TIN TỨC

Fujiko Fujio: Bộ đôi lẫy lừng của truyện tranh Nhật

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
698 lượt xem

Bộ manga (truyện tranh Nhật Bản) nổi tiếng Doraemon là đứa con tinh thần của bộ đôi mangaka (người sáng tác) lẫy lừng Fujiko Fujio. Một người đã tạ thế từ năm 1996, và người còn lại cũng vừa qua đời hôm 7/4, để lại nuối tiếc cho giới hâm mộ.

Fujiko Fujio là bút danh dùng chung của Motoo Abiko (1934-2022) và Hiroshi Fujimoto (1933-1996), từ năm 1954 đến 1987. Doraemon được bộ đôi tạo ra vào năm 1969 và ngay lập tức trở nên phổ biến với trẻ em ở Nhật Bản. Đây cũng là tác phẩm duy nhất của Fujiko Fujio được phát hành chính thức tại các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là Hoa Kỳ. Doraemon gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam kể từ khi ra mắt lần đầu năm 1992.


Fujiko A. Fujio (trái) và Fujiko F. Fujio. Ảnh tư liệu.

Mối lương duyên từ thuở nhỏ

Motoo Abiko chuyển tới trường tiểu học của Fujimoto ở tỉnh Toyama khi lên lớp 5. Lúc đó Fujimoto đã đến nói chuyện và khen Abiko: “Cậu vẽ giỏi lắm”. Fujimoto đã bị ấn tượng bởi sự thông minh và bản chất thấu đáo trong phong cách viết truyện của Abiko ngay cả khi hai người đang còn nhỏ. Cả hai cùng ngưỡng mộ mangaka huyền thoại Nhật Bản Osamu Tezuka, và bắt đầu vẽ truyện tranh cùng nhau. Thứ bắt đầu là một sở thích trẻ con sau này sẽ trở thành sự cộng tác ăn ý kéo dài suốt hơn 40 năm. Nếu họ không gặp nhau, có lẽ chúng ta đã không được thưởng thức những kiệt tác manga của bộ đôi huyền thoại này.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Motoo Abiko đầu quân cho một tờ báo địa phương ở Toyama và phụ trách một số cuộc phỏng vấn, vẽ tranh biếm họa. Năm 1952, Abiko và Fujimoto xuất bản bộ truyện tranh có tựa đề Tenshi no Tama chan. Năm 1954, Fujimoto thuyết phục Abiko chuyển đến Tokyo để theo đuổi sự nghiệp manga chuyên nghiệp. Họ đã được dẫn dắt trong một thời gian ngắn bởi thần tượng Osama Tezuka, và sau này còn giúp thầy mình hoàn thành những trang cuối cùng của bộ truyện Kimba Sư tử trắng.

1954 cũng là năm đầu tiên cả 2 cùng dùng bút danh chung Fujiko Fujio, trong đó Fujiko được ghép từ họ của hai người, FUJImoto và AbiKO, còn Fujio là lấy từ bút danh Fujio Tezuka của Osamu Tezuka, bậc thầy mà cả 2 cùng ngưỡng mộ.

Năm 1956, bộ đôi thành lập Shin Manga-To cùng với Fujio Akatsuka, và Ishinomori Shotaro (tác giả của Kamen Rider, Kikaida và Cyborg 009), hai mangaka thân thiết trong thời bắt đầu lập nghiệp ở Tokyo. Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Abiko cùng với Fujimoto chủ yếu viết truyện tranh phiêu lưu hành động hướng tới các cậu bé tuổi teen như Big One, Silver Cross và Umi no Ooji. Một trong các tác phẩm chung nổi bật là Obake no Q-taro (tạm gọi là Con ma Q Taro) – bộ truyện tranh về một con ma tên Qtaro hay gây phiền phức khi bay và dọa mọi người hay ăn trộm thức ăn, nhưng rất sợ chó. Vào những năm 1970, bộ đôi Fujiko Fujio bắt đầu viết truyện tranh cho người lớn, thường miêu tả khía cạnh siêu thực của xã hội dưới dạng tiểu thuyết. 

