TIN TỨC

Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-20 18:00:31
mail facebook google pos stwis
1302 lượt xem

VC.TPHCM: Nhà thơ Huệ Triệu, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Nhà văn nữ HNV TP.HCM, ủy viên Ban Nhà văn nữ HNV Việt Nam, là cây bút nữ không còn xa lạ với bạn đọc yêu thơ. Được biết, chị vừa vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Nhân sự kiện vui này, chúng tôi xin chúc mừng nhà thơ Huệ Triệu, đồng thời giới thiệu một trong số các bài viết về chị đã đăng trên báo Người Lao động.


BÙI VIỆT QUÝ
 

Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn: mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng

Đọc tập thơ mới xuất bản của Huệ Triệu, "Đoản khúc trao mùa", NXB Hội Nhà văn, 2018, những người yêu thơ chị đều thấy vui. Một tập thơ vẫn giữ được chất riêng của Huệ Triệu, lại có nhiều tìm tòi sáng tạo mới. Vẫn là Huệ Triệu dịu dàng, tinh tế như ba tập thơ trước, song "Đoản khúc trao mùa" cho thấy một Huệ Triệu mới mẻ, táo bạo và góc cạnh hơn. Vẫn đắm đuối si mê, vẫn tự tình đắng đót, nhận chân nỗi buồn, gom hết, nhận hết cho mình để sống và cảm nhận cùng những xúc cảm đó, với ngôn ngữ thơ mềm mại, nữ tính mà vẫn mạnh mẽ và sâu lắng…

Đó có thể là cảm giác mong manh, bởi ngọn cỏ trên tay là dịu dàng, cành hoa vô tư sắc màu, ánh trăng mát rượi miền huyễn ảo và tình yêu cũng diệu vợi:

Tình yêu trên tay em, em nâng/ Cuối cùng/ Chỉ còn lại một giọt nước mắt (Mong manh).

Gặp người, trắc trở nông sâu/ Xa người, tóc nửa bờ lau ngậm ngùi (Hững hờ một ánh mắt thôi).

Phải đi qua, từng trải, chiêm nghiệm nhiều mới có thể ngẫm ngợi những điều gũi gần mà không phải ai cũng nhận ra:

Nhạt miệng là sắp ốm/ Nhạt nắng trời sắp mưa/ Nhạt sóng thì biển lặng/ Nhạt hương côi cút mùa/ Chỉ ly cà phê đắng/ Nhạt đường lại đậm hương/ Chỉ một ngày anh vắng/ Đậm trong em nỗi buồn (Ngẫu cảm)

Người đàn bà làm thơ nói những điều rất thật: Một mình em ở giữa/ Giấu lòng đâu cũng thừa (Lúc này). Mùa hãy giữ cho em, mùa hãy giữ/ Chút giận hờn lỡ khuyết tự ngày xưa (Viết ở phố Nguyễn Du). Nhẹ như hơi thở mà sao nghe nhoi nhói, hay bởi ai cũng đã từng có, từng trải qua những man mác, hắt hiu khi nhớ lại một thời tuổi trẻ…

Chất tự sự vẫn bàng bạc xuyên suốt tập thơ, song đề tài đã rộng hơn, không gian thơ đã rộng hơn. Người thơ không chỉ nói về tình yêu lứa đôi, gia đình, bè bạn mà còn đi vào những góc khuất của cuộc sống, những đúc kết, cảm nhận từ cuộc đời. Chất mô phạm của một cô giáo nổi tiếng dạy văn ở ngôi trường nổi tiếng bậc nhất TP.HCM (Lê Hồng Phong) cũng làm cho ngôn ngữ thơ khúc chiết, bên cạnh cái nhìn tinh tế và tư duy thơ sắc sảo của một nhà thơ đắm mình vào cuộc sống.

