TIN TỨC

Gặp người kể chuyện Bác Hồ bằng thơ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-18 16:34:43
mail facebook google pos stwis
823 lượt xem

ANH THƠ

"Viết về Bác là cảm xúc, suy tư không chỉ về lãnh tụ thiên tài mà còn về một con người, một đời người… Viết về Bác là viết về nhân dân, về dân tộc, về cách mạng, về thời cuộc, không chỉ là quá khứ mà cả hiện tại và tương lai…", nhà thơ Hồ Bá Thâm trải lòng.


Nhà thơ Hồ Bá Thâm và tập "Từ ấy mùa sen" - Ảnh: VGP/Anh Thơ

Chúng tôi đến thăm nhà thơ, tiến sĩ triết học Hồ Bá Thâm - (người "kể chuyện Bác Hồ bằng thơ" như một chương trình của đài VOH từng nói về ông) trong những ngày tháng 5 lịch sử, kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là một nhà nghiên cứu khoa học có nhiều năm gắn bó với việc nghiên cứu và giảng dạy triết học, mỹ học, tâm lý, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh; có gần 50 đầu sách lý luận triết học, chính trị xã hội, văn hóa, tâm lý, nhân lực nhưng tiến sĩ triết học quê xứ Nghệ vẫn luôn giữ niềm đam mê bất tận với thi ca.

Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng về văn chương như giải C tại Giải thưởng Sáng tác văn học nghệ thuật về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM với tập thơ trường ca "Nỗi niềm". Đặc biệt, ông cũng được trao tặng Bằng Kỷ lục gia Việt Nam, người sáng tác thơ có nhiều từ "nghiêng" nhất vào năm 2012 và được tôn vinh là trí thức Việt Nam năm 2015.

Trong 13 tập thơ của Hồ Bá Thâm thì đã có 9 tập với nhiều bài thơ về Bác ("Dưới ánh mặt trời", "Đi từ mùa xuân ấy", "Tập thơ Thơ và trường ca Nỗi niềm", "Khi mùa xuân đến", "Trường ca Đứng trước dòng sông", "Vầng trăng quê", "Từ ấy mùa sen", "Hát cùng Hà Nội", "Có một Trường Sơn như thế"). Trong tập "Dưới ánh mặt trời", có chùm thơ Nguồn sáng vĩnh hằng với khoảng 70 trang viết về Bác, tập "Hát cùng Hà Nội" có 60 trang viết về Bác.

Sau hơn 50 năm làm thơ về Bác Hồ in rải rác trong 9 tập thơ nói trên, năm 2021, ông in riêng một tập thơ với 49 bài viết về Bác Hồ mang tên "Từ ấy mùa sen" (TAMS).

Từ ấy mùa sen

TAMS gắn với hình ảnh chủ đạo, gần gũi đồng quê Việt Nam là bông sen. Có một số bài nổi bật, ấn tượng như "Ngày ấy mùa sen", "Sen mặt trời", "Câu ca ví dặm mùa sen" hay "Hồ Chí Minh bát ngát những mùa sen"… Ngoài ra, bài thơ "Mỗi bước con đi có cha bên cạnh" được nhà thơ Hồ Bá Thâm viết sau khi xem xong vở kịch "Cha con và Tổ quốc", ngày Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh chia tay cha đi về phương Nam để tìm đường cứu nước.

Ông cũng viết nhiều bài thơ về Bác ở miền Trung, khi Bác ở Sài Gòn và khi xa đất nước… Tập thơ còn nhắc nhớ về Đồng Tháp, nơi ở cụ thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay cả về sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ để thể hiện tình hữu nghị như Bác mong ước từ lâu…

Ông tâm sự, trước đây, các chùm thơ về Bác Hồ thường nói nhiều về sự nghiệp của Bác, tình cảm và sự hy sinh của Bác với dân, với đất nước, còn tập TAMS khắc sâu thêm hình ảnh Bác hy sinh tình cảm cá nhân, gia đình, lợi ích riêng vì nghĩa lớn của dân tộc. Tập TAMS viết nhiều về quan hệ Bác Hồ với người thân (với Mệ, Cha, anh em), gắn với tình yêu nước, yêu dân… Dù đã viết nhiều về Bác nhưng tập thơ TAMS vẫn có chỗ đứng riêng, giàu hình ảnh, âm nhạc điệu hơn, ít lặp lại trong các sáng tác trước đó.

