TIN TỨC

Nguyễn Văn Hòa cần mẫn rút ruột nhả tơ trên cánh đồng chữ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-19 16:34:10
mail facebook google pos stwis
3159 lượt xem

Nhà thơ HOÀNG XUÂN HỌA


Nhà văn Nguyễn Văn Hòa

Khi xuất bản tập tiểu luận đầu tiên của Nguyễn Văn Hòa. Tập: Tình Thơ Bạn Thơ, NXB Hội Nhà văn, năm 2020; Hai vợ chồng nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên đã nhận xét về Nguyễn Văn Hòa như sau: “Nhà văn, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hòa (Hòa Phú Yên) về những đóng góp tự nguyện không vụ lợi, say mê, kiên trì, liên tục và tài năng trong công việc biên tập đọc và chọn, thẩm định phê bình tác phẩm và tác giả tham gia dự án sách Thơ Bạn Thơ/ Văn Bạn Văn do VANDANBNN (Văn Đàn Nguyễn Nguyên Bảy) chủ trương. Mười năm, từ 2011 - 2020, với 20 đầu sách khổ 20x20, mỗi tập dày 300 trang gồm: 10 tập Thơ Bạn Thơ, 2 tập Văn Bạn Văn, 4 tập Chém Gió Muôn Màu, 3 tập Vườn Năm Nhà, 01 tập Tình Thơ Bạn Thơ đã được xuất bản là bằng chứng về sức làm việc, lực yêu văn chương của Hòa Phú Yên, trong cuộc chơi văn chương sang trọng, tâm hồn (ấy) xứng đáng được tôn trọng và ngưỡng mộ...”; “Linh cảm mách bảo tôi, em là con chim lạ...”.

Còn tôi, mỗi khi được Nguyễn Văn Hòa tặng sách, đọc xong những bài tiểu luận - phê bình của anh, tôi muốn viết đôi điều về anh, nhưng những lời “có cánh” trên của vợ chồng anh Bảy chị Liên khiến tôi rụt rè, e ngại. Phần nữa còn nhiều thứ cuốn hút do ham chơi nên hôm nay mới dám mạo muội gõ bàn phím, sau khi đọc tập Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên: Cặp vợ chồng thi sĩ đặc biệt (NXB Hội Nhà văn, quý 1, 2023).

Trong tay tôi đang có 4 tác phẩm tiểu luận - phê bình đã xuất bản. Gần đây, Nguyễn Văn Hòa in thêm cuốn tản văn Bình yên từ phía quê nhà, cuốn nào cũng chứa nhiều dung lượng văn chương đáng đọc cả. Không những anh viết về các gương mặt thơ, văn nổi tiếng mà anh còn viết cả những tác giả văn chương ở ẩn đâu đó trên đất nước ta bằng sự trân trọng mà những câu văn, chùm thơ, bài thơ, hay một khổ thơ, câu thơ tài hoa của họ rung lắc tâm hồn mình như khi anh bình bài “Chân Hương” của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy:

 “Thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thơ đa nghĩa, mang tính biểu tượng, ẩn chứa những vấn đề mang tính nhân sinh, nhân bản, chạm đến chiều sâu văn hóa. Và trong số hàng nghìn bài thơ của ông mà tôi đã đọc, nếu chọn bài thơ hay thì có nhiều. Nhưng giả sử chọn một trong nhưng bài thơ hay nhất của ông, theo cá nhân tôi, bài "Chân hương" sẽ là 1 trong những ưu tiên hàng đầu:

- Cháy rồi, cháy hết phần thơm
Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi
Rồi màu phẩm nhuộm phai đi
Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương
”.

 “Đọc ngẫm. Đọc và ngẫm... tôi đọc đi đọc lại nhiều lần bài Chân Hương (...). Càng đọc càng thấy hay và thầm cảm phục tài dùng chữ của ông...” (Về bài thơ “Chân Hương” của Nguyễn Nguyên Bảy, trang 60, sách Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên: Cặp vợ chồng thi sĩ đặc biệt ). Và ở một lời bình khác: “Ngôn ngữ thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thứ ngôn ngữ có ma lực. Bởi nhiều từ ngữ ông dùng với những giá trị và ngữ nghĩa riêng:

 - Trăng như da ngực thanh tân

Hỏi trăng, trăng đã một lần ai hôn...