Đó là sen được bóc tách, nâng niu: Ủ vào lòng giọt đắng/ Mở trắng trong ngọt ngào/ Khi hạt xanh biết khóc/ Mùa đã mùa xôn xao (Sen). Đó là màu tím của nhớ mong, ngóng đợi thường thấy trong thi ca nhạc họa nhưng sắc tím trong thơ Huệ Triệu ở lại lâu hơn bởi câu thơ níu kéo:

Ngày qua rồi ngày lại/ Màu tím nhạt đi rồi/ Cuống hoa giờ đã rụi/ Thương em, màu không rơi (Hoa súng)

Huệ Triệu cho người đọc những bất ngờ thú vị từ những ngẫm ngợi thật chín trong tư duy và bật ra những tứ thơ đẹp. "Đoản khúc giao mùa", như tên gọi, là những khúc ngắn, những đoạn thơ thoạt nghe nhẹ nhàng song sức gợi và sức tỏa khá đầy đặn. Ngôn ngữ thơ và hình ảnh đã có những khác biệt so với những tập thơ trước, những tìm tòi, làm mới thơ đã được bày biện. Bên cạnh một màu bảng lảng Khói sương lấm áo nâu sồng/ Tiếng chuông đi ngược gió sông gọi đò (Chùa quê) với lục bát cổ điển, đã có chùm ba gieo vần bằng thú vị: Đang bề bộn chữ lạc trôi mất vần/ Lặng nghe đáy nghĩa mơ hồ tiếng ngân/ Phải tình cả gió. Cho mình phân thân (Nhịp ba).

Huệ Triệu cũng đã tự sự về nghề chữ nghĩa nhọc nhằn, với những cày xới, mải miết gieo, cười nụ cười phẳng phiu mà ai hay trượt ngã. Người làm thơ/ Gặt mùa mình trên từng khuôn ruộng chữ (Gặt mùa trên ruộng chữ). Đó là lao tâm khổ tứ từ hoài thai đến sinh thành, từ gieo đến gặt, đều trong dáng vẻ cô đơn của người sáng tạo, nhưng đó là sự lựa chọn của người cầm bút và cả hạnh phúc khi gặt về những vàng tươi.

Thơ không thể đứng bên lề cuộc sống. Nhà thơ thấy rõ những thói đời, thấu hiểu lẽ đời, những khóc cười, thực giả phô phang…, để thốt lên cay đắng: Có đôi khi ta chợt thấy mình thảm hại/ Khi lặng nhìn bao sự thảm hại khác ở trên đời (Đôi khi). Nhưng với trái tim của người thơ, sự bao dung vẫn là chủ đạo. Hiểu đời và thấu đời để thương yêu đời hơn, nhân hậu với nhau hơn để sống: Được thua cái lẽ ở đời/ Được mà chua xót cho người là thua… Cái ngỡ được lại thua đau/ Cái này tưởng mất ngày sau lại còn (Được thua)…

Từ sự thấu cảm đó, những câu thơ của Huệ Triệu giữ người đọc ở lại lâu hơn với "Đoản khúc trao mùa".