Năm 1987 họ kết thúc quan hệ đối tác. Motoo Abiko sáng tác động lập với bút danh Fujiko A. Fujio, còn Hiroshi Fujimoto trở thành Fujiko F. Fujio. Nhưng tình bạn của họ kéo dài suốt cuộc đời.

Hai tính cách Fujiko Fujio

Mặc dù Abiko và Fujimoto biết nhau từ thời tiểu học, nhưng tính cách của họ hoàn toàn khác nhau. Abiko hướng ngoại hơn, trong khi Fujimoto sống thu mình hơn. Fujimoto không thích chơi golf – điều được viết trong một số tập truyện Doraemon, ngược lại Abiko rất thích môn thể thao này.

Không giống như Fujimoto, người luôn có tâm lý vui tươi của một đứa trẻ và say mê vẽ Doraemon, các tác phẩm của Abiko u ám hơn, với những dấu hiệu hài hước đen tối và xen lẫn sự vô lý, chẳng hạn như trong loạt manga The Monster Kid. Những người hâm mộ bộ truyện tranh do Fujiko Fujio sáng tác cũng sớm nhận ra từ những phong cách vẽ khác nhau. Họ gọi những tác phẩm của Fujimoto là “Fujio trắng” và Abiko là “Fujio đen”, do có sự khác biệt rõ rệt về tinh thần giữa các tác phẩm.


Các nhân vật do Fujiko Fujio A sáng tạo.

Mặc dù các tác phẩm của Abiko có thể mang màu sắc đen tối, nhưng ông có cách kể chuyện dí dỏm và manga của ông có nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm của ông thường được cả trẻ em và người lớn yêu thích. Manga của ông bao gồm các câu chuyện về thể thao, lịch sử và kinh dị, và được dựng thành phim hoạt hình chiếu trên truyền hình.

Fujimoto luôn ấn tượng bởi tài năng của Abiko. Ở chiều ngược lại, cho đến trước khi qua đời, Abiko vẫn không ngừng nói về người mangaka đồng nghiệp của mình một cách trìu mến và tôn trọng, Abiko luôn nói rằng: “Fujimoto là một thiên tài”.

Abiko thường nói: “Tôi luôn muốn làm điều mà Fujimoto không thể làm được”, và cũng thú nhận: “Khi cả nước chìm trong cơn bão ‘Doraemon’, tôi nghĩ mình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành thư ký hoặc trợ lý của Fujimoto”. Dường như với Abiko, Fujimoto lúc nào cũng ở bên cạnh ông như một người anh tinh thần.

Theo Abiko, có vẻ nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của bộ đôi Fujiko Fujio là do Fujimoto phát hiện mình mắc bệnh ung thư gan và bệnh tim vào năm 1986. Việc “chia tay” là mong muốn của cả Fujimoto và Abiko để giải quyết các vấn đề về bản quyền và tài chính. Fujimoto qua đời vì suy gan ở tuổi 62 vào năm 1996 khi đang viết kịch bản cho Doraemon: Nobita và Thành phố xoắn ốc, tập 45 của bộ truyện.

Thành công của Doraemon thường được tôn vinh cho Hiroshi Fujimoto, tuy nhiên bộ truyện sẽ không tồn tại nếu không có Motoo Abiko.


Fujiko Fujio A và nhân vật trong Ninja Hattori-kun.

Motoo Abiko qua đời hôm 7/4 tại nhà riêng ở thành phố Kawasaki, thọ 88 tuổi. Ông là một trong những mangaka nổi tiếng nhất ở Nhật Bản và trên toàn thế giới, với di sản hơn 50 tựa manga trong sự nghiệp kéo dài hơn 70 năm. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại và hướng tới đối tượng mục tiêu khác nhau. Ông đã vẽ một bộ truyện cho số đầu tiên của Shonen Sunday – tạp chí truyện tranh hằng tuần đầu tiên của Nhật Bản năm 1959.