"Tháng Năm này xin hứa cùng với Bác

Gian nan khởi nghiệp, lửa thử vàng

Bão giông sóng dữ, luôn vững lái

Nhớ Bác, chúng con đạp sóng bằng!

Tháng Năm này, chắc Bác nhớ mẹ cha

Xả thân sự nghiệp nặng sơn hà

Tất cả hòa vào hồn sông núi

Thiêng liêng phù hộ cháu con ta!

 Tháng Năm này, cháu về thăm nhà Bác

Tháp nén trầm thơm tỏ tấm lòng

Sen nở đưa hương hồn… trong gió

Sáng - vầng - nhật - nguyệt trái - tim -hồng!"


Nhà thơ Hồ Bá Thâm từng được trao tặng nhiều giải thưởng về văn chương - Ảnh: VGP/Anh Thơ

Cảm xúc, suy tư về lãnh tụ thiên tài - về một đời người…

Theo nhà thơ Hồ Bá Thâm, Bác Hồ là nhân vật rất điển hình, đặc biệt điển hình cho trữ tình thơ ca và nghệ thuật khai thác sáng tạo… Khi làm thơ về Bác, ông chú trọng đến nỗi niềm của Bác khi hoạt động cách mạng.

"Viết về Bác là cảm xúc, suy tư không chỉ về lãnh tụ thiên tài mà còn về một con người, một đời người… Viết về Bác là viết về nhân dân, về dân tộc, về cách mạng, về thời cuộc, không chỉ là quá khứ mà cả hiện tại và tương lai…", Hồ Bá Thâm nói và cho biết thêm, khi viết về Bác, ngoài mục đích hay, đúng và lôi cuốn, phải làm sao để không thể hiện sự ca ngợi một chiều mà còn phải có ý nghĩa thức tỉnh, học, làm theo gương Bác một cách sáng tạo.

Cái khó nhất khi làm thơ về Người, theo nhà thơ Hồ Bá Thâm, đó là phải hiểu được nội tâm, cảm xúc trăn trở của Bác. Viết về Bác Hồ hay về quê hương đất nước cũng chính là thể hiện sự suy tư về nhân tình thế thái, về thời cuộc, về số phận con người, số phận dân tộc và cả nhân loại cần lao trong biến cố lịch sử và không chỉ đã qua mà còn là trong tương lai bởi vì Hồ Chí Minh còn sống mãi với nhân dân dân tộc ta. Viết về Bác là để học, để làm theo Bác trong hoàn cảnh của mình và truyền cảm hứng khát vọng cho người khác.

Từ những mùa sen Đồng Tháp

Từ những mùa sen quê Bác

Cháu con yêu kính bên Người

Theo ánh sáng mặt trời nhân văn của Bác…

Lớn lên

Lớn lên…"