 - Cỏ lau cười lắt lay đầu

Sông lăn tăn sóng thoa bầu vú trăng...”

(Trang 40, sách Tình Thơ Bạn Thơ).

***

Với Lý Phương Liên, Nguyễn Văn Hòa rất tâm đắc với bài “Nghĩ về Thúy Kiều”. Hầu như tất cả những bài viết về thơ Lý Phương Liên anh đều ít nhiều nhắc tới “Nghĩ về Thúy Kiều”. Vì đó là bài thơ gây nên tai nạn nghề nghiệp cho vợ chồng Lý Phương Liên - Nguyễn Nguyên Bảy.

Nguyễn Văn Hòa là những thế hệ sinh sau 1975, một thế hệ được hưởng nhiều cởi mở trong đời sống sáng tác văn học - nghệ thuật nên anh thấy xót xa thay cho những bậc cha chú bị hạn chế không gian sáng tác, không được tự do tung bay suy nghĩ, bay bổng tư duy sáng tạo. Khi Lý Phương Liên vừa “bay bổng”:

- “Hai trăm năm và chảy dài vô hạn
Thuý Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài
Trái đất chúng mình cho đến hôm nay
Vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi
Thời gian còn nửa ngày là đêm tối
Còn đồng tiền đổi trắng thay đen
Còn sắc tài bạc mệnh với hờn ghen
Còn những Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến...

Thì bị Stop !

“... Năm 1970 mà chị đã có dự cảm như vậy thì đáng khâm phục quá. Chỉ có điều đang tiếc rằng, bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử mà nó khó có thể sống bởi yêu cầu nghiệt ngã của thời đại, với những dàng buộc về mặt tư tưởng, đường lối văn hóa nghệ thuật của Đảng. Ở thời kỳ này, văn học phải có nhiệm vụ cổ vũ, động viên, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng...”. “Nhưng cũng chính từ bài thơ “Trò chuyện với Thúy Kiều” mà nhà thơ và gia đình đã vướng vào bao hệ lụy. Để rồi nữ sĩ tài hoa Lý Phương Liên “đi không ai biết về không ai hay” suốt 40 qua...”. Cũng như chuyên mục “Đời sống văn hóa” báo Công An Nhân Dân Online, Thứ ba, 20/11/2012, nhà báo Quỳnh Nga cũng viết: “Như một ngôi sao băng, Lý Phương Liên từng vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt rồi phút chốc mất hút. 40 năm mang nặng lời nguyền vĩnh biệt thơ. 40 năm xa Hà Nội, ẩn dật giữa TP. HCM, mặc cho bao ngơ ngác, tìm kiếm vô vọng của không ít người hâm mộ. 40 năm "để tang" thơ, bà trở lại, lặng lẽ "tháo khăn tang", rũ bỏ lời nguyền, cất lên vần "Ca bình minh" quen thuộc thuở nào”.

***

Về hai nhà thơ nữ khác: Nguyễn Thị Hồng Ngát và Đàm Thị Lam Luyến, Nguyễn Văn Hòa với những lời bình nhiều cảm xúc, nhiều năng lượng do anh cảm nhận sâu sắc được từ thơ của họ. Chỉ hơi tiếc là anh chưa chạm đến bài “Nguyệt Cô Hoá Cáo” của Nguyễn Thị Hồng Ngát thì phí hoài quá. Đoàn Thị Lam Luyến thì anh không bình bài “Châm Khói” cũng là một phí hoài khác!

Nguyệt Cô Hoá Cáo” là lời tuyên chiến với thói ích kỉ, thói xơ cứng tâm hồn, thói chết “lâm sàng” của của đám dàn ông ích kỉ; đám người chuyên gây khổ đau cho phụ nữ. Tình cảm yêu thương của mỗi người trong gia đình chính là nền tảng để chúng ta sinh tồn và phát triển. Do đó, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần sống chí tình chí nghĩa, thủy chung trước sau như một và luôn mở lòng vị tha và loại bỏ tính ích kỉ ra khỏi lối sống tầm thường. Tính ích kỉ chỉ cho thấy sự vô cảm và thờ ơ của những người chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến quyền lợi và nỗi đau của người khác làm cho Nguyệt Cô phải đau đớn, phải vùng lên tuyên chiến với thói đời đen bạc, nhỏ nhen:

-“Thôi đừng khóc nữa Nguyệt Cô!
Tìm đâu thấy ngọc bây giờ mà mong
Giá em đừng sống hết lòng
Giá đừng yêu, chả mơ mòng làm chi
Giá đừng khao khát mỗi khi
Trăng lên soi bóng rừng khuya sum vầy
Thì đâu ngọc mất trắng tay
Thì đâu đến nỗi đắng cay một mình
Trở về kiếp cáo buồn tênh
Tiếng kêu vọng khắp rừng xanh đến giờ
Giật mình vì chuyện người xưa
Tiếng kêu như tỉnh như mơ giữa đời
Ước ao được sống kiếp người
Người lừa em - đắng một đời giao hoan
Xé lòng nghe tiếng em than
Tiếng kêu nhân thế vẫn vang vọng về….”

Tôi tin, “Nguyệt Cô Hoá Cáo” của Hồng Ngát sẽ sống mãi với thời gian hơn là những gì chỉ là thời sự, là mì ăn liền...

Châm Khói” của Đoàn Thị Lam Luyến cũng là bài thơ về thân phận với nhiều day dứt, giằn giỗi trước sự đời đen bạc:

-“Ngoài bốn chục chưa khỏi điều non nớt
Cả tin nghe, cả tin nói, cả tin cười
Que diêm mảnh chực châm bờ rạ ướt
Khói lửa nào đắng đót trái tim côi
.”.

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trăng Lạnh” và một trái tim ấm áp
“Trăng lạnh”, tập thơ mới nhất của nhà thơ Trần Thế Tuyển đến với tôi như một một món quà tặng của người anh “đồng đội”, như một sự chia sẻ cảm xúc của người yêu văn thơ, để cùng ngân nga lọc tìm những câu thơ đẹp, để có những khoảnh khắc lắng đọng chiêm nghiệm nhân gian thế sự, để càng trân quý hơn cuộc sống, tình yêu và sự thanh bình…
Xem thêm
“Những nẻo đường sáng tạo thơ ở một số thi sĩ Việt Nam nổi tiếng thời hiện đại”
Nhà phê bình văn học là người có tâm hồn giao cảm mãnh liệt với từng lời văn, con chữ và những giai điệu du dương của thơ ca. Họ đã có những cảm nghiệm sâu sắc giữa thơ văn và đời mình. Với họ, mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một tư tưởng cần được khám phá mà còn là một thế giới sống động, nơi những dòng chữ biết thủ thỉ cùng tâm hồn.
Xem thêm
Bùi Việt Mỹ - Nhà thơ của bức họa ngoại thành thủ đô
Tôi nhớ đầu năm 1991, Bùi Việt Mỹ về làm Chánh văn phòng Hội Văn Nghệ Hà Nội. Lúc ấy nhà thơ Vũ Quần Phương làm Chủ tịch Hội. Sau đó, nhà thơ Vũ Quần Phương chuyển sang làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, nhà văn Tô Hoài trở về làm Chủ tịch Hội, cho đến năm 1996, khi nhà thơ Bằng Việt đang công tác ở Ủy ban Thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Văn nghệ Hà Nội có 9 hội chuyên ngành tới hiện giờ.
Xem thêm
Đi tìm đôi mắt theo suốt đời người
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Nguồn: Văn nghệ Công an số thứ Năm, ngày 17/10/2024
Xem thêm
Một cây bút nhạy bén, giàu tình
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng với “Ký họa thơ” và “Trăm khúc hát một chữ duyên”
Phát biểu chia sẻ tại buổi ra mắt 2 tập sách Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
“Nắng dậy thì” Rọi lòng sâu thẳm
Nắng dậy thì là tập thơ thứ 4 trên hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh. Ở tập thơ này, Nguyễn Ngọc Hạnh thể hiện nỗi buồn thẳm sâu của một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết yêu thương và đầy niềm trắc ẩn, như nhà thơ tâm sự: “Cho đến tập thơ này, nỗi buồn vẫn là nguồn mạch thơ tôi” (Thay lời mở). Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh biểu hiện nỗi buồn gắn với một vùng quê cụ thể, với tình thân, bạn bè, người yêu, với dòng sông, bến nước, con đò, chợ quê hay cánh đồng làng. Những kỷ niệm thân thương và đau thương cứ “cằn cựa” trong tâm hồn người thơ để có những vần thơ độc đáo, đồng vọng trong lòng người đọc.
Xem thêm