Nguồn: Người Lao động.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.
Xem thêm
Hành trình trở về trong chùm thơ Phạm Thanh Bình
Những ngày cuối năm, khi mùi Tết đã phảng phất đâu đó, tôi bỗng nhận được chùm lục bát của nhà thơ Phạm Thanh Bình ở thành phố Hồ Chí Minh gửi tặng. Thật lạ, giữa thành phố ồn ào náo nhiệt vậy mà từng câu thơ lục bát vẫn trong trẻo chân quê. Bao hình ảnh về cảnh quê, Tết quê dường như cứ thao thiết chảy trong dòng cảm xúc thương nhớ của nhà thơ. Tôi cũng là người xa xứ cùng thế hệ với tác giả nên đọc thơ mà cảm thấy lòng mình cứ nao nao nỗi nhớ cố hương.
Xem thêm
Nguyễn Bình Phương, nhà thơ chơi chữ họa lên tương phản thực hư của hiện thực huyền ảo
Thơ Nguyễn Bình Phương không dễ đọc. Sáng tác của ông không hướng tới công chúng xã hội mặc định thường giới, mà cho một tầng tinh anh chỉ định, dù thơ ông chính là trữ tình tự sự, câu nào cũng dựng hình ảnh biểu tượng.
Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
“Tiếng sấm Đồng Khởi” Bến Tre (1960) âm vang dai dẳng dồn dập nhiều năm khiến chế độ cộng hòa đương thời còn chịu sự tác động ngoại lai phải kinh hoàng lo sợ, tiếp tục bắt lính khắp nơi để tăng quân, không chừa cả sinh viên, giáo viên ở các trường học. Năm 1963, bị gọi đi trình diện học sĩ trù bị, tôi âm thầm trốn học trò và hiệu trưởng, rời bỏ Trường Trung học Long Mỹ - Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) - một huyện lỵ xa, lánh về Cần Thơ xin dạy Việt văn tại Trung học Tư thục Thủ Khoa Huân tại đường Thủ Khoa Huân (Cần Thơ) của ông Trần Đình Thân. Tình cờ, không, phải nói là may mắn, tôi được gặp một bài văn của Trang Thế Hy mà không rõ vì lý do nào, soạn giả lại không ghi xuất xứ. Đoạn văn được nhà văn, nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà (1) biên soạn, đưa vào quyển Giảng văn lớp Đệ Lục (nay là lớp 7) do nhà xuất bản Sống Mới ấn hành năm 1962. Nhan đề bài giảng văn là “Con người quả cảm”.
Xem thêm
“Bình yên từ phía quê nhà” của Nguyễn Văn Hòa
Cầm cuốn tản văn nho nhỏ trên tay: “Bình yên từ phía quê nhà”, giữa chốn nhộn nhịp của đất Sài Gòn, mà trong lòng tôi cảm thấy có một điều gì đó rất đỗi là chân quê, rất đỗi là an yên trong tâm hồn của một con người, khi bản thân chúng ta luôn quay cuồng với những tất bất hơn thua, cố gắng, lăn lộn ngoài đời sống, để đi tìm những giá trị vật chất hay tinh thần nhằm thỏa mãn những ham muốn khát vọng ở đời thường, thì khi đọc bình yên từ phía quê nhà, chúng ta dường như, hoặc đã có trong tay liều thuốc cho sự tự chữa lành, cho việc quân bình, cân bằng lại trong cuộc sống.
Xem thêm
Có một buổi chiều như thế!
Đọc bài thơ “Thơ viết chiều cuối năm” của tác giả Ngô Minh Oanh
Xem thêm
Nhà thơ Quang Chuyền - nhìn trời thấy hiện dòng sông
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 157, ngày 2/1/2025
Xem thêm
Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng
Bài viết của Khuất Bình Nguyên về thơ Mai Quỳnh Nam đăng trên báo Văn nghệ.
Xem thêm
‘Mùa xuân’ trong thơ Trần Ngọc Phượng
Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
“Hoa cho tình yêu” kết quả “ngọt lành”
Về tiểu thuyết “Hoa cho tình yêu” của Nhà văn Hoàng Phương Nhâm, tác phẩm được trao giải thưởng của TPHCM...
Xem thêm
Những ngón tay mải miết lần tìm mạch sống
Cảm tập thơ “Năm ngón chưa đặt tên” của nhà thơ Đinh Nho Tuấn
Xem thêm
Tôn thờ mảnh hồn quê thô mộc mà thiêng liêng trong Vẽ nhớ”
Thanh thoát, nhẹ nhàng, trầm tư, ưu nhã nhưng nhiều nỗi bồn chồn: Nỗi bồn chồn mang tên Thanh Hoàng. Tâm sự lòng riêng của một hồn thơ chọn vị trí kẻ làm con để tạo tác cái đẹp nén đau
Xem thêm
Anh Đức: Nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu của nền văn nghệ cách mạng miền Nam
Tham luận của PGS-TS Võ Văn Nhơn đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Anh Đức, cuộc sống và quan niệm sáng tác
Bài viết của nhà phê bình Bùi Công Thuấn
Xem thêm
“Minh Châu tỏa sáng” với nhiều góc nhìn
Bài của nhà văn Lê Thanh Huệ về truyện ngắn “Minh Châu tỏa sáng” của Nguyễn Trường
Xem thêm