Nguồn: https://tphcm.chinhphu.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Di Li: Tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông nhân văn, tử tế
Tôi nghĩ rằng, là người văn minh thì phải chấp nhận sống chung với sự khác biệt, tuy nhiên, sự khác biệt đó nếu không tốt, muốn người ta thay đổi thì mình sẽ góp ý. Và cách góp ý của mình cũng khá hài hước nên người nghe không mấy khi khó chịu.
Xem thêm
Người tốt trại Vân Hồ
Nhà văn Trung Trung Đỉnh, Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn, 1998 – 2000) với tiểu thuyết Lạc rừng. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Nhớ nhà báo Phú Bằng
Đọc bác Phú Bằng từ lâu, khi tôi còn trực tiếp cầm súng ở Trung đoàn 174 Sư đoàn 5 thời chống Mỹ. Lúc ấy bác Phạm Phú Bằng là phóng viên báo QĐND được tăng cường cho báo Quân Giải phóng Miền Nam.
Xem thêm
Nhà văn - dịch giả Trần Như Luận với tác phẩm “Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh - Mỹ kinh điển, lừng danh”
Tháng Sáu 2022, trên Báo Thanh Niên rồi Tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà báo Hà Tùng Sơn và nhà phê bình văn học Vân Phi giới thiệu tác phẩm thứ 7 của nhà văn Trần Như Luận (TNL): tiểu thuyết Gương Mặt Loài Homo Sapiens. Trước đó, anh từng gây tiếng vang nhờ giá trị đáng kể của bộ tiểu thuyết Thầy Gotama và 8000 Đệ Tử dày tới 1.200 trang, trình làng năm 2014. Chúng tôi cũng biết tới cả trăm tác phẩm dịch của anh, cả thơ và truyện, xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ Quân đội, Non Nước, Sông Hương, v.v… Xuân Giáp Thìn 2024, nhà văn ra mắt một “dịch phẩm” hoàn toàn mới: Tuyển tập 12 truyện ngắn Anh – Mỹ kinh điển, lừng danh. Sách dày 320 trang, bìa bắt mắt. Sách được Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam thẩm định chất lượng và hỗ trợ kinh phí; NXB Hội Nhà văn cấp phép. Nhân một cuộc hẹn thú vị tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, trong một quán cà phê tao nhã, không bỏ lỡ cơ hội, tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm
Nhớ anh Mai Quốc Liên
Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nhà văn Trầm Hương: Sứ mạng nhà văn là đi tìm những ẩn số
Hàng chục năm nay, nhà văn Trầm Hương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) vẫn âm thầm theo dấu chân những anh hùng, người lính, mẹ liệt sĩ… để tìm nhân vật cho những trang sách của mình. Chị ghi dấu ấn đậm nét trong dòng văn học cách mạng hiện nay.
Xem thêm
Thương nhớ anh Duy
Tôi viết ra đây mấy lời tâm sự như thắp một nén nhang kính nhớ thương tiễn anh Duy về trời cùng đàn anh Lê Văn Thảo...
Xem thêm
Nhà văn Ann Patchett: Thời gian tuyệt vời nhất là ở trên máy chạy bộ và viết sách
Ann Patchett là nhà văn Mĩ, tác giả của 9 cuốn tiểu thuyết, 4 cuốn sách phi hư cấu và 2 cuốn sách dành cho trẻ em. Trong văn nghiệp, bà từng giành giải Orange cho Bel Canto, cũng như lọt vào danh sách chung khảo giải Pulitzer 2020 với cuốn Ngôi nhà của người Hà Lan. Gần đây bà đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết mới mang tên Tom Lake, và điều đặc biệt là nó được viết trên bàn đặt trên máy chạy bộ và lời khuyên về năng suất từ ​​Elizabeth Gilbert.
Xem thêm
Lê Minh Quốc và cuộc hành trình chữ nghĩa
Bài của nhà thơ Ngô Xuân Hội trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Thành Phong: Với chữ nghĩa, tôi như người đang yêu
Gọi Nguyễn Thành Phong là nhà thơ, nhà văn, biên kịch hay cái danh mà mang nhiều nghiệp nợ nhất là nhà báo, thì viết gì, dù là kiếm sống, anh cũng phải cố ở mức tốt nhất theo ý mình thì mới cho là được. Với chữ nghĩa, Nguyễn Thành Phong ví anh như người đang yêu, càng bị “ruồng rẫy”, càng thấy không thể bỏ cuộc.
Xem thêm
Vũ Cao - “Núi Đôi mãi mãi vẫn là Núi Đôi”
Nói đến nhà thơ Vũ Cao không thể không nói tới bài thơ Núi Đôi.
Xem thêm
Chính Hữu – Nhà thơ của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Với bài thơ Đồng chí (1948), nhà thơ Chính Hữu đã tạo một dấu ấn sâu sắc về vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem thêm
Mừng tuổi lúa | Ngô Xuân Hội
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Lê Văn Thảo – “Ông cá hô” làng văn
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi sợ chữ nghĩa của mình là vô ích”
5 năm sau Cố định một đám mây, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tái ngộ độc giả với tập truyện ngắn mang cái tên cô đọng và đầy sức gợi: Trôi. Dịp này, chị dành cho phóng viên một cuộc chia sẻ. Vẫn là Nguyễn Ngọc Tư với phong thái được nhiều độc giả yêu mến: chân thành, giản dị, khiêm cung và sâu lắng.
Xem thêm