TIN TỨC

Mặt trời mọc sớm – Tùy bút Nguyễn Thanh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-04-17 23:18:34
mail facebook google pos stwis
1256 lượt xem

Như một chân lý, trời lại sáng sau cơn mưa. Đã qua mùa dịch bệnh phức tạp, với những buổi học trực tuyến ngoài mong muốn, thầy trò chúng tôi bắt đầu hồ hởi gặp lại nhau tận mặt nơi phòng lớp nhà trường. Niềm vui hạnh phúc ấm nồng giữa người gieo và nhận chữ chan hòa tỏa rộng khắp không gian thánh thiện của học đường.

Ngay từ tuần lễ đầu tiên sau mấy ngày nghỉ Tết, được gọi điện hẹn trước thời điểm, sáng sớm thứ hai đầu tuần, tôi vui mừng đón tiếp đại diện khoa Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ. Trong nắng xuân ấm áp lung linh tràn ngập con đường mang tên người nữ anh hùng trẻ tuổi đất đỏ miền Đông, chiếc ô tô màu tím thủy chung chầm chậm dừng lại trước cơ quan. Tôi và vài cán bộ vui mừng ra tận cửa văn phòng đón tiếp các nhà giáo đồng nghiệp “văn kỳ thinh, bất kiến kỳ hình” vốn đã nghe tiếng từ lâu nhưng hôm nay mới có dịp gặp mặt con người bằng xương bằng thịt!

Vì có hẹn trước, tôi rời lớp học ra đón khách. Vừa bước xuống xe, Tiến sĩ Nguyễn Duy Khang cùng phu nhân Tiến sĩ Phan Thị Tuyết Vân là những giảng viên trẻ tuổi ưu tú đang giảng dạy tại Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ. Với nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt vui vẻ như đã thân thiện từ lâu, các bạn niềm nở mở lời trước chào tôi. Do tình huống đặc biệt, chúng tôi không bắt tay nhau nhưng những ánh mắt lãng mạn ngập tràn niềm vui đã sớm đưa chúng tôi đến gần nhau trong buổi sơ ngộ đầu tiên. Nhìn vào phòng học và dù tôi có kéo ghế mời các bạn ngồi nhưng vì thấy tôi đang bận đứng lớp, nhị vị cặp đôi uyên ương Tiến sĩ Vân-Khang vẫn chưa kịp ngồi.

Tiến sĩ Phan Thị Tuyết Vân và đồng nghiệp cùng khoa – giảng viên Lưu Bích Ngọc đã liên tục trực tiếp hướng dẫn Đoàn Sinh viên Ngoại ngữ Thực tập Biên dịch tiếng Anh tại trường tôi trong các mùa hè hơn thập niên qua. Theo thông lệ, mỗi năm đoàn sinh viên năm áp chót của chương trình Cử nhân Văn hòa và ngôn ngữ Anh của Đại học Cần Thơ cứ đến tháng ba, các em đã lục tục đến trường tôi đăng ký dần trước để đợi đến khỏang giữa tháng năm là bắt đầu thực tập cho đến cối tháng sáu. Do tình hình dịch bênh, năm học 2020-2021, sinh viên phải khởi sự thực tập từ giữa tháng bảy đến cuối tháng tám. Và tôi cũng buộc phải hướng dân các em theo hình thức trực tuyến (online) đề thầy trò và phụ huynh ở nhà được yên tâm. Nhìn chung, trong các năm học qua, khi thực tập tại Trung tâm Ngoại ngữ Đăng Khoa, hầu hết các em sinh viên đều làm việc với thái độ rất nghiêm túc và tinh thần học tập thật tích cực rất đáng tuyên dương và tưởng thưởng. Qua mỗi đợt thực tập, chúng tôi đều có liên hệ tin tức, báo cáo ngay từ buổi tập trung đầu tiên cho tới buổi liên hoan tổng kết thân mật để cho các bạn sinh viên vui vẻ mang kết quả học tập của mình về trường Đại học.