Các tác phẩm nổi bật, mang dấu ấn sáng tạo đột phá của ông có thể kể Ninja Hattori-kun, Obake no Q-Tarō, truyện tranh về golf Pro Golfer Monkey, manga hài đen Warau Salesman (Người bán hàng cười) và dĩ nhiên là Doraemon viết cùng Fujimoto. Tác phẩm manga tự truyện của ông Mangamichi đã trở thành kinh thánh cho những người trẻ tuổi khao khát trở thành mangaka. Di sản Abiko còn bao gồm các bộ truyện khác có ảnh hưởng khá lớn, mặc dù hầu hết không được biết đến bên ngoài Nhật Bản.

Tuổi trẻ cuối tuần

Bài viết liên quan

Xem thêm
Điểm lại các giải Nobel Văn học trong 10 năm trở lại đây
Từ năm 2010 đến nay, giải Nobel Văn học 2 lần thuộc về tác giả Mỹ (2020, 2016), các tác giả còn lại lần lượt thuộc các quốc gia: Áo, Ba Lan, Anh, Belarus, Pháp, Canada, Trung Quốc, Thụy Điển và Peru.
Xem thêm
Sức sống mãnh liệt trong thơ Louise Glück
Nhà thơ Louise Glück là một tên tuổi còn ít nhiều xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Năm 2004, thơ và một số tiểu luận của bà xuất hiện khiêm tốn trong tuyển tập 15 nhà thơ Mỹ thế kỷ XX
Xem thêm
Cheslav Milos - Lương tri và bản sắc tâm hồn Ba Lan
Nhà thơ, nhà văn kiêm dịch giả Cheslav Milos
Xem thêm
Cho nhau một chút an lành
Tôi muốn chợp mắt một chút để nghỉ ngơi nhưng xe cứ nhảy dựng vì ổ gà, luồng sáng chiếu lên mặt kính làm chói mắt và tiếng còi xe inh ỏi liên tục nhấn lên nên giấc ngủ không thể nào đến được.
Xem thêm
Colombre (Trương Văn Dân dịch)
Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia)
Xem thêm
Đi tìm vẻ đẹp mong manh và bất tận của văn học Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước của tinh thần duy mỹ. Người Nhật sống hết mình với hoạt động sáng tạo, thưởng thức, trân trọng và bảo tồn cái đẹp.
Xem thêm
Hình tượng người mơ mộng trong tiểu thuyết “Đêm trắng” của Dostoievsky
Trong những năm 1800 – 1859, lịch sử nước Nga có nhiều biến động dữ dội mà tiêu biểu là sự xuất hiện của tầng lớp tư sản mới cấu kết với chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nông nô chuyên chế diễn ra mà vai trò lãnh đạo thuộc về những người trí thức quý tộc tiến bộ. Trong xã hội, tầng lớp quý tộc thượng lưu và các tầng lớp dân nghèo như nông nô, công chức nhỏ mâu thuẫn sâu sắc. Giữa lúc đó, nhân dân Nga đã giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại quân đội của Napoléon (1812). Chính thắng lợi này đã củng cố tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ, là tiền đề dẫn đến cuộc khởi nghĩa tháng Chạp (1825). Cuộc khởi nghĩa này đã thất bại, phong trào đấu tranh chống ách nông nô chuyên chế lắng xuống rồi lại bùng lên dữ dội vào những năm 1850 khi nước Nga chịu thất bại trong cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kì và quân đồng minh Anh – Pháp (1853 – 1856).
Xem thêm
Nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa: Viết văn là… thiên mệnh
Tàn nhẫn, bóng tối, sự sa đọa khốn cùng là thế giới văn chương của Diêm Liên Khoa.
Xem thêm
Sự thật ít ai biết về bài thơ tình Nga làm thổn thức hàng triệu người Việt
Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơnEm mới hiểu bây giờ anh có lý
Xem thêm
Andrei Voznesensky - Kiến trúc sư của thơ Nga hiện đại
Andrei Voznesensky là nhà thơ Nga độc đáo và tài năng
Xem thêm
Thơ Orazmurad Muradov
(Vanchuongthanhphohochiminh) - Nhà thơ, nhà văn, dịch giả Orazmurad Muradov sinh năm 1974, tại thành phố Ashgabat, thuộc nước Cộng hòa Tuốc-mê-nít-xtan. Ông tốt nghiệp Đại học quốc gia Turkmen mang tên Magtymguly. Bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1994 với tư cách là một phóng viên báo Nesil. Ông viết văn, thơ và tiểu luận. Một số bài thơ và bài luận của Orazmurad Muradov đã được dịch sang tiếng Anh, Nga, Azerbaijan, Kyrgyzstan, Uzbek, Nepal, Croatia và Hindi...
Xem thêm
Samuel Marshak - người kể chuyện cổ tích cho thiếu nhi
Samuel Marshak (1887-1964) là nhà thơ Nga, tác giả kinh điển của văn học thiếu nhi xô-viết (bao gồm thơ, truyện cổ tích, kịch).
Xem thêm
Dostoevsky – nhà văn của lương tri
Các nhân vật của đại văn hào Nga Dostoevsky bị chèn ép trong xã hội nhiều bất công nhưng vẫn giữ được phần “người” trong tâm khảm.
Xem thêm
Từ Booker đến Nobel: Một năm tuyệt vời của văn học châu Phi
Các giải thưởng văn học quốc tế quan trọng của năm nay đã thuộc về các nhà văn đến từ châu Phi và cộng đồng hải ngoại. Damon Galgut, Mohamed Mbougar Sarr, Abdulrazak Gurnah… đã chia sẻ những giải thưởng có ý nghĩa thế nào với họ.
Xem thêm
Chùm thơ Abdaliyeva Perisat Koshoevna
Nhà thơ Abdaliyeva Perisat Koshoevna – sinh ngày 15 tháng 3 tại làng Pogranhich (Kazybek), Quận At-Bashinsky, Cộng hòa Kyrgyzstan. Chị bắt đầu sự nghiệp sáng tác ở tuổi 13. Tốt nghiệp Khoa Vật lý và Toán học của Đại học Sư phạm dành cho nữ sinh Kyrgyzstan mang tên V.V. Mayakovsky. Từ năm 1993, chị dạy toán tại trường trung học N. Usenaliev. Sau gần 25 năm làm việc, chị nhận được bằng danh dự của Bộ Giáo dục và Khoa học và được trao tặng huy hiệu Giáo dục xuất sắc. Sau 25 năm cống hiến cho giáo dục, chị chuyển đến Bishkek - Trung tâm sáng tác nghệ thuật. Hiện chị là giảng viên chính tại Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học tổng hợp quốc gia Bishkek mang tên K.Karasaeva. Nghiên cứu sinh của Học viện giáo dục Kyrgyzstan. Đã xuất bản hai cuốn sách. Đoạt giải cuộc thi Nước sạch - nguồn sống. Thành viên của Hiệp hội Sáng tác Á-Âu, Luân Đôn. Thành viên của Hội nhà văn Bắc Mỹ. Thành viên của Hội sáng tác Nga.
Xem thêm
Vén màn bí mật Leonid Leonov, một đại thụ văn học Nga-Xô Viết
Cuộc đời nhà văn tưởng như đang thăng hoa bỗng tai họa ập đến. Vở kịch “Cơn bão tố” ban đầu được diễn ở một loạt nhà hát các tỉnh, nhưng sau ngày 8/9/1940 bị cấm diễn vì đã “bôi nhọ một cách hiểm ác hiện thực Xô Viết”. Leonov bị những lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô như A. Zdanov, A. Andreev, Malenkov triệu tập vào điện Kremly chửi rủa gay gắt. Chỉ ít ngày sau nhà văn bị bắt giam.
Xem thêm
Ai đưa Shakespeare trở thành một hiện tượng toàn cầu?
Trong thời đại của chúng ta, Shakespeare là một hiện tượng toàn cầu. Từ bác sĩ, giáo viên, công nhân hay sinh viên cũng đều có thể đọc các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, cách đây hàng trăm năm, chỉ tầng lớp tinh hoa giàu có mới có thể tiếp cận các ấn phẩm kịch của đại văn hào người Anh.
Xem thêm