực phía Nam. Dưới sự hướng đạo của vị tướng – cựu học sinh này, hội cựu học sinh THPT B Hải Hậu đã làm được nhiều việc cho quê hương, cho ngôi trường nơi có cây gạo đã đi vào truyền thuyết.“Cây gạo trường ta“ của nhạc sĩ An Hiếu (phổ thơ TTT) đã trở thành ca khúc truyền thống nơi mảnh đất “tầm tang“ giàu đẹp.Cây bàng vuông được Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát trồng cạnh dòng kênh nơi mảnh đất địa linh sinh nhật kiệt.Mảnh đất miền hạ sông Ninh, cách nay 500 năm tứ tổ khai sáng và cửu tộc lập nghiệp, trong đó có tổ cả của người viết bài này- Cụ Trần Vu – Dinh điền sứ thời hậu Trần. Mảnh đất ấy cách đây vài trăm năm quan triều Nguyễn – nhà thơ NGUYỄN CÔNG TRỨ đã đến đây dẫn dắt cư dân khai phá lập nên miền đất mới. Địa linh sinh nhân kiệt nơi này đã sản sinh ra nhiều “nhân vật nổi tiếng”. Tên tuổi của họ gắn với sự cống hiến cho đất nước như: các vị tướng: Trần Thanh Huyền (Chính uỷ Quân chủng Hải quân) Trần Văn Xuyên (Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân); Ngô Văn Phát (Chính uỷ vùng 5 Hải quân)… và những người “nổi tiếng“ khác: Trần Văn Nhung (nhà toán học đầu đàn- TTBGD); BS Trần Đông A (bàn tay vàng ngành phẫu thuật Việt Nam); Trần Minh Oanh, Nguyễn Văn Tuấn (Chủ tịch tỉnh); Phạm Tất Thắng (Chủ tịch – Bí thư huyện uỷ)… Lễ trồng cây bàng vuông Trường Sa ở quê hương Chuẩn Đô đốc chỉ mang tính biểu tượng. Thông điệp mà Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát gửi gắm; đó là sự tri ân với đất và người.Đất là nơi chôn nhau cắt rốn – quê cha đất tổ của anh. Người là bậc sinh thành, thầy cô giáo cũ, bà con cô bác đã góp phần nuôi dưỡng, giáo dục anh nên người – cho quân đội vị tướng nhân hậu và nghĩa tình. Và còn nữa, những đồng đội của anh; trong đó có cả những người không trở về sau ngày toàn thắng.Cây bàng vuông do quân dân Trường Sa tặng Chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát sẽ xanh tươi, đơm hoa kết trái, bồi thêm sức sống của vùng đất “ địa linh sinh nhân kiệt“ này. Đó là biểu tượng về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tất cả chúng ta- những cư dân sống trên dải đất hình chữ S thân yêu.Hải Hậu, cuối tháng 5-2025
Xem thêm
Văn chương và lòng yêu nước
Với bài viết “Cờ Tổ quốc trong trái tim tôi”, nhà thơ Trần Xuân Hóa (Đảng bộ phường Cát Lái) vừa được trao giải Khuyến khích tại cuộc thi viết cảm nhận “Quốc kỳ Tổ quốc Việt Nam”
Xem thêm
Anh Lộc – Tản văn Trần Thế Tuyển
Thật bất ngờ, cách đây hơn 5 năm, tôi ra HN dự lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn VN, anh Lộc đứng cạnh tôi cùng nhận quyết định. Quyết định do nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ký. Điều làm tôi bất ngờ là anh Lộc - người đàn anh cùng xóm, lớn hơn tôi vài tuổi lại mang tên Nguyễn Hoàng Hà.
Xem thêm
Má tôi - Ký của Bích Ngân
Bài đăng báo Người Lao động Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm
Trường Sa - Nơi biển gọi tên Tổ quốc
Ký của Nguyễn Văn Mạnh, Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Ngô Thị Thu Thủy - Người phụ nữ FUJIWA truyền cảm hứng
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 5 năm 2025
Xem thêm
Tôi kể chuyện về một người thầy quan trọng trong đời
Về cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu phó trường Tiểu học Nam Cát – Nam Đàn - Nghệ An
Xem thêm
Thăm chiến trường xưa
Ghi chép của Đại tá, nhà văn Nguyễn Văn Hồng
Xem thêm
Cảm xúc tháng Tư
Ký của nhà thơ Trần Ngọc Phượng
Xem thêm