Điều rất đáng trân trọng và ghi nhớ mãi là hôm ấy dù trong một thời gian ít ỏi của mùa dịch bệnh phức tạp còn làm phiền mọi người, các bạn giảng viên đại diện khoa đã tặng lưu niệm cho tôi nhiều món quà quý giá vô cùng ý nghĩa. Ngoài một bộ đồ trà (tea-set) đựng lịch sự trong hộp kín còn thêm 3 quyển sách quý liên quan tới nghề dạy học cao quý mà tôi và các bạn đang thủy chung gắn bó. Đó là các tác phẩm hình thành từ trí tuệ, lòng yêu nghề và tinh thần say mê cầm bút sáng tác của nhị vị uyên ương Tiến sĩ Duy Khang bạn – Tuyết Vân. Của tặng đã ý nghĩa mà cách tặng của các bạn càng thể hiện nhân cách cao đẹp đích thực của nhà sư phạm chân chính. Chỉ mươi phút ngắn ngủi đối diện lần đầu tiên với nhau đã khiến tôi cảm thấy vui trong lòng, nhớ lại tư tưởng đẹp của người xưa: Ai mở cửa một trường học là đóng cửa một nhà tù (Who opens a school, closes a prison/ Qui ouvre une école, ferme une prison) và Tương lai thuộc về học trò (Future belongs to the students /L’Avenir appartient aux écoliers).

Ba tác phẩm liên quan sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục mà tôi coi như món quà tinh thần quý giá các bạn tặng tôi là;

1. Top Useful Activities for Language Teaching from the Classroom Practices (Authors: Nguyen Duy Khang Ed and Phan Thi Tuyet Van – Vietnam National University press- Hanoi, 2021).

2. Ứng dụng Công nghệ Thông tin vào Giảng dạy (Nguyen Duy Khang và Phan Thi Tuyet Van – NXB Đại học Cần Thơ, 2021).

3. Chuẩn bị cho Tương lai – Trải nghiệm Du học và Nghiên cứu (Nguyen Duy Khang và Phan Thi Tuyet Van – NXB Dân Trí, 2021).

Ba tác phẩm quý báu mang tính sư phạm đã cho tôi cái nhìn khái quát về Quyển thứ nhất “Top Useful Activities for Language Teaching” soạn toàn bằng tiếng Anh như một thông điệp tặng cho người đọc nhất là giáo viên Anh ngữ thấy thêm kinh nghiệm trong nghiệp vụ dạy Ngoại ngữ – tiếng Anh – từ những bài Thực tập cho sinh viên tại lớp học. Trong tác phẩm thứ hai “Ứng dụng Công nghệ Thông tin vào Giảng dạy”, hai tác giả Khang -Vân đã hông ngại thành thật mách đúng cho đồng nghiệp và người đọc một thứ công cụ rất cần thiết cho bất cứ ai, làm nghề gì nhất là công nhân viên chức làm việc văn phòng, cụ thể là giáo viên. Đó là công nghệ thông tin, một phương tiện vô cùng cần thiết, cực kỳ quan trọng không biết không được trong môi trường khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện nay. Nó giống như nước như xăng hay gạo, bánh mì đối với con người trong không gian sinh hoạt thường nhật. Nhất là sống giữa thời đại kỹ thuật số và kỹ nguyên công nghệ ngày một hiện đại hôm nay.

Tên quyển sách thứ ba “Chuẩn bị cho Tương lai – Trải nghiệm Du học và Nghiên cứu” của đôi uên ương tác giả Khang-Vân trước hết chỉ xem qua cái tựa đề ngòai bìa một thôi như cũng đã gợi được cho mọi người cái tâm huyết của người viết sách, Đó chính là ước mơ muốn cho thế thệ trẻ có cái nhìn trước về tương lai để biết chuẩn bị sẵn trong hiện tại những hành trang lên đường du học, ngày một vượt xa và bay cao thêm trên con đường trau giồi kiến thức cả đến việc gặp cơ hội được du học ra nước ngoài! Cao quý thay tấm lòng kỳ vọng trong sáng và tâm huyết ấm nồng đáng trân trọng của những nhà giáo chân chính biết quan tâm đến thế hệ ngày mai.

Sau hơn hai năm tù túng nặng nề trong không gian mùa dịch bệnh, thầy trò xa cách phải cam chịu gặp nhau trong giờ học qua những con chữ li ti và chiếc màn hình bé nhỏ, tôi có cảm giác buổi sáng hôm ấy mặt trời lại mọc sớm. Con đường nhỏ bé nhưng mang tên nữ anh hùng trẻ tuổi đất đỏ miền đông Võ Thị Sáu như rực sáng lên với ánh dương hồng. Trong giây phút ngắn ngủi mới lần đầu sơ ngộ, tôi bất chợt cảm thấy hạnh phúc thêm với hai Tiến sĩ Duy Khang – Tuyết Vân, những nhà mô phạm đích thực cùng với ước mơ trong sáng – những người cầm phấn đứng lớp ngày ngày âm thầm cặm cụi chung thủy một lòng chăm lo cho thế hệ ngày mai.

Tháng Tư Lịch sử, 2022

N.T

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vu vơ ngày cuối tháng Ba – tản văn của Võ Thị Như Mai
Cuộc đời tôi, dẫu có những ngày lặng lẽ bước qua những con đường cũ, vẫn là một khu vườn đầy ắp màu sắc - có cả xanh tươi của hy vọng, cả vàng úa của hoài niệm, nhưng quan trọng nhất, vẫn còn đó những chồi non kiên trì vươn lên sau mỗi lần đổi thay.
Xem thêm
Hélène – con gái ông Tây Việt Minh
Bài của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Cô bé và đóa hoa hồng – Tạp bút của Võ Đào Phương Trâm
Chiếc xe đạp lộc cộc băng qua con đường đông đúc, lách qua những làn xe liên tục của Sài Gòn, cái dáng mỏng manh, độ chừng mười hai tuổi, bé nhỏ liêu xiêu trên chiếc xe đạp cà tàng, nghe cót két, hình như chiếc xe bị hư gì đó nên thấy nó đạp một cách cực nhọc hơn bình thường.
Xem thêm
Thành phố của lòng nhân ái - Ký của Nguyên Hùng
Ký dự thi “Thành phố tôi yêu, thành phố nghĩa tình” của Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Về Tiên Động nhớ Ngư Phong – Nguyễn Quang Bích
Ngư Phong là tên hiệu của thủ lĩnh miền Thao - Đà trong thời Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Ông tên thật là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890). Đương thời ông được nhân dân miền Tây Bắc xưng tụng là “phật sống” và hết lòng yêu quý, ngưỡng mộ.
Xem thêm
Lỗi tại Sài Gòn…
Tản văn của La Mai Thi Gia
Xem thêm
Phù Điêu tại đền thờ liệt sĩ Phú Yên
Phù điêu là dạng di sản văn hoá của nhân loại. Đó là hình thức nghệ thuật khắc (chạm) nổi mô tả không gian rộng lớn của một sự kiện lịch sử hoặc chuỗi sự kiện lịch sử. Từ xa xưa, trên thế giới đã xuất hiện những phù điêu nổi tiếng như: La Sơn đại phật (Trung Quốc), Tag- Bostan (I Ran), Tôronat - Sanchi (Ấn Độ), Ăng kor Wat (CPC)… Ở nước ta, nhiều nơi đã có phù điêu gắn với sự kiện lịch sử nổi bật với hình thức thể hiện đa dạng, hoành tráng. Có thể kể tên vài địa danh như phù điêu về “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); Phù điêu ở Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên); Phù điêu ở Bảo tàng Quân khu 4; ở Quảng Ninh, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) …
Xem thêm
Đi tìm hiểu vì sao nước uống Fujiwa lại có lợi cho sức khỏe?
Bài viết giải thích công dụng của nước ion kiềm Fujiwa dựa trên cơ sở khoa học
Xem thêm
Một gia đình phi công
Bài viết của Đại tá nhà văn Nguyễn Minh Ngọc
Xem thêm
Đoàn nhà văn TP. HCM tham quan Nhà máy nước Fujiwa Củ Chi
Bài viết về người phụ nữ năng động năng động, sáng tạo và không ngừng vươn lên
Xem thêm
Sức mạnh hoà bình
Khi chiếc F5-E tách khỏi đội hình/ Dưới cánh bay vẫn đường băng của địch
Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm